Chuyên gia Trung Quốc: SARS-CoV-2 tồn tại “thường trực” với loài người
Với tốc độ lây lan như hiện nay, chuyên gia Trung Quốc khẳng định, SARS-CoV-2 đã trở thành loại virus tồn tại “thường trực” bên con người và để mở cửa lại thế giới cần phải có vaccine.
Phát biểu tại một hội nghị về dịch vụ y tế mới đây, ông Trương Văn Hồng, chuyên gia nổi tiếng về bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc đánh giá, hiện nay, số người bệnh Covid-19 trên thế giới đã vượt 30 triệu.
Ông Trương Văn Hồng. Ảnh: Trung tâm Y tế Quốc tế Học viện Hoa Sơn.
Những ngày qua, ông và chuyên gia dịch tễ học các nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu thảo luận, cho rằng với tình trạng lây lan như hiện nay, SARS-CoV-2 đã trở thành loại virus tồn tại “thường trực”.
Theo chuyên gia này, giống như virus cúm mùa hay sởi…, SARS-CoV-2 cũng tồn tại thường trực, nhưng loại virus này lại có đặc tính riêng. Ông cho rằng, đây là loại virus rất khó chịu đối với con người. Với quốc gia có tài nguyên y tế phong phú như Mỹ, tỷ lệ tử vong duy trì ở mức khoảng 3%, trong khi đối với quốc gia có tài nguyên y tế không mấy dồi dào như Mexico, tỷ lệ này lên tới 10,65%.
Video đang HOT
Ông cho biết, virus có tỷ lệ tử vong cao thường không thể lan rộng trong thế giới loài người thời gian dài, ví dụ SARS với tỷ lệ tử vong là 10% đã biến mất rất nhanh. Tỷ lệ này ở MERS còn cao hơn và Ebola còn cao nữa, nhưng các loại virus này hoặc là không thể ra khỏi châu Phi hoặc không thoát khỏi Trung Đông, còn khi đã thoát ra được thì sẽ bị tiêu diệt. Nhưng SARS-CoV-2 hết sức đặc biệt.
Loại virus này dường như được giới tự nhiên “thiết kế riêng” cho loài người và con người phải đối phó với sự tồn tại của nó bằng thái độ khoa học và phương thức văn minh.
Cũng theo ông Trương Văn Hồng, nhiều đại dịch do bệnh truyền nhiễm gây ra phải đợi sự chấm dứt tự nhiên hoặc sử dụng vaccine. Ví dụ, đại dịch năm 2009 gây ra bởi virus H1N1 phải nhờ vào tiêm chủng mở rộng trên toàn thế giới, khiến đến nay tỷ lệ tử vong của loại virus này chỉ ở mức 0,1%.)
Hiện tỷ lệ tử vong do Covid-19 gây ra cho đa số các quốc gia trên thế giới là từ 3%-4%, do vậy cánh cửa thế giới rất khó để mở lại bình thường, các dịch vụ y tế liên quan đến nước ngoài cũng khó có thể được tiến hành.
Ông cho rằng, làn sóng dịch toàn cầu thứ 2 có thể sẽ đến, Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn cho các ca bệnh xâm nhập, song điều này vẫn cần sự nỗ lực chung của tất cả mọi người.) Nếu cánh cửa thế giới muốn được mở trở lại, cần có sự ra đời của vaccine, bởi dịch bệnh hiện nay trên toàn thế giới vẫn đang tiếp diễn và không đông đều.
Ông cũng đặt nhiều hy vọng vào tiến độ nghiên cứu vaccine trên thế giới, cũng như mức độ kháng thể mà những người thử nghiệm có được cho đến nay. Ông kêu gọi các nước hợp tác, xóa bỏ rào cản, cùng nhau chống dịch, để 1-2 năm tới khi có vaccine thế giới sẽ bước ra khỏi bóng đen của đại dịch.
Kháng thể của bệnh nhân mắc COVID-19 có tồn tại suốt đời?
Các chuyên gia Trung Quốc ghi nhận một ca mắc COVID-19 sau khi hồi phục tái nhiễm mà không phải là "tái dương tính".
Cùng với việc mới đây Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) ghi nhận một ca mắc COVID-19 sau khi hồi phục đã tái nhiễm mà không phải là "tái dương tính", các chuyên gia Trung Quốc khẳng định, kháng thể của người mắc COVID-19 chỉ có thể bảo vệ cơ thể từ 6 tháng đến 1 năm, không phải là tồn tại suốt đời.
(Ảnh minh họa)
Ông Ngô Tôn Hữu, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa bệnh Trung Quốc cho biết, sự khác biệt giữa ca tái nhiễm mới đây với các ca "tái dương tính" được ghi nhận trước đó ở chỗ, các ca "tái dương tính" không còn virus sống, người bệnh cũng không có triệu chứng và khả năng lây nhiễm. Trong khi đó, ca tái nhiễm SARS-CoV-2 vẫn còn virus sống và hoàn toàn có thể lây nhiễm virus cho người khác.
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến ca tái nhiễm này, ông Ngô Tôn Hữu nói: "Sau khi nhiễm bệnh, cơ thể người bệnh sản sinh ra các kháng thể bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên các kháng thể này không phải là tồn tại suốt đời. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra khả năng này, các kháng thể sinh ra sau khi người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 chỉ có khả năng bảo vệ cơ thể trong 6-12 tháng".
Ông Lý Bân - chuyên gia nghiên cứu sinh vật học tế bào của Trung Quốc nhận định, mặc dù là tái nhiễm và các kháng thể không phát huy tác dụng, nhưng trong cơ thể người bệnh vẫn còn các tế bào nhớ (memory T cells) giúp giảm bớt khả năng dẫn đến các biến chứng nặng của bệnh.
Bất kể virus có biến đổi thế nào thì nó cũng chỉ gây tác hại khi xâm nhập vào trong tế bào, thông qua kết hợp với thụ thể ACE2, mà chức năng của vaccine là ngăn ngừa sự kết hợp của thụ thể ACE2 với virus, đây chỉ là ca tái nhiễm đơn lẻ và vaccine vẫn có thể phát huy tác dụng.
Hôm 24/8 vừa qua, Đặc khu hành chính Hong Long (Trung Quốc) xác nhận một trường hợp tái nhiễm COVID-19. Bệnh nhân là nam giới từng mắc COVID-19 hồi cuối tháng 3 và xuất viện hồi giữa tháng 4.
Sau khi đối chiếu trình tự gene virus trong lần nhiễm đầu tiên và lần thứ 2 của bệnh nhân này, nhóm nghiên cứu của khoa Vi sinh thuộc Đại học Hong Kong phát hiện thấy 24 điểm khác biệt. Đáng chú ý, qua xét nghiệm, bác sĩ không còn tìm thấy kháng thể của người bệnh.
5 bí mật ít người biết về đập Tam Hiệp lớn nhất hành tinh Đập Tam Hiệp - con đập lớn nhất thế giới chắn nước sông Dương Tử - ẩn nhiều những bí mật mà không mấy người biết đến. Đập Cát Châu Bá - "anh em" của đập Tam Hiệp trên dòng sông Dương Tử (ảnh: (ảnh: Xinhua) 1. Đập Tam Hiệp có "anh em" trên sông Dương Tử Khi nói về đập trên sông...