Chuyên gia: Trung Quốc lợi dụng viện trợ để ngăn chỉ trích leo thang ở Biển Đông
Chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng viện trợ giúp các nước chống dịch để ngăn các phát ngôn chỉ trích loạt hành động gia tăng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Theo ông Jay Batongbacal – Giám đốc của Viện nghiên cứu hàng hải và luật biển của Đại học Philippines, Trung Quốc đang lợi dụng việc các nước phải gồng mình đối phó với COVID-19 để mở rộng kiểm soát tại Biển Đông.
Ông Batongbacal nhận định Trung Quốc đang lợi dụng việc hợp tác chống dịch với các quốc gia khác để ngăn chỉ trích về các hoạt động leo thang của Bắc Kinh ở vùng biển này.
Trung Quốc liên tục gia tăng các động thái căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua. (Ảnh: Abs-cbn)
“ Điều này diễn ra đồng thời với hoạt động hỗ trợ y tế và đề nghị hợp tác chống dịch”, ông này phân tích.
Tuần trước, Philippines gửi công hàm phản đối tới Bắc Kinh liên quan tới vụ tàu Trung Quốc chĩa súng radar vào tàu hải quân nước này trên Biển Đông hồi tháng 2 cũng như tuyên bố “lãnh thổ của Philippines” thuộc về tỉnh Hải Nam của Trung Quốc.
Ông Batongbacal tin rằng có “sự nhạy cảm về mặt thời gian” khi Manila đệ trình các công hàm phản đối.
Theo ông này, dường như Philippines chần chừ trong các tuyên bố phản đối vì Manila lúc đó đang phải chờ các khoản viện trợ cũng như đợi đội ngũ nhân viên y tế của Trung Quốc qua giúp đỡ.
Video đang HOT
“Tất cả những việc đó cần phải hoàn thành trước khi họ thông báo về việc gửi đi công hàm phản đối”, vị chuyên gia Philippines cho hay.
Liên quan tới các tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính của Trung Quốc trên Biển Đông, ông Batongbacal kêu gọi các nước phải lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
“Trung Quốc trong tương lai sẽ cố gắng sử dụng điều này như bằng chứng của cái gọi là chính quyền dân sự của khu vực này. Đó là lý do Philippines và các quốc gia khác phải phản đối bằng ngoại giao để ngăn chặn điều này”, ông nhấn mạnh.
SONG HY
Giảm phát thải do Covid-19, Bắc Kinh vẫn ô nhiễm không khí
Mức độ ô nhiễm không khí ở thủ đô Trung Quốc tăng đột ngột bất chấp lượng khí thải từ ngành công nghiệp và phương tiện giao thông đã giảm do ảnh hưởng của sự bùng phát Covid-19.
Tình hình ô nhiễm nặng quay trở lại Bắc Kinh mặc dù lượng khí thải gây hại cho môi trường từ các nhà máy và phương tiện giao thông ở dưới mức bình thường do ảnh hưởng của Covid-19.
Chất lượng không khí kém khiến một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc cần đẩy mạnh cuộc chiến chống ô nhiễm, bao gồm thắt chặt quy định về sản xuất nhiệt điện từ than.
Chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Bắc Kinh được chốt ở mức 222 vào chiều 13/2, cao hơn 22 điểm so với ngưỡng " ô nhiễm rất không lành mạnh", - theo dữ liệu từ Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc.
Nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí ở mức này chứa nhiều bụi mịn PM2.5, gây nguy hại cho phổi của con người.
Tình trạng ô nhiễm không khí hiện tại ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Twitter)
Đại sứ quán Mỹ cho biết nồng độ PM2.5 của Bắc Kinh lên tới 240 mcg/m3 vào ngày 13/2, gấp hơn 10 lần mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 25 mcg/m3.
Hiện tượng bầu trời mù mịt không phải là hiếm ở Bắc Kinh trong mùa đông, nhưng điều đáng nói là ô nhiễm không khí trong tuần này lại xuất hiện khi khí thải từ công nghiệp và giao thông - 2 nguồn chính - đã giảm mạnh.
" Ngay cả khi không có khí thải xe hơi, khí thải công nghiệp và than đã đủ khiến cho Bắc Kinh rơi vào những ngày ô nhiễm nghiêm trọng liên tiếp khi thời tiết bất lợi. Ưu tiên hàng đầu bây giờ là tiếp tục tăng cường điều tiết công nghiệp và việc đốt than", - ông Ma Jun, người từng là nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, hiện là Giám đốc Viện Các vấn đề môi trường và công cộng, một tổ chức phi chính phủ, cho biết.
Sự lưu thông xe hơi và xe tải vẫn còn ít ở Bắc Kinh, bởi nhiều người dân và khách du lịch vẫn đang ở nhà để tránh nhiễm loại virus gây ra căn bệnh Covid-19 chết người.
Lưu lượng xe tải giảm 77% và xe buýt giảm 39% so với mức thông thường ở Bắc Kinh, cũng như 2 thành phố lân cận Thiên Tân và Hà Bắc, - theo Bộ Môi trường Trung Quốc.
Sự bất mãn của công chúng nổi lên với nhiều câu hỏi, tại sao thành phố lại thất bại trong nỗ lực ngăn chặn ô nhiễm không khí ngay cả khi hoạt động kinh tế tạm dừng.
" Có rất ít xe hơi trên đường phố Bắc Kinh, máy tắt ở mọi nơi và tất cả đều ở nhà, tại sao vẫn có sự ô nhiễm nghiêm trọng như vậy trong vài ngày qua?", - Wang Lifen, CEO của Umiwi Technology, viết trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.
Các chuyên gia lý giải hiện tượng chất lượng không khí kém là do các chất ô nhiễm từ ngành công nghiệp - bao gồm các nhà máy thép và nhà máy nhiệt điện vẫn tiếp tục hoạt động trong thời gian nghỉ lễ - cũng như do thời tiết địa phương.
" Gió yếu, độ ẩm cao và đảo nhiệt mạnh đã khiến chất lượng không khí kém duy trì, mặc dù lượng khí thải phát ra giảm 20-30% so với trung bình", - Wang Zifa, nhà nghiên cứu thuộc Viện Vật lý Khí quyển, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc giải thích.
Ông Kebin, trưởng Khoa Môi trường của Đại học Tsinghua và là thành viên của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, cho biết điều kiện khí quyển không thuận lợi đẩy các chất ô nhiễm từ những vùng lân cận đến Bắc Kinh rồi mắc kẹt ở đó.
Giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã tìm cách khắc phục ô nhiễm không khí đi kèm với tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhưng khi nền kinh tế của nước này chậm lại ở mức thấp nhất trong gần 30 năm, chính phủ đã nới lỏng sự kiểm soát.
Theo ông Gui Hailin, giám đốc dự báo tại Trung tâm Khí tượng Quốc gia thuộc Cục Khí tượng Quốc gia Trung Quốc, tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay dự kiến sẽ được cải thiện vào hôm nay, ngày 14/2.
Hiện tại, Bắc Kinh vẫn chưa thực sự "trở lại hoạt động" sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán do Covid-19.
VĂN ĐỨC (Nguồn: SCMP)
Theo vtc.vn
"Nguyệt lão" mát tay dành gần cả cuộc đời miệt mài se duyên cho các cặp tình nhân, đã tác thành được đến hơn 1700 đôi Được biết đến như là một trong những "ông tơ" mát tay nhất Bắc Kinh, ở tuổi 75, người đàn ông này vẫn tiếp tục công việc mai mối của mình vì một lý tưởng mà ông hằng theo đuổi hồi còn trẻ. Trên các bức tường trong phòng khách nhà ông Chu Phương, một trong số những người mai mối "mát tay"...