Chuyên gia: Trung Quốc lên sẵn kế hoạch với Biển Đông, không phải nhân COVID-19
Chuyên gia Bonnie Glaser cho rằng, hành động gia tăng căng thẳng ở Biển Đông được Bắc Kinh lên kế hoạch từ trước, không phải vì COVID-19 mới triển khai.
Bắc Kinh gia tăng căng thẳng không vì COVID-19
Trong buổi trao đổi trực tuyến sáng 27/5 với chủ đề “An ninh Khu vực và Biển Đông trong giai đoạn COVID-19″, chuyên gia Bonnie Glaser – Cố vấn Cấp cao về châu Á và Giám đốc Dự án “Sức mạnh Trung Quốc” tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) dẫn lại một số ý kiến cho rằng, Trung Quốc đang lợi dụng COVID-19 để leo thang hành động trên Biển Đông.
Bà Glaser tin rằng những gì mà Trung Quốc đang làm tại Biển Đông thời gian qua không khác là bao so với những gì họ từng làm trước đây. Các hành động trong vài tháng trở lại đây của Bắc Kinh như xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay đặt tên cho các thực thể là điều mà “Bắc Kinh đã lên kế hoạch từ trước, chứ không phải họ chờ tới đại dịch mới tiến hành“.
Bà Bonnie Glaser. (Ảnh: UScnpm)
Mặc dù vậy, bà Glaser lưu ý, việc Trung Quốc đặt tên các thực thể ở Biển Đông “ có đôi chút bất thường“. Lần cuối Trung Quốc đặt tên cho các cấu trúc ở vùng biển này là vào năm 1983. Theo vị chuyên gia này, thực chất Trung Quốc đã lên kế hoạch cho vấn đề này và tới gần đây thì họ công bố. Đồng thời Bắc Kinh tận dụng COVID-19 như thời cơ để thúc đẩy các hoạt động tìm kiếm lợi ích riêng.
Trong bối c ảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng liên quan tới Biển Đông, Đài Loan và Hong Kong, nhiều người lo ngại về khả năng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Glaser nhận định khả năng 2 bên leo thang tới mức xung đột quân sự khó xảy ra. Bởi cả Mỹ và Trung Quốc đều nhìn nhận về các hậu quả kéo theo nếu 2 bên đối đầu.
Bản thân Trung Quốc cũng đang thực hiện Chiến thuật Vùng xám, cố tình gia tăng các hành động gây hấn, nhưng duy trì dưới ngưỡng xung đột quân sự thông thường. Họ cố tình để dân quân biển, tàu hải cảnh hoạt động ở mức không kích động Mỹ có các động thái đáp trả.
Chuyên gia Mỹ chỉ ra rằng, Bắc Kinh từng đưa ra các tuyên bố trục xuất tàu Mỹ, nhưng trên thực tế Trung Quốc chưa có bất cứ các hoạt động nào cứng rắn hơn để yêu cầu Mỹ ngừng các hoạt động tự do hành hải. Bản chất của các tuyên bố này thực chất là để thông điệp gửi tới giới chính trị trong nước.
Về phần mình, Mỹ cũng tránh va chạm với tàu Trung Quốc khi hoạt động ở Biển Đông. Tuy nhiên, Washington cũng từng cảnh báo Trung Quốc rõ ràng về việc Bắc Kinh sẽ phải trả giá ra sao nếu có hành động dẫn tới đối đầu giữa 2 bên.
Mỹ tiếp tục khẳng định quyền tự do hàng hải trên Biển Đông
Liên quan tới phản ứng của Mỹ trong trường hợp Trung Quốc ý định ngăn chặn quyền tự do hàng hải trong khu vực, bà Glaser cho rằng, Mỹ nên cân nhắc đưa ra phản ứng, phát đi tín hiệu rằng các hành động ngăn chặn này là không thể chấp nhận được và Bắc Kinh cần có trách nhiệm với các hành động của mình.
Về việc Trung Quốc leo thang hành động gần đây trên Biển Đông, bà Glaser dẫn ra hàng loạt động thái của Mỹ như điều tàu tới tuần tra ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, điều động máy bay ném bom B-1 tới tập trận.
Chuyên gia khẳng định, Mỹ vẫn đang tiếp tục khẳng định quyền tự do đi lại ở khu vực này, giống như điều họ làm nhiều năm qua. Chuyên gia Mỹ cho rằng các hoạt động này cần được thực hiện một cách thường xuyên và hiệu quả, nhằm đưa ra các thông điệp mà Mỹ muốn chuyển tải.
Video: Thế giới chỉ trích Trung Quốc hung hăng ở biển Đông
Không chỉ có Mỹ, một số quốc gia khác thời gian qua cũng gia tăng hiện diện để thách thức các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong đó có việc Australia tham gia tập trận với Mỹ, Nhật Bản đi tàu qua khu vực này. Ngoài ra các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp cũng đánh tiếng về việc sẽ cho tàu chiến đi qua Biển Đông để duy trì tự do hàng hải.
Bà Glaser tin rằng việc nước gia tăng hiện diện và có các động thái trên Biển Đông là dấu hiệu cho thấy họ quan ngại các hành động leo thang của Trung Quốc trong khu vực, cũng như việc Bắc Kinh đang ngăn chặn quyền tự do đi lại ở Biển Đông.
“Tôi cho rằng chúng ta cần kêu gọi thêm nhiều quốc gia tham gia vào nỗ lực này”, bà Glaser.
Nguy cơ thương chiến Trung Quốc - Australia gia tăng
Một số mặt hàng Australia gặp rắc rối khi nhập khẩu tại cảng Trung Quốc năm ngoái, gây lo ngại Bắc Kinh có thể mở rộng hạn chế.
Trung Quốc tuần trước tuyên bố áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tới 80,5% với lúa mạch nhập khẩu từ Australia cũng như cấm cửa 4 nhà sản xuất thịt bò lớn của nước này với lý do không đáp ứng yêu cầu nhãn mác và chứng nhận nhập khẩu trong thời gian dài.
Bộ trưởng thương mại Trung Quốc Chung Sơn hôm 25/5 tái khẳng định cuộc điều tra của nước này về vấn đề Australia bán bán phá giá lúa mạch là hoàn toàn tuân thủ các điều khoản của Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-Australia (ChAFTA).
Những động thái trên dấy lên lo ngại Australia có thể hứng thêm nhiều "đòn thuế" từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Dữ liệu của hải quan Trung Quốc năm 2019 cho thấy nhiều mặt hàng từ Australia đã có lịch sử vi phạm nhập khẩu.
Cơ quan Quản lý Hải quan Trung Quốc năm ngoái đã báo cáo về sâu bệnh trong lô hàng nhập khẩu yến mạch và bột yến mạch của CBH Group, nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất Australia.
Hai lô bột yến mạch xuất khẩu hơn một nghìn tấn hồi tháng 5, một lô 540.000 kg hồi tháng 6 và một lô 570.000 kg hồi tháng 9 của Australia đều bị chặn lại khi tới Thâm Quyến và Sán Đầu.
Một lô hàng bột yến mạch gần 3.000 kg, từ nhà ngũ cốc Sanitarium của Australia, cũng bị chặn tại Nam Kinh hồi tháng 1/2019 vì nhiễm bẩn. Lô hàng nhỏ khoảng 50 kg bột yến mạch ăn liền từ Quaker Oats Australia bị chặn cùng tháng tại cảng Thượng Hải vì lý do tương tự.
Một trang trại chăn nuôi tại thị trấn Carcoar, bang New South Wales, Australia. Ảnh: AFP.
Các quan chức Trung Quốc được cho là đang cân nhắc kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt hơn và thăm dò chống bán phá giá với một loạt mặt hàng nhập khẩu tiềm năng từ Australia như rượu vang, bơ sữa, trái cây, bột yến mạch và hải sản.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã từ chối trả lời các câu hỏi về danh sách được báo cáo, nhưng người phát ngôn Triệu Lập Kiên hồi tuần trước cho biết ông hy vọng Australia sẽ hợp tác để thiết lập "hành động có lợi cho quan hệ song phương và tin tưởng lẫn nhau".
Việc Trung Quốc áp hạn chế và thuế quan với mặt hàng Australia làm dấy lên nghi ngờ Bắc Kinh đang dùng những yêu cầu kỹ thuật để trừng phạt Canberra vì liên tục thúc đẩy cuộc điều tra quốc tế độc lập về Covid-19 cũng như yêu cầu Trung Quốc minh bạch.
Dữ liệu từ SCMP cho thấy ba công ty xuất khẩu thịt bò Kilcoy Pastoral, JBS và Northern Cooperative Meat Company, từng vi phạm quy định nhãn mác và chứng nhận từ năm 2017, dẫn tới lệnh cấm 4 tháng khi đó. Các công ty tái vi phạm lần nữa vào năm 2019 khi hơn 6.000 kg thịt bò được cho là không đáp ứng các quy tắc chất lượng nghiêm ngặt tại cảng Thượng Hải, theo Cơ quan Quản lý Hải quan Trung Quốc.
Ngoài yến mạch, bột yến mạch và thịt bò, sữa bột và hạnh nhân xuất khẩu Australia cũng từng "gặp khó" với các quy tắc nhập khẩu của Trung Quốc năm ngoái.
Hải quan Trung Quốc đã tìm thấy tạp chất trong lô hàng 12.000 kg sữa bột công thức cho trẻ em từ nhà sản xuất Dairy Park vào tháng 3 năm ngoái. Lô hàng 1.300 kg sữa công thức của ViPLUS Dairy cũng bị cho là sai nhãn mác.
Hai lô hàng hạnh nhân nặng hơn 20.000 kg từ Olam Orchards Australia hồi tháng 3 đã bị cáo buộc nấm mốc, vấn đề tương tự với các lô hàng macadamia và hạnh nhân được chuyển đến Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái.
Căng thẳng thương mại với Trung Quốc vẫn là mối lo đối với Australia khi họ là nền kinh tế phát triển phụ thuộc nhiều nhất vào Bắc Kinh. Bộ trưởng thương mại Australia Simon Birmingham cho biết các động thái gần đây của Trung Quốc có thể gây tổn hại cho cả hai nền kinh tế nếu không được xem xét lại.
Birmingham cho biết ChAFTA đã thúc đẩy phần lớn năng lực công nghiệp của Trung Quốc trong những năm gần đây, giúp đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát nghèo. Tuy nhiên, ông Chung cáo buộc việc Australia bán phá giá đã tổn hại nặng nề tới ngành lúa mạch của Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố mạnh mẽ với Australia. "Trung Quốc luôn thận trọng và hạn chế thực hiện các biện pháp thương mại. Từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Trung Quốc chỉ thực hiện một cuộc điều tra thương mại với Australia, trong khi Australia đã tiến hành 100 cuộc điều tra nhằm vào Trung Quốc", ông Triệu khẳng định.
Australia từng khẳng định không đối đầu thương mại với Trung Quốc sau khi bị nước này áp thuế 80,5% với lúa mạch. Canberrra cũng không coi những động thái hạn chế thương mại gần đây của Bắc Kinh là sự đáp trả việc Australia kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về Covid-19.
Tây Ban Nha điều chỉnh số liệu, giảm gần 2.000 ca tử vong vì Covid-19 Chính phủ Tây Ban Nha ngày 25/5 cho biết, sau khi phân tích lại các số liệu do các vùng cung cấp, nước này đã giảm gần 2.000 ca tử vong vì Covid-19. Theo thông tin được Bộ Y tế Tây Ban Nha công bố trong ngày 25/5, sau khi nhận được đầy đủ số liệu từ các vùng, Bộ Y tế Tây...