Chuyên gia Trung Quốc: Cuộc chiến thương mại với Mỹ là điều tốt
Trả lời phỏng vấn tờ New York Times, một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng cuộc chiến thương mại của Mỹ cũng mang lại những khía cạnh tích cực.
Tổng thống Trump từng xem Trung Quốc là mối đe dọa chính của Mỹ. Ông từng viết trên Twitter, nhắc nhở người Mỹ rằng Trung Quốc không phải là bạn của họ.
Ông chính là nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên tuyên bố sẽ khiến Trung Quốc phải thay đổi toàn bộ hành vi thương mại bằng cách áp đặt thuế bổ sung lên các gói hàng trị giá hàng trăm tỷ USD, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Trung Quốc, buộc Bắc Kinh mặc dù phản kháng nhưng vẫn phải ngồi vào bàn đám phán thương mại với Washington. Nhà lãnh đạo Mỹ hơn 1 lần tự tin tuyên bố với cả thế giới rằng, trong cuộc chiến này ông nắm chắc phần thắng và Trung Quốc muốn tham gia vào cuộc chơi toàn cầu có Mỹ thì phải thay đổi cả cấu trúc nền kinh tế được nhà nước bảo hộ.
Truyền thông Trung Quốc và không ít học giả nước này công khai chỉ trích Tổng thống Mỹ có cách “hành xử côn đồ”, hung hăng và tuyên bố Trung Quốc sẽ không nhượng bộ ngày cả khi bị kề dao vào cổ. Nhưng gần 1 năm kể từ khi cuộc chiến thương mại do ông Trump phát động, một số chuyên gia kinh tế Trung Quốc buộc phải thừa nhận ông Trump là người gây áp lực lên cải cách và mở cửa ở Trung Quốc.
Tổng thống Trump gặp gỡ Phó Thủ tướng Lưu Hạc tại Nhà Trắng. (Ảnh: Reuters)
Trên các bàn đàm phán, Mỹ kêu gọi chính phủ Trung Quốc giảm bớt ảnh hưởng đối với kinh tế của đất nước.
Washington yêu cầu Bắc Kinh ngừng “bơm tiền” cho các công ty nhà nước, gỡ bỏ các rào cản thương mại và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân. Yêu cầu này của Mỹ vô hình trung lại rất “hợp ý” với nhiều trí thức và doanh nhân Trung Quốc.
“Cuộc chiến thương mại là một điều tốt. Nó cho chúng ta hy vọng khi chúng ta tuyệt vọng”, Giáo sư Zhu Ning tới từ Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh cho biết.
“Các yêu cầu của chính phủ Mỹ buộc chúng tôi phải cải cách. Việc cải cách cũng tương tự như cắt đi chính cánh tay bị thương và đang thối rữa của mình. Sẽ dễ dàng hơn nếu ai đó buộc bạn phải làm điều đó”, ông Tao Jingzhou tới từ công ty luật Dechert ở Bắc Kinh nhận định.
Video đang HOT
Nhiều quan chức nghỉ hưu cũng tin rằng cuộc chiến thương mại dù đang khiến kinh tế Trung Quốc yếu đi ở thời điểm này nhưng cũng mang lại những khía cạnh tích cực.
Ông Long Yongtu, người từng dẫn đầu các cuộc đàm phán để Trung Quốc gia nhập WTO tại một diễn đàn vào cuối tháng 3/2019 nói rằng cuộc chiến thương mại có thể là một đều tốt.
“Nó có thể là áp lực lành mạnh đẩy Trung Quốc tiến lên phía trước”, ông Long nói.
Tất nhiên, cơ hội để một mình Tổng thống Trump có thể thay đổi con đường mà Trung Quốc đang đi là cực kỳ nhỏ. Trung Quốc sẽ không dễ dàng gật đầu với các yêu cầu của ông chủ Nhà Trắng. Cải cách thực sự phải diễn ra từ bên trong.
“Chúng ta không thể trông chờ lực lượng bên ngoài cứu lấy Trung Quốc. Thay đổi chỉ đến khi những người có trách nhiệm trong và ngoài chính phủ cùng nhau thúc đẩy nó”, ông Wang Gongquan, một nhà cựu đầu tư mạo hiểm nói.
Các chuyên gia Trung Quốc chỉ ra rằng cách làm của nhà lãnh đạo Mỹ đã có những thay đổi nhất định.
Cùng lúc phải đối phó với cuộc chiến thương mại và sụt giảm tăng trưởng bắt đầu từ giữa năm 2018, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu chấp nhận tự do hóa dù không quá nhiều. Chính quyền cũng hứa sẽ giảm thuế, giảm bớt gánh nặng đối với các doanh nghiệp tư nhân.
“Nhiều chỉ đạo định hướng lại thị trường đang được xem xét hoặc đã được đặt lại trên bàn. Theo nghĩa này, cuộc chiến thương mại đang giúp cải cách Trung Quốc”, giáo sư Zhu Ning nhận định.
Nhiều người tin rằng Tổng thống Trump đang hướng tới mục tiêu lớn lao là thay đổi toàn bộ hành vi tham gia thương mại quốc tế của Trung Quốc. Các cố vấn của ông Trump cũng từng khẳng định rằng ông sẽ thúc đẩy cải cách kinh tế ở Trung Quốc, nhưng đồng thời thừa nhận bất kỳ cam kết nào của Bắc Kinh về việc cắt giảm trợ cấp cho các công ty nhà nước hoặc các ngành công nghiệp mà họ ưa thích sẽ rất khó xác minh.
(Nguồn: NYT)
SONG HY
Theo VTC
TT khó đoán Donald Trump sắp khai màn một cuộc chiến thương mại mới?
Nếu bạn đang tìm một bộ phim kinh dị thu hút sự chú ý của thị trường toàn cầu, thì đó chắc chắn là cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bộ phim có sự tham gia của một nhà lãnh đạo khó đoán (TT Donald Trump) và một đối thủ không thể xuyên thủng (Chủ tịch Tập Cận Bình) với một vấn đề bí ẩn và khó hiểu chính là các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung.
Nguy cơ có một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và EU là rất gần
Thị trường vốn và thị trường tiền tệ đã trải qua nhiều cung bậc vui buồn xuất phát từ các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, có một loạt các cuộc đàm phán mà ít người chú ý tới, nhưng nó mang tầm quan trọng lớn đối với kinh tế thế giới.
Mỹ và Liên minh châu Âu đã chuẩn bị bắt đầu cuộc thảo luận về thuế quan công nghiệp và về lý thuyết, điều này có thể đặt ra những vấn đề mới - hai bên có quan hệ kinh tế gần gũi và địa chiến lược, bắt nguồn từ niềm tin chung về dân chủ và thị trường tự do. Thông thường, kết quả sẽ là giảm thuế và các rào cản khác - điều gì đó đáng được hoan nghênh nhất. Nhưng trong thực tế, nguy cơ của một cuộc chiến thương mại là quá thực tế.
Nhạc nền bắt đầu gay cấn. TT Trump gọi EU là "kẻ thù" và tuyên bố các hoạt động thương mại của khối này là "rất không công bằng". Một cuộc họp hồi tháng 7 năm ngoái của TT Trump với Chủ tịch EU Jean - Claude Juncker đã diễn ra tốt đẹp một cách ngạc nhiên nhưng căng thẳng cũng bắt đầu từ đây.
Ông Trump đã để mắt tới thặng dư 140 tỉ euro (157,3 tỉ USD) của khối này trong giao dịch hàng hóa với Mỹ, đặc biệt là về xuất khẩu xe hơi của Đức. Theo quan niệm của ông Trump về thương mại toàn cầu, cán cân thương mại song phương là một chỉ số cho thấy nước nào đang "chiến thắng" và nước nào đang "thua cuộc", chứ không phải kết quả của chuỗi cung ứng phức tạp.
Mối nguy là TT Trump đã sao chép điều ông đã làm với Trung Quốc để thực hiện với EU: áp thuế vào một loạt hàng hóa như một cách để có được sự nhượng bộ. Chiến lược này thường dẫn đến những lợi ích không chắc chắn. Hãy xem điều gì đã xảy ra với Mexico và Canada khi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ bị hủy bỏ và chỉ được thay thế bằng một hiệp ước gần như giống hệt.
TT Mỹ Donald Trump
Không giống như những người tiền nhiệm của mình, TT Trump ít có thiện cảm với dự án của của châu Âu. Ông công khai ủng hộ Brexit trước khi lên án Thủ tướng Anh Theresa May về việc xử lý các cuộc đàm phán. Ông cũng đã khiến mối quan hệ giữa châu Âu với Washington xấu đi trước khi có những thay đổi khác.
Hơn nữa, TT Trump dường như không hiểu chính sách thương mại hoạt động như thế nào tại châu Âu. Không giống như đầu tư nước ngoài, vốn là địa hạt của các chính phủ, chính là Ủy ban châu Âu phải thay mặt cho khối đàm phán và ký kết các thỏa thuận thương mại.
Năm 2017, TT Trump đã hỏi Thủ tướng Đức Angela Merkel liệu hai nước có thể ký một thỏa thuận thương mại hay không và ông đã nhận được câu trả lời là không thể. TT Trump sau đó đã hiểu rằng trong các vấn đề thương mại, Mỹ phải nói chuyện với Ủy viên Thương mại EU, bà Cecilia Malmstroem.
Một cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và EU sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế của châu Âu vốn đang chậm lại. Các công ty đã vừa ngừng đầu tư và chờ đợi để ký hợp đồng với bên ngoài. Việc suy giảm kinh tế hơn nữa sẽ buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu phải đảo ngược kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ vì nó đã thực hiện một phần vào tháng 3. Tuy nhiên, điều này cũng làm suy yếu niềm tin và khiến thị trường tài chính lo ngại.
Tuy nhiên, một cuộc chiến thương mại cũng có thể gây thiệt hại lâu dài cho Mỹ. Bất kỳ mức thuế nào đánh thêm vào hàng nhập khẩu châu Âu cũng sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả và nó sẽ làm suy yếu hình ảnh Mỹ ở châu Âu vốn đã có vài dấu hiệu tiêu cực. Tháng 3, Italy đã trở thành nước G7 đầu tiên tham gia "Sáng kiến vành đai và con đường" của Trung Quốc mặc dù Washington đã lên tiếng cảnh báo.
Theo GD&TĐ
Nội bộ EU bất đồng về đàm phán thương mại với Mỹ Các nguồn tin ngoại giao ngày 29/3 cho biết Pháp đang chặn việc tiến hành đàm phán thương mại với Mỹ, khiến các nước thành viên trong EU bức xúc do lo ngại điều này sẽ làm bùng phát cuộc chiến thương mại với Washington. Toàn cảnh phiên họp Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Nguồn tin từ EU nêu...