Chuyên gia Trung Quốc: Covid-19 ở Bắc Kinh đã được kiểm soát
Nếu không được phát hiện kịp thời, ổ dịch Covid-19 ở Bắc Kinh còn nghiêm trọng hơn Vũ Hán.
Trong cuộc họp báo chiều 18/6 của thành phố Bắc Kinh, ông Ngô Tôn Hữu, Chuyên gia trưởng về dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc khẳng định, đến nay, dịch Covid-19 ở Bắc Kinh đã được kiểm soát, tuy nhiên trong những ngày tới vẫn xuất hiện thêm các ca bệnh, nhưng đây không phải là những người nhiễm mới mà là các trường hợp đã có triệu chứng bệnh từ trước.
Ông Ngô Tôn Hữu, Chuyên gia trưởng về dịch tễ học của CDC Trung Quốc. Ảnh: Nhật báo Bắc Kinh
Ông Ngô Tôn Hữu cũng cho biết thêm, đợt dịch lần này ở Bắc Kinh nằm “trong dự liệu” của Trung Quốc, bởi trước tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang lan rộng, nước này luôn xác định, tất cả các địa phương đều có nguy cơ xuất hiện trở lại các ca bệnh lẻ trong cộng đồng do vẫn còn dịch xâm nhập. Tuy nhiên, dịch xảy ra ở Bắc Kinh cũng “vượt ngoài dự đoán”, bởi một lần nữa nơi khởi phát là một khu chợ và số ca bệnh khá nhiều.
“Nếu Bắc Kinh không kịp thời thực thi các biện pháp, kịp thời phát hiện, sẽ bùng phát dịch giống như ở Vũ Hán hồi đầu năm, thậm chí còn nghiêm trọng hơn”, ông Ngô Tôn Hữu nói.
Được biết, nếu xét về diện tích, chợ đầu mối Tân Phát Địa lớn gấp hơn 20 lần chợ hải sản Hoa Nam. Không chỉ chiếm 60% lượng giao dịch nông sản của 5 tỉnh vùng Hoa Bắc Trung Quốc, đây còn là khu chợ được đánh giá có lượng giao dịch lớn nhất châu Á. Sản phẩm ở đây xuất khẩu sang hơn 20 nước trên thế giới.
Cũng theo chuyên gia này, trong số những người dương tính với SARS-CoV-2 ở Tân Phát Địa, các ca bệnh ở khu vực hải sản là nhiều nhất và phát bệnh sớm nhất, tiếp đến là khu bán thịt bò và thịt cừu, bởi các mặt hàng này được xếp cùng một nơi. Các mẫu trong môi trường có virus ở khu vực hải sản và thịt bò, thịt cừu cũng nhiều hơn và đây là nơi ô nhiễm hơn các khu vực khác.
Video đang HOT
Kết hợp với chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, ông cho biết, khi đó sự nghi ngờ nhằm vào động vật hoang dã, trong khi động vật hoang dã được bày bán cùng với hải sản tại đây. Kết quả thu được ở chợ Tân Phát Địa đã vạch ra hướng nghiên cứu mới về nguồn lây nhiễm ở chợ hải sản Hoa Nam.
Những phân tích bước đầu cho thấy, cả 2 đợt dịch đều bùng phát ở nơi có bán đồ hải sản, đây là những khu vực có nước, đông lạnh, nhiệt độ thấp, ẩm ướt, phù hợp cho virus tồn tại. Tuy nhiên, theo ông, vẫn cần nghiên cứu và phân tích thêm về cơ chế lây của virus.
Người Trung Quốc vung tiền mua sắm ngay sau dỡ bỏ phong tỏa
Nhu cầu du lịch, mỹ phẩm và các thiết bị dùng ngoài trời đã tăng trong những tuần gần đây khi Trung Quốc nới lỏng lệnh hạn chế.
Dịch vụ đặt phòng khách sạn tăng 60%, lượng vé các loại phương tiện giao thông tăng 50% trong ba ngày kể từ Tết Thanh minh đến 6/4, theo tập đoàn Trip.com Group. Các đơn đặt hàng bán lẻ trực tuyến cũng bùng nổ tương tự, theo trang web thương mại điện tử Pinduoduo.
Zhang Kailin - nhà phân tích của một công ty chứng khoán tại Bắc Kinh - cho biết thị trường tiêu dùng đang dần nóng lên khi số ca bệnh không tăng nữa. Sản xuất tại các công ty lớn bất ngờ tăng trưởng vào tháng trước sau khi cú sụt giảm lịch sử vào tháng 2.
Công nhân trong nhà kho của sàn thương mại điện tử TMall.com ở tỉnh Quảng Đông lấy hàng cho khách. Ảnh: EPA.
Covid-19 lây nhiễm ít nhất 82.000 người ở Trung Quốc đại lục và cướp đi hơn 3.300 sinh mạng, trong khi các ca nhiễm và tử vong mới tiếp tục gia tăng ở châu Âu và Mỹ. Những con số ở Trung Quốc giảm dần trong thời gian gần đây, nhấn mạnh sự lạc quan rằng đất nước có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng sớm và tái tạo lại nền kinh tế.
Wenli Zheng - nhà quản lý tài chính cho T. Rowe Price có trụ ở Hong Kong cho biết: "Chúng tôi nhìn thấy nhiều cơ hội trong các lĩnh vực mà virus làm gián đoạn ngắn hạn, nhưng không ảnh hưởng đến nhu cầu cơ bản trong trung hạn. Các lĩnh vực gồm công nghệ phần cứng, sửa chữa nhà cửa, ô tô và đồ thể thao. Chúng tôi cho rằng nhu cầu bị dồn nén này có thể giúp tăng tốc trong nhiều quý", ông nói.
Khi các nhu cầu bị dồn nén nhiều ngày vừa được tìm thấy "tự do", việc mua vé cho các điểm du lịch nội địa đã tăng hơn gấp đôi trong tuần qua, theo Trip.com - trang bán vé trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc. Truyền thông địa phương cũng đưa tin, một số điểm du lịch tràn ngập người trong dịp Tết Thanh minh.
Hàng mỹ phẩm trên các sàn thương mại điện tử bán ra mạnh nhờ các chiến dịch giảm giá khủng và hình thức khuyến mãi diễn ra trực tuyến. Nhà sản xuất sản phẩm chăm sóc da Lin Qingxuan tại Thượng Hải cho biết doanh thu đạt 147% trong ngày Quốc tế Phụ nữ vào đầu tháng 3.
Hai mẹ con mặc áo bảo hộ đợi ở sân bay quốc tế Thiên Hà Vũ Hán ngày 8/4 trước khi lên tàu rời Vũ Hán. Ảnh: Reuters.
Trang Pinduoduo ghi nhận hơn 50 triệu đơn hàng bán lẻ mỗi ngày kể từ giữa tháng 3, tăng 60% so với năm trước, cho thấy sự phục hồi của thị trường bán lẻ trong nước. Các loại mỹ phẩm như son môi, phấn mắt, chì kẻ lông mày đạt tăng trưởng khá.
Lượng tiêu thụ thực phẩm trên toàn quốc tăng thêm 24%, theo Fanli.com - trang web cung cấp ưu đãi giảm giá của sàn thương mại điện tử có trụ sở tại Thượng Hải. Ngoài các nhu yếu phẩm hàng ngày, quần áo và thiết bị ngoài trời là một trong những mặt hàng hot nhất.
Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất là liệu đà mua sắm này có kéo dài hay không. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFM) cảnh báo về suy thoái kinh tế toàn cầu bởi các quốc gia như Nhật Bản và Singapore mới chỉ bắt đầu thắt chặt các biện pháp ngăn chặn đại dịch. Nền kinh tế Trung Quốc có thể đã giảm 5,1% trong quý trước, theo ước tính đồng thuận của các nhà phân tích trong một cuộc khảo sát của Bloomberg.
Chen Ke, nhà phân tích của công ty tư vấn Roland Berger China cho biết: "Người tiêu dùng sẽ cần thời gian để cảm thấy tự tin quay lại mua sắm trong trung và dài hạn. Nguyên nhân chủ yếu là sự không chắc chắn về tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế", ông nói.
Doanh số bán lẻ của Trung Quốc giảm 20,5% trong hai tháng đầu năm nay, theo Cục Thống kê Quốc gia. Doanh số bán xe hơi giảm 79% trong tháng 2 mặc dù có các ưu đãi được đưa ra.
Li Ang - một nhà phân tích tại China Galaxy Securities cho biết - mức tăng tiêu dùng nội địa trong quý hai sẽ cho thấy sự tăng trưởng hạn chế. Nhu cầu tiêu dùng trong nước của cả năm vẫn còn chịu áp lực.
Huyền Anh
Philippines quan ngại vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) lên tiếng "quan ngại sâu sắc" trước thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông, gọi đây là hành động làm tổn hại quan hệ giữa ASEAN và Bắc Kinh. Bên ngoài tòa nhà của Bộ Ngoại giao Philippines . Ảnh Chụp từ Inquirer Trong tuyên bố hôm 8.4, DFA...