Chuyên gia Trung Quốc: Bãi thử hạt nhân Triều Tiên bị sập, có thể rò phóng xạ
Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây kết luận rằng, bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên đã bị sập một phần và có nguy cơ làm phát tán phóng xạ, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin ngày 25/4.
Vụ thử hạt nhân lần 6 của Triều Tiên có thể đã khiến một phần đường hầm ở bãi thử Punggye-ri bị sập. (Ảnh minh họa: AP)
Theo SCMP, đó là kết luận mới nhất từ kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (USTC) do chuyên gia địa chất Wen Lianxing đứng đầu. Kết quả nghiên cứu nói rằng, vụ thử hạt nhân kéo dài 8,5 phút hôm 3/9/2017 của Triều Tiên trong đường hầm dài khoảng 700m bên dưới núi Mantap đã làm nứt vỡ ngọn núi và khiến một phần đường hầm bị sập.
Các nhà khoa học cảnh báo thêm, bụi phóng xạ có thể bị phát tán qua các lỗ hổng, khe nứt vỡ của ngọn núi. “Cần phải tiếp tục theo dõi nguy cơ rò rỉ phóng xạ do sự cố sập hầm này”, thông cáo của nhóm chuyên gia nhấn mạnh.
Video đang HOT
Thông tin trên được đưa ra không lâu sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ ngừng các vụ thử hạt nhân, tên lửa và đóng cửa một khu thử hạt nhân để thể hiện thiện chí trước hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
Một số chuyên gia cho rằng, lý do thực sự sau việc Triều Tiên quyết định đóng khu thử hạt nhân Punggye-ri có thể là do bãi thử này đã trở nên “vô dụng” sau vụ sập hầm hồi tháng 9 năm ngoái.
Trong khi đó, các chuyên gia của 38North, trang web của Viện Nghiên cứu Mỹ – Hàn, Đại học John Hopkins, khẳng định bãi thử Punggye-ri vẫn có thể tái khởi động bất cứ lúc nào. Họ cho rằng, có thể Triều Tiên chỉ đóng cửa phía Bắc của bãi thử này, trong khi đó hoạt động đào xới hầm mới vẫn được phát hiện ở cổng Tây của bãi thử.
Minh Phương
Theo Dantri
Đàm phán liên Triều vừa kết thúc, Triều Tiên bị nghi sắp thử bom hạt nhân
Các ảnh vệ tinh gần đây của Mỹ cho thấy, Triều Tiên dường như đang tiến hành các hoạt động đào hầm ở phía tây bãi thử Punggye-ri và có thể nhằm chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân lần 7.
Các hoạt động đào hầm đang tích cực diễn ra tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. (Ảnh: 38North)
Trang mạng 38North của Viện nghiên cứu Mỹ-Triều thuộc Đại học John Hopkins có trụ sở tại Washington (Mỹ), cho biết ngày 11/1 rằng các ảnh chụp vệ tinh gần đây ở bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên cho thấy hoạt động đào hầm đáng kể ở cửa hầm phía tây kể từ tháng 12/2017.
"Cổng phía bắc, nơi tiến hành 5 vụ thử hạt nhân gần đây, vẫn không hoạt động. Tuy nhiên việc đào hầm đã được tăng cường ở cổng phía tây", 38North cho biết. Cũng theo nguồn tin này, các xe goòng và nhân lực liên tục có mặt tại đây và có ngày càng nhiều đất đá được đưa ra ngoài.
Theo 38North, vào ngày 28/12/2017, có khoảng 120 người xuất hiện ở 7 vị trí khác nhau ở phía nam bãi thử Punggye-ri, song không rõ nhằm mục đích gì.
"Những hoạt động này cho thấy Triều Tiên tiếp tục củng cố Punggye-ri để sẵn sàng cho các vụ thử hạt nhân trong tương lai", 38North nhận định.
Những bình luận trên được đưa ra không lâu sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc kết thúc tốt đẹp đàm phán cấp cao đầu tiên trong hơn 2 năm. Hai bên đã nhất trí đàm phán quân sự để giảm căng thẳng, Triều Tiên cũng nhất trí cử đoàn tham dự Thế vận hội mùa đông ở Seoul. Đổi lại, Hàn Quốc cho biết cân nhắc tạm dỡ trừng phạt với Triều Tiên.
Cuộc hội đàm đã nhận được sự hoan nghênh của quốc tế, trong đó có Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra hoài nghi về hiệu quả thực sự của cuộc hội đàm này vì cho rằng Bình Nhưỡng có thể đang có một kế hoạch bí mật nào đó.
Minh Phương
Theo Dantri
Thực hư khu thử hạt nhân của Triều Tiên "vô dụng" sau vụ sập hầm Hãng tin Chosun Ilbo của Hàn Quốc nói rằng, khu thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên đã trở nên vô dụng sau vụ sập nghiêm trọng năm ngoái và đó có thể là lý do khiến Bình Nhưỡng tuyên bố đóng cửa bãi thử này. Tuy nhiên, các chuyên gia của Mỹ lại đưa ra nhận định trái ngược. Bãi thử hạt...