Chuyên gia Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ là ‘nạn nhân lớn nhất’
Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông liên tục leo thang, giới chuyên gia quốc tế đã đưa ra nhiều nhận định xung quanh vấn đề này.
Trung Quốc hung hăng đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Nguồn: AP)
Trong đó hầu hết các ý kiến đều chỉ trích thái độ hung hăng và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Nhiều chuyên gia Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh sẽ trở thành nạn nhân lớn nhất trong căng thẳng Biển Đông nếu như vụ việc này không được giải quyết.
Theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng bản tiếng Anh số ra ngày 12/5, nhận định về tình hình căng thẳng Biển Đông, phó giáo sư Wei Min thuộc Viện Nghiên cứu Á-Phi tại Đại học Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc sẽ là “nạn nhân lớn nhất” nếu như vụ việc này không được giải quyết sớm.
Video đang HOT
Phó giáo sư Wei Min nhấn mạnh: “Nếu không giải quyết sớm, cho dù lời giải thích mà Chính phủ Trung Quốc đưa ra là gì đi chăng nữa thì uy tín và lòng tin đối với Chính phủ Trung Quốc sẽ sụt giảm mạnh mẽ. Và điều này sẽ làm tồi tệ hơn tình hình bất ổn ở Biển Đông.”
Trước đó, tối 6/5, học giả hàng đầu Trung Quốc Lý Lệnh Hoa nói rằng Trung Quốc là nước ký Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982, do vậy phải tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước xung quanh.
Thẳng thắn trao đổi với phóng viên Thời báo Hoàn Cầu về cách nhìn nhận của mình, học giả Lý Lệnh Hoa cho biết: “Trung Quốc là nước ký Công ước Quốc tế về Luật Biển, cần phải hành xử theo điều 74 và điều 83, phải tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước duyên hải xung quanh”.
Theo Xahoi
Trung Quốc lại yêu cầu Việt Nam 'dừng quấy rối'
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/5 đưa ra tuyên bố rằng, những nỗ lực của Việt Nam nhằm thu hút sự ủng hộ trong vấn đề biển Đông "sẽ thất bại".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oanh
"Việt Nam đang tìm cách lôi kéo các bên và gây áp lực lên Trung Quốc, nhưng sẽ không đạt mục đích", Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oanh trong cuộc họp báo hàng ngày. "Chúng tôi hy vọng Việt Nam có thể thấy rõ tình hình, bình tĩnh đối diện với thực tế, và dừng quấy rối hoạt động của giàn khoan Trung Quốc".
Trước đó, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, từ đầu tháng Năm này.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm Chủ Nhật vừa rồi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, Việt Nam đã kiềm chế tối đa và sử dụng mọi công cụ đối thoại để yêu cầu Trung Quốc di chuyển giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới - đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Thông cáo chung kết thúc hội nghị thượng đỉnh của ASEAN nhấn mạnh sự quan ngại sâu sắc về tình hình biển Đông, song không chỉ trích đích danh hành động của Trung Quốc. Theo Reuters, có thể đây chính là cái cớ để Trung Quốc cho rằng, Việt Nam sẽ "không đạt mục đích" về "lôi kéo các bên".
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Singapore K. K. Shanmugam tại Washington hôm 12/5, Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry nhắc lại những lo ngại của Mỹ về "sự thách thức của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa". "Chúng tôi đặc biệt quan ngại. Tất cả các nước tham gia vào hoạt động hàng hải trên biển Đông, biển Hoa Đông đang đặc biệt quan ngại về hành động gây hấn này", ông Kerry nói.
Về phần mình, Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam nói: "Chúng tôi không muốn có căng thẳng. Chúng tôi muốn các bên giải quyết tranh chấp và khác biệt theo các mà tất cả cùng chấp nhận được".
Vào cuối tuần vừa rồi, người dân khắp ba miền Bắc-Trung-Nam của Việt Nam đã xuống đường tuần hành phản đối hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Hoa Xuân Oanh cho biết, Trung Quốc "rất quan tâm" tới các cuộc tuần hành này, và đã đề nghị Việt Nam áp dụng tất cả các biện pháp có thể để bảo đảm sự an toàn của các công dân và tổ chức Trung Quốc tại Việt Nam.
Quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines cũng đang căng thẳng sau khi Philippines bắt giữ một tàu cá của Trung Quốc với 11 ngư dân trên đó tại khu vực gần quần đảo Trường Sa. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng, con tàu các cùng các ngư dân đã bị bắt "trong vùng biển của Trung Quốc".
Tuy nhiên, cảnh sát Philippines cho biết, trên tàu cá này có hàng trăm con rùa biển được bảo vệ theo luật của Philippines, và tàu cá này bị bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Hôm qua, nhà chức trách Philippines đã khởi tố 9 trong số 11 ngư dân Trung Quốc bị bắt trên con tàu cá, bất chấp đề nghị của phía Trung Quốc về thả tự do các ngư dân này. Hai ngư dân còn lại được phóng thích vì còn chưa đủ tuổi để đem ra xét xử và được chuyển giao cho cơ quan phúc lợi xã hội của Philippines.
Theo Xahoi
Hàng trăm cư dân mạng kéo đến đòi xử lý đối tượng nói năng 'phản động' trên Facebook Cộng đồng ảo hóa cộng đồng thật. Sau khi đăng tải những lời lẽ bậy bạ, Đức đã bị cộng đồng mạng tìm ra tận địa chỉ nhà "hỏi thăm" khiến gia đình phải kêu cứu công an. Những status "câu like" của Đức bị cộng đồng mạng lên án Trong thời điểm dư luận cả nước đang phẫn nộ trước những hành...