Chuyên gia trả lời câu hỏi: Khi bị bệnh, có nên sử dụng lại đơn thuốc cũ không?
Nhiều người có thói quen sử dụng lại đơn thuốc cũ được bác sĩ kê đơn từ trước đó. Tuy nhiên, sử dụng lại đơn thuốc cũ có thể gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe.
Đã có khá nhiều trường hợp bệnh nhân tự ý mua lại thuốc theo đơn cũ để uống nhằm giảm triệu chứng đau của mình. Tuy nhiên, một vài trường hợp bị sốc phản vệ do thuốc và phải nhập viện để cấp cứu.
Hiện nay có rất nhiều người tự ý sử dụng thuốc để điều trị mà không biết rằng có thể bị tai biến do sử dụng thuốc rất đáng tiếc.
Thực tế, đơn thuốc do bác sĩ kê chỉ có giá trị một lần. Do đó việc sử dụng đơn thuốc cũ cho bản thân hay cho người khác có thể đem lại những nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
1. Các đơn thuốc có thời gian sử dụng ngắn ngày
Thông thường, khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân, bác sĩ chỉ kê các đơn thuốc ngắn ngày để điều trị các bệnh cấp tính hoặc bệnh giai đoạn đầu cần theo dõi và điều chỉnh liều để đáp ứng các căn bệnh mạn tính.
Các trường hợp mắc bệnh được bác sĩ kê đơn chỉ sử dụng không quá 2 tuần, kèm với lời dặn tái khám với mục đích theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Tái khám vì có một số trường hợp có thể xảy ra:
- Người bệnh không đáp ứng thuốc:
Đối với trường hợp nhiễm khuẩn, bác sĩ chỉ định kháng sinh để điều trị, cũng có thể bệnh nhân đã kháng thuốc do loại thuốc sử dụng không đạt hiệu quả.
Vì vậy, thực hiện tái khám để bác sĩ quyết định thay thế hoặc chỉ định loại thuốc, liều thuốc mới thay cho đơn thuốc cũ. Nên nếu sử dụng theo đơn thuốc cũ mà không thực hiện tái khám có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
Thực hiện tái khám để bác sĩ quyết định thay thế hoặc chỉ định loại thuốc, liều thuốc mới thay cho đơn thuốc cũ – Ảnh Internet
- Người bệnh cần được điều chỉnh thuốc theo từng giai đoạn:
Trong một số bệnh, giai đoạn cấp tính thì bác sĩ sẽ cần kê liều thuốc cao dùng điều trị khởi đầu ngắn ngày, sau đó sẽ giảm liều để điều trị duy trì sau khi bệnh đã được chuyển biến tốt.
Video đang HOT
Đối với trường hợp sử dụng thuốc kê đơn theo liều cao và dài ngày có thể dẫn đến các tác dụng phụ cho bệnh nhân. Đặc biệt, khi không thực hiện tái khám mà tự ý sử dụng đơn thuốc có thể dẫn đến nhiều tai biến nguy hiểm.
Có người bệnh khi được bác sĩ kê đơn điều trị thấp, ngắn ngày nhằm theo dõi đáp ứng thuốc hoặc sự dung nạp thuốc của người bệnh. Sau đó mới thực hiện tăng liều nhằm đạt hiệu quả. Những trường hợp này khi tự ý sử dụng lại đơn thuốc cũ hay đơn thuốc của người khác có thể khiến bệnh tình kéo dài vì không nhận được điều trị đầy đủ.
2. Không sử dụng lại đơn thuốc dài ngày
Những đơn thuốc dài ngày từ 30 ngày, đây là các đơn thuốc thường được kê trong các trường hợp bệnh mạn tính nhằm giúp người bệnh điều trị duy trì ổn định bệnh.
Trong khi đó, bệnh nhân có thể nhận được các đơn thuốc giống nhau trong nhiều tháng và dẫn đến tình trạng chủ quan của người bệnh khi quyết định sử dụng lại đơn thuốc cũ mà không thực hiện tái khám.
Tái khám bệnh giúp bác sĩ kiểm soát tình trạng bệnh nhân đang diễn biến theo chiều hướng nào để đưa ra thay đổi phù hợp – Ảnh Internet
- Trường hợp bị bệnh diễn biến bệnh xấu đi, thuốc cũ không còn kiểm soát được bệnh:
Những căn bệnh mạn tính như người bệnh mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, đây là những bệnh diễn ra âm thầm, bệnh có thể xấu đi mà người bệnh không biết. Thuốc được sử dụng ban đầu lúc này có thể không còn đủ hiệu quả để kiểm soát bệnh.
Việc điều trị dài ngày có thể khiến bệnh nhân quen thuốc, điều này còn làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc. Đối với sự thay đổi này cần có sự xem xét và đánh giá của bác sĩ để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp như tăng liều thuốc hoặc thay đổi thuốc.
- Khi bệnh nhân xuất hiện thêm bệnh mới:
Người bệnh mắc các bệnh về tim mạch hay chuyển hóa thường có mối liên quan chặt chẽ với nhau nên những bệnh này cũng trở thành yếu tố nguy cơ hoặc biến chứng của bệnh kia.
Do đó, bệnh nhân có thể mắc thêm một căn bệnh mới có liên quan đến căn bệnh đang được điều trị. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại đơn thuốc là điều vô cùng cần thiết vì lúc này các đơn thuốc đang sử dụng không còn phù hợp và có thể làm nặng hơn căn bệnh mới mà người bệnh đang mắc phải.
Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại đơn thuốc khi cần thiết khi điều trị bệnh cho người bệnh – Ảnh Internet
3. Nguy hiểm từ sử dụng đơn thuốc cũ hoặc sử dụng đơn thuốc của người khác
Thực tế, rất nhiều trường hợp người bệnh được điều trị khỏi bệnh nhưng rất nhanh sau đó bệnh tái phát. Tuy nhiên, thay vì đến thăm khám tại cơ sở y tế thì bệnh nhân thường tự ý mua lại thuốc theo đơn thuốc cũ mà trước đây bác sĩ đã kê đơn.
Hoặc cũng có không ít trường hợp chuyền tay nhau đơn thuốc khi có người mắc bệnh, thăm khám và điều trị khỏi bằng đơn thuốc.
Nhưng có rất nhiều bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng giống nhau nhưng lại xuất phát từ hai bệnh khác nhau mà không thể sử dụng chung một loại thuốc.
Ngay cả đối với trường hợp người bệnh cùng mắc chung một bệnh nhưng việc sử dụng chung đơn thuốc là điều không nên vì mỗi người sẽ có một bệnh sử khác nhau, việc đáp ứng của cơ thể đối với thuốc cũng khác nhau nên chưa chắc đã có thể sử dụng đơn thuốc giống nhau để điều trị.
Việc đáp ứng của cơ thể đối với thuốc cũng khác nhau nên chưa chắc đã có thể sử dụng đơn thuốc giống nhau để điều trị – Ảnh Internet
4. Lời khuyên khi sử dụng thuốc từ chuyên gia
Sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng người bệnh sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Do đó, khi sử dụng thuốc cần lưu ý một số điều sau:
- Thực hiện tái khám đúng ngày để được bác sĩ theo dõi và điều trị.
- Bệnh cấp tính khi điều trị chưa khỏi, không tự ý tìm đến thầy thuốc mới.
- Bệnh mạn tính không lơ là việc tái khám do những thay đổi bất thường của bệnh mà liều lượng thuốc và loại thuốc thay đổi.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân, người bệnh cần không sử dụng lại đơn thuốc cũ, không nên sử dụng đơn thuốc của người khác hoặc cho người khác mượn đơn thuốc của mình và không tự ý loại bỏ hay thêm thuốc trong đơn thuốc bác sĩ đã kê.
Trúc Nhi - Diệu Nhi trở lại bệnh viện tái khám sau 15 ngày được về nhà, thích thú chơi đua xe cùng bác sĩ
Dù ca phẫu thuật tách rời thành công, tuy nhiên theo Giám đốc BV Nhi đồng Thành phố, Trúc Nhi - Diệu Nhi cần phải trải qua 4 cuộc phẫu thuật khác để tìm lại cơ thể nguyên vẹn. Sau khi được xuất viện về nhà (7/10), hôm nay 2 con quay trở lại BV để tái khám.
Ngày 23/10, fanpage của BV Nhi đồng Thành phố tiếp tục chia sẻ những thông tin, hình ảnh mới nhất của Trúc Nhi - Diệu Nhi. Sau khi trở về nhà cùng bố mẹ, 2 chị em tiếp tục quay trở lại BV để tái khám và tiêm ngừa đúng mũi theo lịch.
Sau 15 ngày, 2 chị em tươi tắn trở lại BV để khám dinh dưỡng
"Hôm nay, 2 con ghé tái khám dinh dưỡng, được BS.CK2 Dương Công Minh - Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế và BS Trần Minh Mẫn chỉ định tiêm ngừa đúng mũi theo lịch. Tình hình là 2 con đều ăn ngoan, ngủ giỏi, sức khoẻ lẫn tinh thần đều khởi sắc. Cứ ngỡ "rồi người thương cũng hoá người dưng"... ai dè 2 công chúa chích ngừa không khóc nhè, lại còn chơi đua xe vui vẻ, mừng hết cỡ khi gặp lại các bác sĩ nữa" - BV Nhi đồng Thành phố chia sẻ.
Sau khi thăm khám và chích tiêm ngừa theo lịch, 2 chị em Trúc Nhi - Diệu Nhi vui vẻ cười đùa, chơi đua xe cùng các y bác sĩ tại BV
Trước đó, bác sĩ Trương Quang Định - Giám đốc BV Nhi đồng Thành phố, khẳng định quá trình hồi phục của Trúc Nhi và Diệu Nhi gần như hoàn hảo. Các bé đi tiểu bình thường, tiêu hóa ổn định. Bé đạt đúng quỹ đạo phát triển như một trẻ bình thường, cả về thể chất và tinh thần.
Hình ảnh vô cùng đáng yêu của 2 chị em khi ở nhà được bố mẹ ghi lại (Ảnh: BV Nhi đồng Thành phố)
Trúc Nhi - Diệu Nhi được xuất viện về nhà hôm 7/10
Hai con sẽ được về nhà khoảng một tháng, sau đó Diệu Nhi sẽ phẫu thuật đóng hậu môn tạm để dùng hậu môn thật. Còn Trúc Nhi cần nhiều thời gian hơn cho cuộc mổ tiếp theo. Hiện tại, Trúc Nhi đã đạt 7,7kg, Diệu Nhi nặng 8kg, cùng cao 72cm. Cho đến năm 18 tuổi, các con sẽ còn phải trải qua nhiều ca đại phẫu khác để thực sự hoàn thiện cơ thể.
Diệu Nhi - Trúc Nhi sinh ngày 6/7/2019 tại Bệnh viện Hùng Vương TPHCM, là hai bé gái song sinh dính liền phần chậu. Sau đó, song Nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố để tiếp tục theo dõi, điều trị, nuôi dưỡng với chế độ hết sức đặc biệt và chuẩn bị kỹ càng cho ca mổ tách dính.
Ngày 15/7/2020, sau vô số lần hội chẩn và lên kế hoạch kỹ càng với gần 100 y, bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên đã giúp Trúc Nhi - Diệu Nhi thực hiện ca phẫu thuật để mổ tách dính.
Đúng 14 giờ 7 phút ngày 15/7, hai bé gái song sinh dính liền Trúc Nhi - Diệu Nhi đã được tách rời thành công. Ngay lập tức, các bé được đưa sang hai phòng phẫu thuật bên cạnh để tiếp tục thực hiện những phần chỉnh hình quan trọng ở vùng dưới.
Ngày 16/7, cả hai bé đều tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật kéo dài 12 giờ đồng hồ đầy căng thẳng.
Ngày 7/10, 2 bé tạm thời được xuất viện trước khi quay lại BV để cho các cuộc hậu phẫu tiếp theo.
Cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi được tạm xuất viện Vượt qua cuộc đại phẫu tách dính, sức khỏe của cặp Song Nhi tiến triển rất khả quan, các bé được bác sĩ cho xuất viện. Một tháng sau, Song Nhi sẽ trở lại để thực hiện cuộc phẫu thuật tiếp theo. Tối 24/9, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, 2 bé song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi sẽ xuất viện...