Chuyên gia thời tiết nói về sai số dự báo bão số 5
Chuyên gia thời tiết vừa thừa nhận có sai số khi dự báo bão số 5 đồng thời tiết lộ thời điểm bão tan.
Như chúng tôi đã đưa tin, vào khoảng 9h sáng nay (3/8), bão đã vào đến bờ biển Quảng Ninh, gây gió giật mạnh tại đây và các tỉnh Đông Bắc.
Không lâu sau đó, tới 10h sáng, bão đổ bộ tới Thái Bình, Nam Định gây mưa lớn và ngập úng cục bộ ở một số tuyến phố.
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
Trao đổi với phóng viên TS, ông Phạm Văn Sinh, Phó Bí thư tỉnh uỷ – Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho hay, dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương khá chuẩn xác, nhưng vẫn có một chút sai số.
Cụ thể, họ dự báo sức gió giật cấp 8 – 9, nhưng trên thực tế, ở Thái Bình, gió chỉ giật cấp 7 – 8.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TS về vấn đề này, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay: “Sai số của các tâm bão sau 24h là 120 còn đối với 48 giờ là 240. Theo dự báo, bão sẽ tấn công Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình.
Trên thực tế, cấp gió ở Thái Bình đúng là yếu hơn so với mức chúng tôi đưa ra. Nguyên nhân của sai số này là do trước khi cơn bão xảy ra bao giờ chúng tôi cũng phải đề phòng thông qua các sai số để bà con chủ động phòng chống.
Video đang HOT
Theo chúng tôi, ở Quảng Ninh và Hải Phòng, việc dự báo không có sai số. Nhưng ở Thái Bình và Nam Định, sức gió yếu hơn một chút so với dự báo, nhưng lượng mưa thì đúng như dự báo.
Lượng mưa cao nhất hiện khoảng trên dưới 200mm, xảy ra ở khu vực đồng bằng trung du Bắc bộ. Trong khi đó, ở vùng núi phía Bắc hay Quảng Ninh chỉ ở khoảng hơn 100mm”.
Phố Lý Thường Kiệt (Thái Bình) chìm trong nước lũ (Ảnh: Minh Quân)
Ông Hải nhấn mạnh, khi có bão, bao giờ cũng có 3 yếu tố cần chú trọng đó là sức gió, nước biển dâng và đặc biệt là mưa.
“Mưa vẫn còn tiếp tục trong đêm nay và ngày mai. Cơn bão này đã đổ bộ vào Quảng Ninh lúc 9h30 – 10h sáng nay và hiện đang suy yếu dần. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Quảng Ninh. Ngoài ra, nhiều khu vực khác ở miền Bắc có mưa to hoặc mưa rất to.
Cơn bão này sẽ đi qua, kết thúc vào đêm mai (4/8). Chúng sẽ di chuyển tới Lai Châu rồi sang Lào, Trung Quốc. Đến sáng 5/8, mọi người sẽ thấy hết hẳn bão và mưa”, ông Hải cho biết thêm.
Theo ghi nhận của phóng viên TS tại Thái Bình, tối 3/8 chỉ có mưa nhỏ ở một số nơi. Nhiều tuyến phố bị ngập úng cục bộ như đã đưa tin trước đó giờ đã được các lực lượng chức năng xử lý triệt để.
Theo VTC
Bão số 5: Sơ tán hơn 5.000 dân
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư cho biết, khoảng chiều nay (3/8), bão số 5 sẽ đổ bộ vào các tỉnh Đông Bắc nước ta, gây mưa lớn toàn miền Bắc, cần đề phòng lũ quét ở miền núi, thủy triều dâng cao 3-5 m.
Chiều tối qua (2/8), bão số 5 vượt qua phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc) và đi vào vịnh Bắc bộ. Khoảng 4 giờ sáng nay (3/8), tâm bão cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định khoảng 170 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (từ 75 đến 102 km/h), giật cấp 11, cấp 12.
Dự báo, sau đó, bão số 5 sẽ đổi hướng, di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ khoảng 25 km/h và đi vào đất liền các tỉnh Đông Bắc. Đến 16 giờ ngày hôm nay, vị trí tâm bão ở khu vực các tỉnh Đông Bắc nước ta. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.
Do ảnh hưởng của bão, từ sáng sớm nay (3/8), các tỉnh ven biển đông Bắc có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Từ ngày 3/8, ở Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 3-5m.
Đến 16 giờ ngày 2/8, Ủy ban Quốc gia TKCN cho biết, tuyến biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 49.966 phương tiện/207.903 người biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh. Khu vực ven biển và trên các đầm bãi ven sông, biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa thông báo trên 7.300 lồng, bè, mảng, chòi, lều canh với hơn 10.700 người chủ động đón bão.
Tại Nam Định, trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Xuân Thủy, Giám đốc sở NN&PTNT Nam Định cho biết, tỉnh đã cử 3 Phó chủ tịch tỉnh xuống ba huyện ven biển là Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu để chỉ đạo công tác phòng chống bão. Tỉnh cũng yêu cầu, phải di dời toàn bộ người ở gần 900 chòi canh nuôi trồng thủy sản ngoài để trước 21 giờ ngày 2/8.
Tại Thái Bình, Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh này, cho hay, tỉnh có lệnh cấm biển từ sáng ngày 2/8.
Người dân sống tại làng chài bến Do, TP Cẩm Phả, neo buộc và khẩn trương phòng chống bão số 5 - Ảnh chụp trưa ngày 2/8 (Ảnh: Thành Duy)
Sơ tán hơn 5.000 dân
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng chỉ đạo các đơn vị, địa phương dừng các cuộc họp trong ngày 3/8 để tập trung chỉ đạo, thực hiện phòng chống bão. Từ chiều 3/8, các bến phà, tàu khách du lịch, phương tiện vận tải thủy nội địa sẽ phải dừng hoạt động. Đồng thời, tổ chức sơ tán người ở những vùng xung yếu, người trên lồng bè thủy sản xong trong chiều 3/8.
Huyện Cát Hải đã triển khai sơ tán hơn 2.300 dân vùng xung yếu. Ông Nguyễn Quang Vinh, chánh văn phòng UBND huyện Cát Hải, cho biết đến chiều 2/8, huyện đã tổ chức sơ tán tại chỗ cho hơn 1.300 người dân thuộc các khu xung yếu ở các xã Văn Phong, Đồng Bài, Hoàng Châu, Nghĩa Lộ và thị trấn Cát Hải tới trụ sở cơ quan, trường học và nhà kiên cố. Tại đảo Cát Bà có hơn 70 người chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản đã sơ tán vào trụ sở các cơ quan đơn vị an toàn. Huyện Thủy Nguyên đã đưa 2.700 người dân ở ven đê đến nơi trú ẩn an toàn.
Cấm tàu trên vịnh Hạ Long
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành hai công điện chỉ đạo các địa phương dừng các cuộc họp để tập trung phòng chống bão số 5. Theo đó, từ chiều 2/8, cấm các tàu chở khách tham quan vịnh Hạ Long đến hết ngày 4/8; gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi tránh trú bão xong trong chiều 2/8; sơ tán dân chài, lồng bè vào đất liền xong trước 8 giờ sáng nay 3/8.
Các địa phương trong tỉnh và Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam triển khai các phương án đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở khu dân cư, sạt lở đất đá tại bãi thải.
Chiều 2/8, báo cáo Trung tâm PCLB khu vực miền Trung-Tây Nguyên cho hay, vẫn còn 13 tàu/191 lao động tỉnh Quảng Ngãi hoạt động khu vực quần đảo Hoàng Sa. Thời tiết xấu do ảnh hưởng bởi bão, nhiều tàu cá, ngư dân trên địa bàn miền Trung gặp nạn. Ngày 2/8, đài thông tin duyên hải (TTDH) Đà Nẵng tiếp tục phát tín hiệu tới các tàu cá yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm ngư dân trên tàu cá BĐ 30673 TS bị rơi xuống biển.
Hủy hàng chục chuyến bay vì bão
Tối 2/8, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết, trước diễn biến phức tạp của bão số 5, hãng buộc phải hủy các chuyến bay tại các tỉnh phía Bắc trong ngày 3/8. Tổng số chuyến bay nội địa và quốc tế bị hủy trong ngày 3/8 là 44 chuyến, bao gồm tất cả các chuyến đi/đến Hải Phòng (tổng cộng 10 chuyến), 32 chuyến đi/ đến Hà Nội và 2 chuyến bay quốc tế bị ảnh hưởng dây chuyền.
Ngoài ra, hãng hàng không Jetstar Pacific cũng thông báo, ngày 3/8, chuyến BL 512/BL 513 hành trình TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng và ngược lại sẽ chuyển hướng hạ/cất cánh tại Hà Nội thay vì Hải Phòng.
Theo Khampha
Bão áp sát bờ biển Quảng Ninh - Nam Định Vượt qua đảo Hải Nam (Trung Quốc), bão Jebi đang áp sáp bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định với sức gió mạnh cấp 9. Hoàn lưu bão gây mưa khắp Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa, tập trung nhất vào đêm nay. Vùng mây do bão Jebi bao phủ ở vịnh Bắc Bộ sáng 3/8. Ảnh: NCHMF Tối 2/8, bão...