Chuyên gia thôi miên cảnh báo không nhận quà, nghe điện thoại người lạ ngoài đường
Thời gần đây tại Thủ đô Hà Nội, lại xảy ra hiện tượng nhiều đối tượng giả danh khách mua hàng, rồi dùng thủ đoạn “ thôi miên” để lừa tiền, đánh cắp hàng rồi nhanh chóng bỏ trốn, khiến dư luận hoang mang.
Vậy liệu có hay không việc đối tượng xấu có thể lợi dụng “thôi miên” để đi lừa người khác hay do một loại ma túy, thuốc mê nào đó?
Trả lời phỏng vấn trên báo Lao Động và trong chương trình “Bí mật của tạo hóa”, chuyên gia tâm lý, thôi miên Nguyễn Mạnh Quân khẳng định: “Trong thôi miên, yếu tố tiên quyết bắt buộc phải có là: Phải có sự kết hợp và hợp tác chặt chẽ của thân chủ (người được thôi miên) và hơn nữa bản thân người được thôi miên phải rất muốn được có sự thôi miên”.
“Bởi vậy, với các vụ việc bị mất tài sản càng không có chuyện người bị mất tài sản lại mong muốn được thôi miên để mất tài sản cả. Ngay kể cả trong thôi miên biểu diễn hay thôi miên trị liệu thì người được thôi miên cũng luôn luôn tỉnh táo mà không bao giờ bị mê man, vì vậy không có bất cứ một người nào có thể sử dụng thôi miên để làm một việc mà người được thôi miên không muốn!”
Còn trường hợp mà dư luận cho rằng những người tưởng rằng bị “thôi miên” lừa mất tài sản, ông chỉ ra là do một loại ma túy này rất đặc biệt và nguy hiểm. Tại Châu Âu cách đây khoảng 10 năm, kẻ gian đã sử dụng loại ma túy này, mà có một thời trong giới “giang hồ”, tại Châu Âu gọi là Geruch Des Teufl, loại này tương đối hiếm.
Loại ma túy này phần lớn là ở dạng bột để pha vào nước, tất nhiên là cũng có ở dạng nước và toả khí gần như cồn ête, nhưng khó kiếm hơn dạng bột. Đặc tính cả hai dạng bột và nước đều không có mùi vị.
Nếu như uống hoặc hít phải nhiều chất ma túy này thì thậm chí bộ não của người bị hại sẽ bị xoá hết mọi thông tin đã có trước khi uống hoặc hít phải khoảng 15 phút và ngay khi chất kích thích đã không còn tác động thì cũng phải cần tới 10 phút sau bộ não mới có thể ứng xử bình thường được! (trong trường hợp này thì người bị hại không hề nhớ được mặt kẻ đã hại mình, và cũng không hề biết điều gì đã từng xảy ra với mình, ngoại trừ bị mất của thì sau đó họ mới biết, nhưng không thể biết mất trong trường hợp nào).
Cuối cùng, chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người là không nên nhận quà, tiền hay nghe điện thoại của người lạ ngoài đường. Đặc biệt, không uống nước hay ăn đồ ăn của người lạ khi chỉ có một mình.
Video đang HOT
Trước đó, trên mạng xã hội facebook xôn xao về clip chị Chu Thị Sáu, nhân viên của cửa hàng Sản vật dân tộc (số 351 Lương Thế Vinh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị một đối tượng giả khách mua hàng lừa tiền bằng cách “thôi miên”.
Gã đàn ông bị nghi thôi miên cô gái trẻ.
Sau khi hỏi giá và tìm hiểu các sản phẩm khách hàng đã đồng ý lấy một bình rượu ngâm thuốc tăng cường sinh lý trị giá 3 triệu đồng và một bình rượu ngâm sáp ong trị giá 2 triệu đồng.Sự việc được chị Sáu kể lại như sau, vào khoảng 11h 45 ngày 17/12/2015, có một khách hàng nam gần 40 tuổi vào hỏi mua hàng để biếu sếp.
Vị khách này gọi cho lái xe của cơ quan đứng đợi để mang quà ra. Đối tượng còn đưa máy cho tôi nhờ nói với lái xe cố đợi thêm một chút nữa.
Sau khi nghe điện thoại, chị Sáu cho biết: “Tôi như bị thôi miên sau khi nghe xong cuộc điện thoại, không làm chủ được suy nghĩ của mình. Hắn nói gì tôi cũng làm theo”.
Trong quá trình mua hàng, đối tượng liên tục nghe và gọi điện thoại cho ai đó.
Đến lúc thanh toán tiền hai sản phẩm, người đàn ông nói không mang đủ tiền mà muốn ký gửi chiếc điện thoại Iphone 5, sau 30 phút nữa sẽ mang tiền đến trả và lấy lại điện thoại.
Chị Sáu nói: “Lúc đó đầu óc tôi cứ u mê, bị cuốn theo lời nói của vị khách. Người đàn ông này nói gì tôi cũng nghe và làm theo”.
Thời điểm cuối năm nạn lừa đảo trộm cắp cướp giật ngày càng nở rộ, Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Trưởng công an quận Hoàng Mai cũng khuyến cáo người dân trên báo Tiền Phong: “Thời điểm này là “tháng củ mật”, bà con cần phải hết sức cảnh giác với các loại tội phạm, đặc biệt là lừa đảo. Nhiều đối tượng giả vờ vào nhà hoặc tiếp xúc ngoài đường để hỏi thăm, làm quen rồi lợi dụng sơ hở cho thuốc mê vào cốc nước hoặc đồ ăn gì đấy khiến chủ nhà, người đối diện bị ngấm thuốc rồi trộm cắp tài sản”.
Theo Ngươi đưa tin
Nghi can trốn truy nã giả danh nữ trung tá quân đội
Dù đang trốn truy nã, người đàn bà 53 tuổi vẫn tiếp tục "giở bài cũ" để lừa thêm nạn nhân.
Sáng 26/1, đại tá Đặng Hoài Sơn (Trưởng công an thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết Kiều Thị Thanh (53 tuổi, trú phường Sông Trí) vừa bị bắt theo quyết định truy trã về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị can Kiều Thị Thanh
Theo cơ quan điều tra, trong năm 2014, bà Thanh khoe quan hệ rộng, có thể xin giúp cho anh Dương Văn Bồng (26 tuổi) vào một số cơ quan nhà nước trên địa bàn. Sau khi nhận 180 triệu đồng từ gia đình anh này, bà ta bỏ trốn và bị công an truy nã.
Trong thời gian lẩn trốn ở Hà Nội, bà Thanh khai vẫn "tranh thủ" đi lừa đảo. Nghi can mua 4 bộ quân phục giả, xưng danh trung tá làm việc tại một học viện của Bộ Quốc phòng để lừa "chạy việc".
Tin lời khoác lác của người phụ nữ trốn truy nã này, gia đình anh Phan Văn Mạnh (trú huyện Thanh Trì) nhờ lo lót việc làm cho con trai với giá 140 triệu đồng. Bà Thanh đã nhận trước gần 60 triệu đồng.
Vụ án đang được điều tra mở rộng./.
Làm rõ đối tượng giả danh Công an Hà Nội chiếm đoạt 800 triệu đồng
Ngày 11/11, Công an quận 3, TP Hồ Chí Minh cho biết đang làm rõ vụ một nhóm đối tượng giả danh Công an Hà Nội lừa đảo 800 triệu đồng.
Theo Đức Hùng
Theo_VOV
Thực hư đoạn clip "thôi miên lừa tiền" xảy ra ở Bắc Ninh? Trên các trang mạng xã hội xuất hiện đoạn clip "thôi miên lừa tiền", gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên Công an tỉnh Bắc Ninh chưa nhận được trình báo về việc này. Mới đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện đoạn clip "thôi miên lừa tiền", gây xôn xao dư luận. Đoạn clip được đăng tải trên mạng xã...