Chuyên gia Thái Lan: ASEAN hy vọng Nhật, Mỹ ‘nắn’ hành vi của Trung Quốc
“ASEAN không muốn trở thành sân khấu cho sự cạnh tranh quyền lực”, nhà báo Thái Lan khẳng định.
“Những gì chúng tôi mong đợi Tokyo và Washington sẽ làm là định hình hành vi của Bắc Kinh theo cách tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế” – ông Kavi Chongkittavorn, chủ mục tờ Bangkok Post và là chuyên gia của Học viện an ninh và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Chulalongkorn, Thái Lan nói.
Hoan nghênh vai trò của Trung Quốc với tư cách là nhà cung cấp viện trợ và đầu tư kinh tế lớn cho ASEAN, ông Kavi đồng thời có quan điểm thận trọng về chủ trương an ninh của Bắc Kinh, đặc biệt liên quan đến các hoạt động quân sự hóa và thử tên lửa gần đây ở Biển Đông.
Ông Kavi Chongkittavorn.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của giảm leo thang căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, bác bỏ ý kiến cho rằng ASEAN nên đứng về phía Mỹ và Nhật Bản để chống lại Trung Quốc, quốc gia mà một số nhà phê bình coi là “phá hoại trật tự quốc tế tự do, cởi mở và dựa trên luật lệ”, theo Kyodo News.
“ASEAN không lựa chọn giữa Mỹ hay Trung Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc”, ông nói. “Chúng tôi muốn duy trì mối quan hệ tốt với các cường quốc bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ”, nhà phân tích khẳng định.
Theo ông Kavi, mối quan hệ Nhật-Trung và Mỹ-Trung ổn định là quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của Đông Nam Á, đặc biệt là khi căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh – hai nền kinh tế thứ nhất và thứ 2 thế giới – đã khiến kinh tế khu vực và toàn cầu tăng trưởng chậm lại.
Nhà báo Thái Lan cho rằng ASEAN hy vọng Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác để thúc đẩy nền kinh tế và phát triển khu vực, trong khi mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đã được cải thiện rõ rệt, và không có giải pháp dễ dàng nào cho cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ông chỉ ra tầm quan trọng của một sáng kiến Nhật-Trung thúc đẩy các dự án hợp tác kinh tế chung ở nước thứ ba.
“Với tư cách là Chủ tịch ASEAN đương nhiệm, Thái Lan muốn hai nước thực hiện nhiều dự án trong khu vực, hy vọng Nhật Bản sẽ dẫn dắt Trung Quốc tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế như đảm bảo tính minh bạch trong đầu tư và sự bền vững nợ của nước nhận”, ông Kavi nói.
“Cả hai nước đều có những gì khu vực cần. Trung Quốc có vốn và nhân lực, trong khi Nhật Bản có chuyên môn công nghệ và sự tinh tế”, Kavi phân tích thêm
Video đang HOT
Về căng thẳng Mỹ-Trung, ông Kavi cho biết: “Tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc đã được thảo luận nghiêm túc khi các nhà lãnh đạo ASEAN gặp nhau vào tháng 6 tại Bangkok. Họ muốn biết điều gì sẽ là kết thúc, và nhất là những gì sẽ là mục tiêu mới của Mỹ ở Đông Nam Á.”
Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương năm 2017 gia tăng sự hoài nghi của khu vực với vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc thúc đẩy thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương đặc biệt khi Tổng thống Trump theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trước nhất”.
Tuy nhiên, để đối phó với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực cả về kinh tế và quân sự, ông Trump đã đưa ra một chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở trong chuyến công du châu Á đầu tiên vào tháng 11/2017. Nhưng ông không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị thượng đỉnh hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm ngoái, làm dấy lên nghi ngờ về cam kết của siêu cường đối với khu vực.
Tại hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần này, Ngoại trưởng Mỹ mang đến thông điệp trấn an rằng Mỹ vẫn tham gia đầy đủ ở châu Á khi Trung Quốc ngày càng mong muốn hiện diện chính trị và quân sự nhiều hơn ở các nước láng giềng.
“Chính quyền Mỹ không chỉ nói về cam kết của chúng tôi với khu vực, chúng tôi đang tích cực theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với đồng minh và đối tác”, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một cuộc họp ngắn trước chuyến đi. Điều đó bao gồm “đảm bảo tự do biển và bầu trời; các quốc gia có chủ quyền cách ly khỏi sự ép buộc bên ngoài”, quan chức này nói thêm.
(Nguồn: Kyodo, CNA)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Biển Đông "nóng" ở Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Trung Quốc "vừa đấm vừa xoa"
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Bangkok hôm 31/7, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đồng thời có tuyên bố nhằm xoa dịu căng thẳng.
Hôm 31/7, phát biểu tại Bangkok, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo các quốc gia ngoài khu vực cần tránh những hành động làm gia tăng thêm căng thẳng liên quan tới tranh chấp chủ quyền ở khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
"Chúng tôi cho rằng các nước không phải trong khu vực không nên cố tình thổi phồng những khác biệt từ quá khứ", Reuters dẫn lời ông Vương.
"Các nước bên ngoài cũng không được lợi dụng những khác biệt này để gieo rắc sự ngờ vực giữa Trung Quốc và các nước ASEAN", ông Vương nói thêm.
Trong hôm nay (1/8), ông Vương có kế hoạch gặp mặt Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan hôm 31/7, ông Vương bày tỏ hy vọng Mỹ - Trung có thể nói chuyện thẳng thắn và mang tính xây dựng.
Cũng theo ông Vương, Trung Quốc đang thảo luận nhằm mở rộng và "tối ưu hóa" các cuộc tập trận chung với các nước ASEAN.
Tình hình Biển Đông trở thành nội dung chính trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Bangkok hôm 31/7.
Thông cáo chung sau hội nghị cũng nhấn mạnh, "một số Bộ trưởng đã bày tỏ mối quan ngại về hoạt động cải tạo, hành động và những vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra ở Biển Đông".
Cụm từ "những tai nạn nghiêm trọng" trong thông cáo năm nay được đánh giá là phản ứng mạnh mẽ hơn của ASEAN đối với Trung Quốc so với bản thông cáo hồi năm ngoái, đồng thời cho thấy tình hình căng thẳng ở Biển Đông đang ngày càng gia tăng.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Căng thẳng ở Biển Đông trong thời gian gần đây có dấu hiệu gia tăng sau vụ việc một tàu cá của Philippines bị Trung Quốc tấn công và đâm chìm cũng như vụ việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng biển của Việt Nam.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc ngày 31/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến trên thực địa ở Biển Đông, trong đó có hoạt động của tàu khảo sát HD-08 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, các hành động như vậy đe dọa nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực. Phó Thủ tướng khẳng định lại lập trường nguyên tắc của ASEAN về tầm quan trọng của tăng cường lòng tin, không quân sự hóa, kiềm chế, không có hoạt động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp tình hình; tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong một động thái nhằm xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông, hôm 31/7, Bắc Kinh cho hay ASEAN và Trung Quốc đã hoàn tất quá trình đọc bản nháp đầu tiên đàm phán về văn bản của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
"Đây là một thành tựu mới và quan trọng trong quá trình tham vấn COC và đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới mục tiêu hoàn thành quá trình tham vấn trong khoảng thời gian 3 năm", Straits Times dẫn lời Bộ trưởng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Các Bộ trưởng Ngoại giao tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ở Thái Lan hôm 31/7.
Cũng theo ông Vương, dựa trên văn bản nháp, các quốc gia tham gia đàm phán COC hy vọng có thể xóa bỏ bớt những bất đồng quan điểm.
Trong buổi họp báo vào cuối ngày 31/7, Bộ trưởng Vương Nghị còn nhấn mạnh sự ủng hộ đối với quyết định của các nhà lãnh đạo ASEAN khi thông qua "Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" hồi tháng Sáu với mục tiêu giúp cả khối đối phó tốt hơn với các thách thức trong tương lai.
Theo ông Vương, "nhiều điều khoản và ý tưởng nằm trong 'Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương' trùng khớp với quan điểm của Trung Quốc mà điển hình là cam kết về sự đoàn kết, mở cửa, minh bạch trong khối ASEAN".
Ông Vương khẳng định, Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với ASEAN để "định hướng và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tăng trưởng tích cực giữa hai bên".
Thông cáo chung được công bố vào cuối phiên họp toàn thể của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN hôm 31/7 cũng cho hay, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì và thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC. Theo đó, các Bộ trưởng hoan nghênh những biện pháp thiết thực có thể giúp giảm căng thẳng và rủi ro tai nạn, hiểu lầm và tính toán sai.
Các Bộ trưởng cũng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Bởi đây từng là một trong những văn bản được Tòa trọng tài quốc tế The Hauge, Hà Lan sử dụng hồi năm 2016 để đưa ra phán quyết phủ nhận tuyên bố chủ quyền phí lý "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet
Mỹ loay hoay tháo gỡ căng thẳng giữa 2 đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc Là đồng minh lớn của cả hai nước, Mỹ đang kỳ vọng Nhật Bản và Hàn Quốc có thể sớm tìm ra giải pháp hóa giải căng thẳng. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc bị đánh giá đang ở mức thấp nhất kể từ khi hai quốc gia này bình thường hóa quan hệ vào năm 1965, với nhiều bất...