Chuyên gia tai mũi họng chia sẻ cách dùng nước muối để súc miệng và ngăn ngừa đau họng
Không ít người tin rằng súc miệng bằng nước muối có thể chữa đau họng. Tuy nhiên, trên thực tế, liệu phương pháp này có hiệu quả như mọi người vẫn nghĩ?
Sam Huh, chuyên gia y khoa kiêm trưởng khoa tai mũi họng tại Bệnh viện Mount Sinai Brooklyn cho biết: “ Súc miệng bằng nước muối là việc làm đầu tiên tôi khuyên các con khi chúng bị viêm họng”. Phương pháp này thực sự giúp xoa dịu cơn đau họng khó chịu.
Tuy nhiên, nước muối không thể chữa đau họng. Chuyên gia Huh cho biết, hầu hết các trường hợp mắc viêm họng đều do virus chứ không phải vi khuẩn gây nên. Do đó, họng thường tự khỏi sau 3-7 ngày.
Súc miệng bằng nước muối có tiêu diệt vi khuẩn không?
Theo chuyên gia Huh, nước muối là môi trường ưu trương nên chúng sở hữu áp suất thẩm thấu cao hơn chất lỏng trong tế bào của con người. Vì vậy, khi súc miệng nước muối, chất lỏng trong các tế bào sẽ bị hút ra ngoài kèm theo virus hoặc vi khuẩn.
Chuyên gia Huh cho biết thêm, giữ ẩm bề mặt họng cũng giúp làm dịu cơn đau. Trên thực tế, muối có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn hoặc virus vốn nằm gần bề mặt họng gây viêm họng. Dù vậy, nước muối không phải là thuốc chữa đau họng. Súc miệng bằng nước muối không thể trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Nên sử dụng bao nhiêu muối?
Hiệu quả của phương pháp này dựa trên lượng muối bạn sử dụng. Nếu không đủ độ mặn, súc miệng nước muối sẽ chẳng đem lại lợi ích nào.
Theo chuyên gia Huh, loại nước này cần sở hữu tính ưu trương cao nên phải mặn hơn nước mắt. Thông thường, các bác sĩ khuyên mọi người nên pha một phần tư thìa cà phê muối với một nửa cốc nước ấm. Hơi nóng của nước không chỉ giúp hòa tan muối mà còn có công dụng làm tăng lưu lượng máu lưu thông trong cổ họng, từ đó thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh hơn.
Bạn có thể sử dụng mọi loại muối để súc miệng chữa đau họng. Dù vậy, theo Sedaghat, phó giáo sư kiêm bác sĩ tai mũi họng tại bệnh viện Eye and Ear Massachusetts ở Boston, các loại muối hạt nhỏ thường hòa tan nhanh và dễ pha hơn.
Nên súc miệng bằng nước muối bao nhiêu lần một ngày?
Video đang HOT
Sau khi súc miệng bằng nước muối lần đầu tiên, bạn sẽ thấy họng dễ chịu hơn trong vòng 24 giờ sau đó. Tiếp theo, mọi người phải duy trì thói quen này nếu không muốn làm mất đi khả năng chữa viêm họng của muối.
Erich Voigt, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ tai mũi họng tại Tổ chức y tế NYU Langone cho biết, tùy thuộc vào mức độ đau họng mà bạn có thể tiến hành súc miệng từ 2-4 lần mỗi ngày. Đồng thời, hãy uống nhiều nước để tránh muối phản tác dụng, làm khô phần còn lại của các tế bào bình thường trong họng.
Tất cả mọi người đều có thể súc miệng bằng nước muối?
Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy hạn chế súc miệng bằng nước muối. Mỗi khi súc miệng, mọi người sẽ vô tình nuốt phải một lượng muối nhỏ. Đây không phải là vấn đề lớn đối với những người có huyết áp bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát huyết áp, hãy tránh xa nước muối và thay vào đó hãy thử một vài cách khác.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp khắc phục đau họng tại nhà, một trong số đó là thường xuyên giữ ấm cổ họng. Theo chuyên gia Huh: “Súp gà có công dụng tương tự nước muối do món ăn này sở hữu nước dùng mặn”. Không những vậy, loại súp này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng góp phần chống nhiễm trùngd
Bên cạnh việc súc miệng bằng nước muối, Dùng một thìa mật ong, sử dụng máy tạo độ ẩm, uống nhiều nước và tránh xa khói thuốc lá cũng là những biện pháp giúp làm dịu cơn đau họng hiệu quả.
(Nguồn: Womenshealthmag)
Theo afamily
Cách chữa hôi miệng nhanh, hiệu quả nhất
Thật dễ dàng để cải thiện hơi thở của bạn và giữ cho răng và nướu khỏe mạnh cùng một lúc. Hãy thử các bước đơn giản để làm cho hơi thở của bạn cảm thấy tươi mát và sạch sẽ.
Làm gì khi bị hôi miệng?
Chữa hội miệng bằng đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên hơn
Sự tích tụ của các mảng bám trên răng sẽ thu thập những vi khuẩn gây hôi miệng. Những thức ăn bị mắc kẹt lại cũng gây hôi miệng.
Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần. Nếu bạn lo lắng về hơi thở của bạn, có thể làm thường xuyên hơn nhưng không nên lạm dụng. Nếu bạn chải quá mạnh, bạn có thể làm mòn men răng, làm cho răng dễ bị sâu.
Chữa hôi miệng bằng Súc miệng
Bên cạnh việc làm sạch hơi thở của bạn, nước súc miệng còn giúp loại bỏ vi khuẩn. Nước súc miệng hương bạc hà có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Nhưng hãy chắc chắn rằng nước súc miệng bạn chọn làm chết các vi khuẩn gây hôi miệng chứ không chỉ giúp che đậy mùi hôi. Hãy súc miệng hàng ngày bằng nước súc miệng tốt và loại bỏ nguồn gây hôi miệng.
Chữa hội miệng bằng việc cạo lưỡi
Các lớp phủ thường bám trên lưỡi của bạn có thể là nơi tập trung các vi khuẩn gây mùi. Để loại bỏ chúng, hãy chải lưỡi nhẹ nhàng của bạn bằng bàn chải đánh răng
Nếu bàn chải của bạn là quá lớn để có thể dễ dàng đến phía sau lưỡi, hãy thử một que cạo lưỡi. Chúng được thiết kế đặc biệt sử dụng trên bề mặt của lưỡi, giúp loại bỏ vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn, và các tế bào chết mà chỉ đánh răng không thể chăm sóc hết.
Tránh các thức ăn làm hơi thở của bạn có mùi hôi
Hành tây và tỏi là là 2 loại thức ăn chính gây hôi miệng. Nhưng đánh răng sau khi bạn ăn chúng không giúp cải thiện tình trạng hôi miệng.
Các chất gây mùi hôi của chúng đi vào máu của bạn và tới phổi, nơi bạn thở chúng ra, theo nha sĩ Richard Price, phát ngôn viên của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ.
Cách tốt nhất để ngăn chặn vấn đề này là không hoặc hạn chế ăn chúng, hay ít nhất là tránh ăn chúng trước khi bạn đi làm hoặc gặp gỡ bạn bè.
Bỏ thói quen hút thuốc lá
Bên cạnh việc gây ung thư, hút thuốc lá có thể gây tổn hại lợi, gây các vết đen trên răng của bạn, và làm cho hơi thở có mùi hôi.
Bỏ bạc hà sau bữa ăn tối và thay thế bằng nhai kẹo cao su
Các vi khuẩn trong miệng của bạn yêu đường. Chúng sử dụng nó để tạo ra axit là chất làm mòn men răng và gây hôi miệng. Thay vào đó hãy nhai kẹo cao su không đường.
Nhai kẹo cao su kích thích tiết nước bọt, đó là cơ chế bảo vệ tự nhiên của miệng chống lại axit, mảng bám gây sâu răng và hơi thở hôi.
Giữ cho lợi của bạn khỏe mạnh
Bệnh về lợi có thể gây hôi miệng. Vi khuẩn tụ trong lợi ở chân răng, tạo ra mùi hôi.
Nếu bạn có bệnh về lợi, hãy đến nha sỹ để kiểm tra và điều trị.
Làm ẩm miệng của bạn
Bạn có thể bị sâu răng và hơi thở hôi nếu bạn không tiết đủ nước bọt. Nếu miệng của bạn khô, hãy uống nhiều nước trong ngày.
Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng không đường, tạo độ ẩm vào ban đêm để làm ẩm không khí trong nhà của bạn cũng có hiểu quả để giảm bớt khô miệng.
Đến khám nha sĩ
Nếu hơi thở hôi vẫn tiếp tục bất chấp những nỗ lực của bạn, hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra những vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Theo thoidai
Chịu chứng đau nửa đầu, thị lực kém từ năm 9 tuổi, cô gái người Mỹ không ngờ mình có thể bị liệt nếu không chữa trị kịp thời Từ khi còn nhỏ, Christina Giuffrida đã phải đối mặt với những cơn đau đầu kinh niên, nhưng cô không hề nghĩ rằng, trong não của mình lúc đó đang có một khối u. Christina Giuffrida (19 tuổi) hiện đang sống tại tiểu bang Yonkers, New York (Mỹ). Ngay từ khi còn nhỏ, Christina đã gặp phải chứng đau nửa đầu, thị lực...