Chuyên gia tái hiện giờ phút cuối của hành khách MH17
Sau khi máy bay trúng tên lửa, toàn bộ hành khách trên máy bay sẽ nhanh chóng bất tỉnh vì bị giảm áp.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày hôm qua với Fox News, một chuyên gia hàng không cho rằng toàn bộ hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay MH17 có thể đã bị bất tỉnh gần như ngay lập tức vì bị “giảm áp nghiêm trọng” bên trong khoang máy bay.
Chiếc Boeing 777 trên đang bay ở độ cao hơn 10.000 mét khi bị trúng tên lửa trên bầu trời miền đông Ukraine. Những hình ảnh chụp hiện trường cho thấy chiếc máy bay đã vỡ thành nhiều mảnh, và cảnh tượng thi thể các nạn nhân nằm rải rác quanh xác máy bay vô cùng thương tâm.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm thi thể nạn nhân tại hiện trường
Theo chuyên gia hàng không David Cenciotti ở Ý, tên lửa một khi bắn trúng máy bay sẽ gây ra hiện tượng giảm áp toàn diện vô cùng nghiêm trọng bên trong khoang máy bay.
Chuyên gia này nói: “Nhiệt độ bên ngoài ở độ cao 10.000 mét luôn dao động ở mức -50 độ C. Khi máy bay bị tên lửa bắn trúng, các lỗ hổng trên thân chiếc máy bay đang lao đi với vận tốc hơn 800 km/h sẽ khiến hành khách không có cơ hội sống sót. Chúng ta không biết phi công có sống sót sau vụ nổ tên lửa hay không, nhưng điều chắc chắn là họ đã bị bất tỉnh rất nhanh.”
Các nguồn tin tình báo của Mỹ xác nhận rằng chiếc máy bay đã bị một tên lửa phòng không bắn trúng ở gần làng Chornukhine, Luhansk Oblast, cách biên giới Nga khoảng 50 km. Các chuyên gia phân tích nhận định rất có thể MH17 đã bị một tên lửa Buk bắn hạ.
Một hệ thống tên lửa phòng không Buk
Ông Cenciiotti nhấn mạnh rằng việc máy bay dân dụng bị bắn rơi trên vùng trời Ukraine “chỉ là vấn đề thời gian”, bởi đây là khu vực chiến sự ác liệt giữa phe ly khai và quân chính phủ. Trong cuộc xung đột này, cả hai bên đều được trang bị tên lửa phòng không Buk có tầm bắn tới hơn 20.000 mét, vượt xa trần bay của các loại máy bay dân dụng. Trước đây, phe ly khai đã từng bắn hạ nhiều máy bay quân sự của quân đội Ukraine trên vùng trời này.
Với khối thuốc nổ 150 kg bên trong đầu đạn, tên lửa Buk không đâm thẳng vào máy bay mà sẽ phát nổ ở khoảng cách 20 mét so với mục tiêu, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho động cơ và hệ thống điều khiển, đặc biệt là khoang nhiên liệu của máy bay.
Video đang HOT
Tên lửa Buk phát nổ ở tầm gần khiến máy bay bị hư hại nghiêm trọng
Chuyên gia Cenciotti nhận định: “Thật không dễ để phỏng đoán những gì đã xảy ra, nhưng tôi cho rằng chiếc máy bay đã bị sóng xung kích phát ra từ vụ nổ ở tầm gần của tên lửa bao trùm. Những mảnh đầu đạn tên lửa bắn ra với vận tốc cực cao sẽ xuyên thủng vỏ máy bay.”
Sóng xung kích của vụ nổ và mảnh tên lửa sẽ gây ra tình trạng giảm áp, khiến máy bay bốc cháy, mất điện và mất khả năng điều khiển. Chúng ta không rõ tên lửa này bắn trúng chiếc Boeing ở bộ phận nào, song có thể chắc chắn rằng mảnh tên lửa đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho thân máy bay, khiến MH17 bị mất cân bằng nghiêm trọng.”
Lực lượng ly khai và chính phủ Ukraine đã liên tục đổ lỗi cho nhau về việc ai phải chịu trách nhiệm trong vụ bắn rơi máy bay dân dụng này. Gần đây, chính phủ Ukraine công bố một đoạn băng ghi âm do họ thu được về một cuộc đàm thoại được cho là giữa lực lượng ly khai với sĩ quan tình báo Nga, trong đó phe ly khai thông báo đã bắn rơi một máy bay dân sự.
Theo Khampha
Vì sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình chọn Vũng Chùa - Đảo Yến?
Xét về phong thủy, Vũng Chùa - Đảo Yến (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) có thế tựa lưng vào núi, mặt hướng ra Biển Đông là nơi đắc địa để an nghỉ ngàn thu.
Bà Võ Hạnh Phúc, con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp Đại tướng cho biết, ban đầu, ông có ý định về căn cứ địa Việt Bắc (ở Thái Nguyên) hoặc ở đâu đó vùng Sơn Tây cho gần Bác Hồ.
Tuy nhiên, sau nhiều lần về thăm quê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chọn Vũng Chùa - Đảo Yến làm nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Đại tướng quyết định việc này từ năm 2006.
Thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Vũng Chùa - Đảo Yến là danh thắng nổi tiếng nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Nơi đây cách đèo Ngang 10 km về phía Nam và cách quốc lộ 1 chỉ hơn 2 km về phía biển Đông.
Nằm bên vịnh nước sâu Hòn La, dưới chân Đèo Ngang hùng vĩ, Vũng Chùa là bãi biển sạch, cát trắng trải dài, được bao quanh bởi màu xanh ngút ngàn của cây cỏ. So với nhiều bãi biển khác, Vũng Chùa thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ và yên bình.
Khu vực biển Vũng Chùa - Đảo Yến (nhìn từ hình ảnh vệ tinh) thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) nằm trong khu vực khu công nghiệp cảng biển Hòn La, dưới chân Đèo Ngang (giáp ranh Hà Tĩnh - Quảng Bình). Khu vực này được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, là nơi được chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn từ nhiều năm trước.
Vũng Chùa - Đảo Yến được hợp thành bởi hai địa danh là bãi biển Vũng Chùa nằm ở đất liền và Đảo Yến cách đất liền khoảng 15-20 phút đi thuyền. Vũng Chùa là một vũng biển nhỏ, có bờ cát trắng và bằng phẳng, sóng êm dịu, được hình thành bởi một triền núi đá đâm ra biển, người dân địa phương gọi là mũi Rồng. Địa điểm an táng Đại tướng ở lưng chừng triền núi phía nam mũi Rồng, cách ngọn mũi Rồng khoảng 1km.
Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên mênh mông và thơ mộng, địa thế lý tưởng về phong thủy 'tọa sơn vọng thủy'. Các chuyên gia cho rằng, vùng đất an táng Đại tướng đạt được tiêu chí thế đất Tứ Tượng bao gồm Huyền Vũ (rùa đen) ở phía sau (Đèo Ngang); Thanh Long (rồng xanh) là ngọn đồi phía trái (một phần của Đèo Ngang); Bạch Hổ (hổ trắng) là địa hình thấp hơn ở phía tay phải và Chu Tước (chim sẻ đỏ) là gò đồi nhỏ phía trước mặt (đảo Yến, trước biển).
Đảo Yến nhìn từ bãi biển Vũng Chùa, gồm hai đảo nhỏ dính liền nhau, có tổng diện tích hơn 10ha, trên đảo có nhiều hang nên chim yến tìm về làm tổ, cách mũi Rồng hơn 2km. Nhờ thế đất quý lưng dựa núi mặt nhìn ra biển nên khí tốt từ trên núi xuống sẽ tụ lại ở biển, biến khu này thành một hồ khí lớn.
Phía nam mũi Rồng là biển, phía bắc là đất liền, nơi có khu kinh tế và cảng biển Hòn La.
Khung cảnh bình minh và hoàng hôn trên đảo đẹp huyền ảo.
Với địa thế cong hình cánh quạt, lại được bao bọc bởi 3 đảo là Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm (đảo Yến) nên khu vực biển Vũng Chùa khá kín gió. Vì vậy, dù hướng mặt ra biển Đông nhưng sóng ở đây không ào ạt xô bờ mà nhẹ nhàng như vỗ về bờ cát. Đây cũng là lý do nhiều tàu thuyền neo đậu ở Vũng Chùa trong những ngày gió bão.
Cách Vũng Chùa không xa là đảo Nồm, tên gọi theo hướng gió. Do là nơi cư trú của rất nhiều chim yến nên người dân địa phương gọi là đảo Yến. Từ Vũng Chùa ra đảo Yến chỉ mất hơn 20 phút đi thuyền. Không gian ở đảo khoáng đạt vô cùng.
Khu vực biển Vũng Chùa rất kín gió, với nước biển xanh ngắt và cát trắng mịn.
Tuy nhiên, con đường dài khoảng 3 km từ Quốc lộ 1A vào thì chưa thuận tiện, đường nhỏ và nước đọng.
Trước khi chọn Vũng Chùa - Đảo Yến làm nơi an nghỉ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và gia đình còn cân nhắc thêm 2 địa điểm khác là quê nhà Lệ Thủy và Phong Nha - Kẻ Bàng.
BTV (tổng hợp)
Theo infonet
Dòng người đến viếng Đại tướng như dài thêm... Sang ngày thứ ba viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng (ngày 9.10), dòng người đến ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) như dài thêm... Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp Dòng người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn không dứt Nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, tối 8.10, bà Nguyễn Thị Tâm, quê...