Chuyên gia sốc về cách Triều Tiên chế tạo tên lửa hạt nhân
Triều Tiên có thể đã dùng mạng lưới chợ đen để mua các động cơ tên lửa từ nhà máy Ukraine, giúp tạo nên bước nhảy vọt trong công nghệ tên lửa đạn đạo của nước này.
Triều Tiên đạt bước tiến vượt bậc trong công nghệ chế tạo tên lửa tầm xa.
Theo CNN, Triều Tiên đã đạt bước tiến nhảy vọt trong công nghệ chế tạo tên lửa liên lục địa (ICBM) trong năm 2017. Điều đáng chú ý là chỉ mới năm ngoái, nước này còn liên tiếp thất bại khi phóng các tên lửa tầm trung.
Các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ( IISS) nhận định, Triều Tiên có thể đã mua được động cơ tên lửa hiện đại gắn trên Hwasong-14 và Hwasong-12 từ thị trường chợ đen ở Nga hoặc Ukraine.
“Dường như họ đã nắm công nghệ chế tạo động cơ từ nước ngoài. Họ lắp đặt động cơ đó lên một số tên lửa và phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa như hồi tháng 5 và tháng 7 vừa qua”, Michael Elleman, chuyên gia về tên lửa nói với CNN.
Theo ông Elleman, động cơ phản lực cải tiến hiệu suất cao được sử dụng trong các lần phóng thử tên lửa gần đây dựa trên công nghệ của Liên Xô. “Động cơ tên lửa có thể được đưa đến Triều Tiên từ Ukraine, hoặc Nga. Có một số nơi cất giữ loại động cơ tên lửa này”.
“Chúng tôi đã nhìn thấy loại động cơ tên lửa Triều Tiên ở Ukraine”, ông Elleman nói. “Rất có thể nó có nguồn gốc từ đây”.
Công ty hàng không vũ trụ nhà nước Ukraine, Yuzhmash bác bỏ thông tin nói rằng một trong những nhà máy của họ đã chế tạo động cơ lắp đặt vào tên lửa Triều Tiên.
Triều Tiên thử động cơ tên lửa mới hồi đầu năm nay.
“Thông tin như vậy không hề có thật. Công ty không hề cung cấp cho Triều Tiên các thành phần chính của tên lửa, cũng như động cơ”, Yuzhmash tuyên bố.
Văn phòng Chính phủ Ukraine cũng bác bỏ thông tin này, nói Nga đang cố tình ngụy tạo chứng cứ để ngăn Mỹ cung cấp cho Kiev các tên lửa chống tăng Javelin hiện đại, theo CNN.
Video đang HOT
Tuy vậy, ông Elleman nhận định, không nhất thiết chính phủ Ukraine hay công ty Yuzhmash có liên quan trực tiếp đến Triều Tiên. “Có những mạng lưới bí mật có thể tuồn động cơ tên lửa ra thị trường chợ đen”, ông Elleman nói.
“Có nhà máy của Yuzhmash nằm không xa giữa biên giới Nga-Ukraine”, ông Elleman nói. “Rất có thể có con đường bí mật đưa các động cơ tên lửa rời khỏi nhà kho”.
Nếu nghiên cứu của IISS là chính xác, đây là thông tin gây chấn động về chương trình tên lửa đạn đạo hạt nhân của Triều Tiên. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từ trước đến nay chỉ coi các công ty Trung Quốc là nguồn cung cấp công nghệ và tài chính cho Triều Tiên.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Marc Raimondi nói trên CNN rằng, Nhà Trắng “đã tiếp nhận báo cáo của IISS và thông tin đăng tải trên truyền thông”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vui mừng sau một vụ thử tên lửa thành công.
“Mỹ và các đồng minh rõ ràng chưa làm mọi cách để ngăn Triều Tiên chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa”, ông Raimondi nói.
Các chuyên gia khác cho rằng, Mỹ nên mở cuộc điều tra toàn diện. Nếu những thông tin IISS đưa ra là chính xác thì cần phải khóa chặt các nguồn cung cấp động cơ tên lửa cho Triều Tiên.
“Mỹ hoàn toàn bất ngờ trước việc Triều Tiên đạt bước tiến vượt bậc trong công nghệ tên lửa. Nghiên cứu của IISS có thể là chìa khóa lý giải điều này”, chuyên gia Doug Bandow nói. “Mỹ nên liên lạc với chính phủ Ukraine để làm rõ vấn đề trên”.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng quan tâm đến khả năng Triều Tiên tự chế tạo thành công tên lửa nhờ mua bí mật công nghệ từ thị trường chợ đen. “Nếu họ có khả năng tự sản xuất động cơ tên lửa thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác”, chuyên gia quốc phòng Bruce Bennett thuộc Tập đoàn RAND, nói.
Theo ông Bennett, việc mua động cơ từ nước ngoài sẽ giúp Triều Tiên hoàn thành chương trình tên lửa trước thời hạn đặt ra. Nhưng nước này sẽ không thể chế tạo hàng loạt, đồng nghĩa rằng mỗi lần phóng tên lửa sẽ khiến kho vũ khí Triều Tiên cạn kiệt.
Theo Danviet
Căng thẳng Trung - Ấn sắp bùng nổ thành chiến tranh?
Động thái tăng cường quân đội của cả Trung Quốc và Ấn Độ được cho là dấy lên nguy cơ hai nước bị kéo vào một cuộc chiến tranh biên giới lần hai.
Binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh.
Trong bối cảnh căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ chưa có dấu hiệu chấm dứt, truyền thông Trung Quốc đã đăng tải thông điệp cứng rắn, nói chiến tranh là điều khó tránh khỏi.
Ước tính các trang báo Trung Quốc đã đăng tải tới 140 bài viết chỉ trích Ấn Độ gây hấn, xâm phạm lãnh thổ nước này và đe dọa hậu quả nếu New Delhi không rút quân vô điều kiện.
Trung Quốc cũng bác bỏ đề xuất rút quân của Ấn Độ để mở đường cho một cuộc đàm phán song phương. Nhưng liệu chiến tranh biên giới Trung-Ấn có khả năng nổ ra một lần nữa?
Ấn Độ chưa sẵn sàng chiến tranh
Cơ quan Tổng kiểm toán và kiểm soát Ấn Độ (CAG) cuối tháng trước đã gửi báo cáo lên Quốc hội, bày tỏ lo ngại về năng lực phòng thủ của New Delhi trước nguy cơ chiến tranh biên giới bùng nổ.
Không quân Ấn Độ muốn duy trì 42 phi đội, tương đương 750 máy bay để bảo vệ đồng thời hai mặt trận biên giới trước Trung Quốc và Pakistan.
Nhưng các máy bay cũ như MiG-21, vốn được sử dụng từ những năm 1960, sẽ sớm được đem đi tiêu hủy. Do đó, không quân Ấn Độ sẽ chỉ còn 22 phi đội chiến đấu cơ vào năm 2032.
Trong bản báo cáo của CAG, 80 hệ thống tên lửa phòng không Akash mới được quân đội Ấn Độ tiếp nhận. 30% trong số này không đạt tiêu chuẩn chiến đấu. "Các tên lửa không đánh trúng được mục tiêu, vận tốc thấp hơn yêu cầu và thường xuyên gặp trục trặc".
Hệ thống tên lửa đất đối không Akash của Ấn Độ.
Không quân Ấn Độ nói đã đề nghị công ty chế tạo vũ khí Bharat Electronics Limited thay thế các tên lửa không đạt chất lượng.
Ngoài ra, Ấn Độ có kế hoạch đưa 6 hệ thống Akash đến 6 khu vực gần biên giới Trung-Ấn làm nhiệm vụ phòng thủ và răn đe. Nhưng cho đến nay, lực lượng đóng ở biên giới vẫn chưa tiếp nhận thêm một hệ thống phòng không Akash nào.
Một thông tin đáng chú ý khác là 40% cơ số đạn dược của Ấn Độ sẽ hết sạch chỉ sau 10 ngày chiến tranh, báo cáo của CAG cho biết.
Trung Quốc có thể đã nghiên cứu kỹ lưỡng bản báo cáo và năng lực chiến đấu của Ấn Độ để đưa ra phản ứng mạnh mẽ, theo The Diplomat.
Thời gian cho Trung Quốc sắp hết
Trong khi đó, thời gian để Trung Quốc phát động một cuộc chiến tranh biên giới sắp trôi qua.
Theo National Interest, Bắc Kinh sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng tới ở tỉnh Phúc Kiến. Hội nghị là một trong hai sự kiện đối ngoại quan trọng nhất với Trung Quốc, sau hội nghị Sáng kiến Vành đai và Con đường tổ chức hồi tháng 5.
Hội nghị là cơ hội để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tìm kiếm giải pháp ngoại giao, tăng cường hợp tác kinh tế. Một cuộc chiến tranh với Ấn Độ sẽ làm tổn hại đến cơ hội này.
Ông Tập thị sát cuộc diễu binh nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Trung Quốc.
Thứ hai, Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Tập, đang chuẩn bị những bước cuối cùng cho Đại hội 19 vào mùa thu năm nay. Được tổ chức 5 năm một lần, đại hội là sự kiện quan trọng nhất đối với nền chính trị Trung Quốc.
Đây là cơ hội để ông Tập đề ra quyết sách mới và củng cố quyền lực. Một cuộc chiến tranh với Ấn Độ gần thời điểm diễn ra Đại hội 19 có thể tạo ra hiệu ứng tiêu cực.
Đó là chưa kể hai nước đều sở hữu vũ khí hạt nhân và Ấn Độ có thể cân nhắc đến lựa chọn này nếu cảm thấy bị đe dọa.
Thứ ba, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc chắc chắn hiểu rõ những thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt từ nhiều hướng. Hiện chưa rõ liệu tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ có phải là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, so với các điểm nóng khác như bán đảo Triều Tiên hay Biển Đông.
National Interest kết luận, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa cái giá phải trả và lợi ích đạt được nếu dấn thân vào cuộc chiến tranh với Ấn Độ trong vài tuần hoặc vài tháng tới.
Theo Danviet
Triều Tiên có thể nã 60 tên lửa hủy diệt căn cứ Mỹ ở Guam? Theo chuyên gia Mỹ, Triều Tiên có thể đang sẵn sàng cho chiến tranh và đủ sức phóng tới 60 tên lửa hạt nhân vào căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam. Một đợt phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Theo Express, Mark Fitzpatrick, giám đốc điều hành tổ chức phi hạt nhân IISS Mỹ mới đây đã đưa...