Chuyên gia sản khoa: Đẻ con to lo hơn mừng
Các chuyên gia cho rằng sinh con to lo nhiều hơn mừng bởi đứa trẻ sơ sinh trên 4000 gram có nguy cơ suy hô hấp, hạ đường huyết sơ sinh cao hơn đứa trẻ sơ sinh có cân nặng bình thường.
Vừa sinh ra đã phải cấp cứu
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mổ sinh cho bé nặng gần 5,4kg. Mẹ của cháu bé là chị Nguyễn Thị Thu Khuyên sinh năm 1989 ở Ý Yên, Nam Định.
Trước đó, khi thăm khám, siêu âm bác sĩ đánh giá thai đa ối, trọng lượng thai lớn hơn mức bình thường, dự kiến trên 5000g. Tử cung đã có cơn co chuyển dạ nên chuyển phòng mổ cấp cứu.
Gia đình chị Khuyên đăng ký sinh mổ khoa thường và yêu cầu BSCKII Nguyễn Xuân Hải phó khoa D5. Kíp bác sĩ đã mổ lấy thai bằng đường rạch ở bụng, bé trai ra đời an toàn với cân nặng 5390gr trước sự bất ngờ của mẹ và ê kíp phẫu thuật.
Nhiều người đã vào chúc mừng và “trộm vía” con lớn quá. Tuy nhiên, theo các bác sĩ sinh con to không được khuyến khích nhiều bởi nguy cơ của các bé sinh ra nặng cân nguy hiểm hơn các bé khác.
Bé N.K.V. (Hà Nội) khi sinh ra nặng 4,7kg. Từ khi chào đời, V. đã không thở được, suy hô hấp nặng, người tím lịm, phải thở máy tức thì và chuyển sang Bệnh viện Nhi trung ương. Hơn 10 ngày điều trị trong bệnh viện với đồng thời một loạt bệnh lý nhiễm trùng máu, suy hô hấp, hạ đường huyết, đến giờ bé V. vẫn đang được chăm sóc đặc biệt.
Video đang HOT
Chuyên gia sản khoa: Đẻ con to lo hơn mừng
Anh Tuấn bố của bé, người theo con suốt hành trình điều trị – vẫn không hết ngỡ ngàng khi nguy cơ của những bệnh lý nguy hiểm mà con anh phải chịu đựng lại từ chính cân nặng quá cỡ của bé.
Anh Tuấn kể từ khi bé 28 tuần đưa vợ đi siêu âm, bác sĩ thông báo cân nặng của bé về ai cũng mừng vì mới 28 tuần mà cân nặng như bạn 33 tuần. Nhưng sau đó 30 tuần đi khám ở bệnh viện phụ sản tỉnh, bác sĩ nói rất rõ ràng con tôi to hơn so với tuổi thai nên mẹ phải giảm ăn nếu không sinh ra bé sẽ rất to.
Nhưng cứ nghĩ con to là thích, kể cả đẻ mổ. Anh Tuấn kể hai vợ chồng xác định đẻ mổ cũng được. 38 tuần, siêu âm bé đã 4,3 kg và gia đình quyết định mổ đẻ.
Kho mổ ra, bé đã bị hạ đường huyết sơ sinh nên phải nhập viện điều trị gấp.
Chị Đỗ Thu Hằng, Long Biên, Hà Nội không thể nào quên khoảnh khắc chị sinh mổ, bên cạnh chị là cả ê kíp cấp cứu sơ sinh chờ sẵn bởi vì chị mang thai con quá to. Chị Hằng sinh bé thứ nhất, được tẩm bổ kỹ quá dẫn tới thai nặng hơn 4kg. Khi sinh, bác sĩ lo lắng ảnh hưởng tới em bé vì nguy cơ hạ đường huyết sau sinh nên gia đình chị Hằng đặt phòng mổ theo giờ và có ê kíp bác sĩ hồi sức nhi chờ sẵn để điều trị cho bé nếu có biến chứng.
Sau sinh, bé được đưa đi theo dõi cả tuần để phòng hạ đường huyết sơ sinh, phòng nhiễm khuẩn sơ sinh. Chị Hằng kể sau khi sinh bé đầu, chị Hằng vẫn chưa dám sinh bé thứ hai vì cảm xúc ca mổ sinh vẫn ám ảnh.
Con to mừng hay lo?
TS Nguyễn Hữu Trung – Trưởng Phòng khám Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2) cho biết trẻ sơ sinh đủ tháng bình thường có trọng lượng từ 2500 gram đến 3999 gram. Nếu trọng lượng của trẻ từ 4000 gram trở lên, trẻ được xem là có cân nặng quá lớn và được gọi là trẻ sơ sinh con to. Đối với nhóm trẻ sơ sinh con to, các nhà nhi khoa chia thành 3 loại là loại 1 (4000 gram- 4500 gram), loại 2 (4500 gram đến 5000 gram) và loại 3 (> 5000 gram).
Các nhà nhi khoa quan tâm đến những trẻ sơ sinh con to này vì nguy cơ bệnh tật trong giai đoạn sinh đẻ, sau sinh và khi trẻ lớn hơn đều tăng cao hơn so với những trẻ có trọng lượng lúc sinh bình thường (từ 2500 gram đến 3999 gram).
Trẻ sơ sinh con to trên 4000 gram có nguy cơ cao bị chấn thương khi sinh. Đó là biến chứng kẹt vai thai nhi ở khung chậu của người mẹ sau khi đầu thai nhi đã ra khỏi cửa mình người phụ nữ.
Nguy cơ chấn thương xương, khớp và có thể cả các dây thần kinh của thai rất cao. Đây là những tình huống rất khó khăn, rất khó tiên lượng trước được thai nhi con to có thể gặp phải khi trải qua cuộc chuyển dạ sinh ngả âm đạo.
Ngay sau sinh, trẻ sơ sinh lớn ký có thể có những nguy cơ như hạ đường huyết, nguy cơ suy hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy những trẻ sơ sinh càng lớn ký, nguy cơ phải nhập các đơn vị chăm sóc nhi khoa đặc biệt càng cao. Ngoài ra, khi lớn lên, những trẻ này rất dễ bị béo phì, đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa khác.
Bà mẹ mang thai con to cũng nguy hiểm khi phải trải qua cuộc sinh sẽ đối diện nhiều nguy cơ. Đó là nguy cơ phải mổ sinh, chấn thương cơ quan sinh dục khi sinh ngả âm đạo, băng huyết sau sinh, vỡ tử cung…
Bé trai sơ sinh nặng 5390g chào đời tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Bé trai ra đời an toàn với cân nặng 5390g trước sự bất ngờ của mẹ và ê kíp phẫu thuật.
Thông tin từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, 10h45p ngày 13/6/2020 nơi đây đã chào đón bé trai 5390g, con sản phụ Nguyễn Thị Thu Khuyên sinh năm 1989 ở Ý Yên, Nam Định.
Sáng 13.6 chị Khuyên nhập viện với tuổi thai 40 tuần. Sau khi thăm khám, siêu âm bác sĩ đánh giá thai đa ối, trọng lượng thai lớn hơn mức bình thường, dự kiến trên 5000g. Tử cung đã có cơn co chuyển dạ nên chuyển phòng mổ cấp cứu.
Gia đình chị Khuyên đăng ký sinh mổ khoa thường và yêu cầu BSCKI Nguyễn Xuân Hải phó khoa D5. Kíp bác sĩ đã mổ lấy thai bằng đường rạch ở bụng, bé trai ra đời an toàn với cân nặng 5390g trước sự bất ngờ của mẹ và ê kíp phẫu thuật. Hiện sức khỏe của mẹ và bé ổn định. Các bác sĩ đang tiếp tục theo dõi hậu phẫu.
Bé trai ra đời an toàn với cân nặng 5390g.
Theo chị Khuyên cho biết đây là lần sinh thứ 3 của chị, 2 lần trước chị đều sinh thường. Đây cũng là một ca sinh có cân nặng cao hiếm gặp ở Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.
Theo các chuyên gia y tế ngày càng có nhiều hơn các trường hợp mắc bệnh trẻ sơ sinh thừa cân. Biểu hiện của bệnh là việc trẻ sinh ra có số cân nặng mới sinh cao đáng kể, vượt xa rất nhiều so với chỉ số cân nặng chuẩn so với những trẻ khác.
Theo nghiên cứu về tỉ lệ mắc bệnh trẻ sơ sinh thừa cân, các bác sĩ đã chứng minh rằng, tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh thừa cân đang có dấu hiệu ngày càng tăng mạnh. Theo thống kê, trong những năm gần đây, có khoảng 15% trong số các sản phụ sinh con bị thừa cân. Trong khi đó, so với 10 năm trước đây thì tỷ lệ này rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng vài phần trăm về tỷ lệ trẻ sơ sinh thừa cân.
Các y bác sĩ cũng ngỡ ngàng trước cân nặng của bé trai.
Để ngăn ngừa tình trạng mắc bệnh trẻ sơ sinh thừa cân là mẹ bầu trong thời gian mang thai cần có chế độ ăn uống hợp lý. Ăn đủ chất, ăn khoa học và ăn đúng liều lượng. Tránh các loại đồ ăn quá béo, quá ngọt dẫn đến tăng cân hoặc tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường thai kì. Nên tăng cường các vitamin nhóm B, các chất vi lượng như sắt và canxi theo sự chỉ định của bác sĩ để vừa đảm bảo cân nặng cho mẹ mà cũng đảm bảo sự phát triển bình thường cho thai nhi.
Bé gái chào đời nằm nguyên trong túi ối Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội vừa đón một bé gái chào đời nằm nguyên trong túi ối. Hiện tượng hiếm gặp này có tỉ lệ 1/80.000 ca sinh. Một ca sinh bé ra đời vẫn nằm nguyên trong túi nước ối. Ảnh minh hoạ Ngày 16.6, thông tin từ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho biết: Ngày 12.6, sản phụ Nguyễn...