Chuyên gia quốc tế: ‘Trung Quốc rút giàn khoan là có toan tính’
“Việc Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam có thể là biểu hiện của sự thận trọng”, Giáo sư Ghoshal nhận định
Tại hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam” tổ chức ngày 26/7, Giáo sư Baladas Ghoshal cho rằng, với hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Trung Quốc đã không quan tâm đến phản ứng của các nước ASEAN. Bắc Kinh cũng không quan tâm đến động thái có thể có của Mỹ sau khi Tổng thống Obama tuyên bố không muốn can dự vào bất kỳ cuộc chiến nào nữa.
Chuyên gia về luật biển Hoàng Việt trao đổi với chuyên gia nước ngoài tại hội thảo. Ảnh: Trung Sơn.
Theo ông Baladas Ghoshal, không quốc gia nào ủng hộ việc Trung Quốc đặt giàn khoanHải Dương – 981 tại vùng biển của Việt Nam. Ông cũng cho rằng, nước này thích đối phó bằng phương thức song phương chứ không phải đa phương. “Việc Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam có thể là một biểu hiện của sự thận trọng, là động thái có toan tính để ngăn chặn Mỹ và các cường quốc khác hợp sức lại”, vị Giáo sư nói.
Video đang HOT
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nam Á và Đông Nam Á Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ) cũng cho rằng, tiếng nói của ASEAN sẽ góp phần kiềm chế tham vọng của Trung Quốc, khiến nước này không thể sử dụng và đe doạ bằng vũ lực. Việt Nam nên lựa chọn biện pháp theo đuổi thủ tục trọng tài quốc tế hoặc nộp đơn lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cùng ASEAN và Trung Quốc ký COC.
Luật gia Veeramalla Anjaiah, Phó tổng biên tập Daily Jakarta Post (Indonesia) trong bài tham luận của mình cũng cho rằng, việc hạ đặt giàn khoan là một sự vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế và trái với Tuyên bố về cách ứng xử của các các bên ở biển Đông (DOC). Ông cũng kêu gọi ASEAN cần nhanh chóng đoàn kết, thống nhất, đồng thuận để cùng Trung Quốc ký COC nhằm góp phần ngăn ngừa và giải quyết hiệu quả các tranh chấp.
“ASEAN cần vận động các quốc gia ngoài khối ủng hộ trong tiến trình giải quyết hoà bình các tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể đưa vụ việc ra giải quyết tại một toà án nội bộ để giải quyết”, Luật gia Veeramalla Anjaiah nói.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, bà Jeanne Mirer – Chủ tịch của Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế (IADL) cho rằng “Trung Quốc sẽ không dừng lại cho dù nước này đã dịch chuyển giàn khoan”. Do đó, các chuyên gia luật pháp quốc tế cần ngồi lại với nhau nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất đối phó với những bước đi tiếp theo rất khó lường của Trung Quốc.
Tại hội thảo, các học giả thống nhất nhận định, các biện pháp chính trị ngoại giao là giải pháp đặc biệt quan trọng được quy định trong luật quốc tế và cụ thể là Điều 33 khoản 1 của Hiến chương Liên Hợp quốc, một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong luật quốc tế. Vì vậy, phần lớn các tranh chấp quốc tế từ trước đến nay, trong đó có tranh chấp về lãnh thổ đã được các quốc gia sử dụng biện pháp chính trị ngoại giao để giải quyết.
Hội thảo “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam do Đại học Luật TP HCM và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức với sự tham dự của 30 học giả hàng đầu về luật quốc tế và luật biển đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn của nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Bungari, Indonesia, Singapore. Đặc biệt, hội thảo có sự tham dự của GS Alexander Yankov, nguyên Thẩm phán Tòa án La Hay, Thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển và bà Jeanne Mirer – Chủ tịch của Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế (IADL).
Theo Vietbao
Dịch chuyển giàn khoan chưa phải là bước đi cuối cùng của TQ
Việt Nam cần chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với một Trung Quốc không bao giờ chịu công nhận mình làm sai và việc giàn khoan Hải Dương-981 được dịch chuyển ra khỏi vùng biển Việt Nam chưa phải là kết thúc của câu chuyện.
Thông tin giàn khoan Hải Dương-981 đã tạm dịch chuyển khỏi vùng biển Việt Nam đã đặt ra nhiều vấn đề xung quanh câu hỏi Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo? Liệu câu chuyện có dừng lại ở đây không? Vấn đề này đã được đưa ra trong Hội thảo Quốc tế tại Dinh thông nhất vào sáng ngày 26.7 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ trái qua: luật sư Pierre Schifferli (Thụy Sỹ), bà Jeanne Mirer (Chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế), Giáo sư Alexander Yankov (nguyên thành viên của Tòa án quốc tế về Luật biển) - Ảnh: Diệp Đức Minh
Đó là cảnh báo của các chuyên gia tham dự hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam" do Đại học Luật TP.HCM tổ chức sáng nay 26/7 tại Dinh Thống Nhất (TP.HCM).
Trong buổi họp báo chiều 24/7 tại Hà Nội, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết hiện giàn khoan Hải Dương-981 đã được Trung Quốc dịch chuyển khỏi vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng, trao đổi với Thanh Niên Online bên lề hội thảo, bà Jeanne Mirer, Chủ tịch của Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế (IADL), nói: "Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận mình làm sai, kể cả những cái sai mà cộng đồng thế giới lên án mạnh mẽ như việc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Và tham vọng của một nước cho mình quyền bất tuân luật pháp quốc tế vẫn còn đó".
Bà Mirer nói tiếp: "Do vậy, mặc dù giàn khoan Hải Dương-981 đã tạm dịch chuyển khỏi vùng biển Việt Nam, không ai biết trước Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo mà tôi cho rằng Bắc Kinh sẽ không dừng lại. Vì vậy, ngay cả khi Trung Quốc đã dịch chuyển giàn khoan, vẫn vô cùng cần thiết để quy tụ các chuyên gia luật pháp quốc tế nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất để đối phó với những bước đi tiếp theo rất khó lường của Bắc Kinh".
Đồng quan điểm trên, luật sư Pierre Schifferli (Thụy Sỹ) cảnh báo: "Việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan vẫn chưa phải là kết thúc của câu chuyện. Điều cần kíp là cần phải thống nhất hành động nào tiếp theo để ngăn chặn những động thái tương tự trong tương lai của Bắc Kinh. Biện pháp pháp lý là một lựa chọn, nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua nhiều khả năng khác".
Giáo sư Alexander Yankov, nguyên thành viên của Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) đúc kết: "Một khi đã đạt được đồng thuận về các hành động đó, chúng ta cần phải tiến hành ngay. Ngay từ hôm nay hoặc ngày mai. Tôi e rằng thậm chí nếu để đến ngày kia cũng đã là quá muộn".
Theo_Người Đưa Tin
Nhà giàn DK1 cột mốc chủ quyền giữa biển khơi 7 chiến sĩ đã hy sinh, hàng trăm chiến sĩ khác vẫn vững vàng bám trụ suốt 25 năm qua trên nhà giàn với mục đích cao cả là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Ngày 4/7, trong lúc các chiến sĩ Tiểu đoàn DK1, Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) chuẩn bị cho buổi lễ kỷ...