Chuyên gia quốc tế nói về sức mạnh trên biển của Việt Nam
Việt Nam đang nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của Hải quân thông qua việc mua tàu tuần tra của Mỹ và Nhật Bản cũng như các tàu ngầm lớp Kilo của Nga.
Trong khi nhiều nhà quan sát đang vui mừng về triển vọng kinh tế của Việt Nam nhờ vào việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), sức mạnh đang lên của Việt Nam cũng được thể hiện trên mặt biển.
Việt Nam đang nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của Hải quân thông qua các hợp đồng mua 6 tàu cảnh sát biển từ Nhật Bản, 6 tàu tuần tra cao tốc từ Mỹ sẽ hoàn tất trong năm nay và 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Kilo của Nga hoàn tất vào năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định.
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã thể hiện tầm nhìn xa chiến lược rất đáng chú ý và có những động thái ngoại giao sáng tạo nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và Philippines, để đối phó với các hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong việc hiện thực hóa yêu sách chủ quyền trên Biển Đông.
Trong khi việc gia tăng khả năng hoạt động của lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư đang thu hút sự chú ý của quốc tế, Trung Quốc lại để mắt hơn tới chương trình tên lửa của Việt Nam. Zachary Abuza, một chuyên gia về Việt Nam tại trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ, chỉ rõ: “Chìa khóa để Việt Nam hiện đại hóa quốc phòng chính là tên lửa. Không một quốc gia Đông Nam Á nào nghĩ tới việc này và Trung Quốc cũng vậy”.
Theo giáo sư Carl Thayer của Học viên Quốc phòng Australia, cả 4 tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đã nhận đều được trang bị tên lửa hành trình có thể phóng từ dưới nước với tầm bắn 300 km. Trong tháng 5 vừa qua, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 28 trong số 50 tên lửa chống hạm và tấn công mặt đất mà Bộ Quốc phòng đặt mua.
Video đang HOT
Lyle Goldstein, giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ, nhận định, các nhà phân tích quốc phòng Trung Quốc đang theo dõi sát việc hiện đại hóa quân sự của Việt Nam. Theo vị giáo sư Mỹ, chiến lược hứa hẹn nhất mà Việt Nam có thể sử dụng để đối phó với Trung Quốc là xây dựng đủ lực lượng răn đe kết hợp với các sách lược ngoại giao nhằm giải quyết bất đồng.
Việt Nam đang thể hiện thiện chí sẵn sàng làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác với Mỹ sau 20 năm bình thường hóa quan hệ. Quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ được công bố tháng 7/2013, bao gồm hợp tác về xây dựng năng lực hàng hải, liên kết kinh tế, biến đổi khí hậu, giáo dục và thúc đẩy các quyền con người. Trong tháng 12/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố gói viện trợ 18 triệu USD, cung cấp cho Việt Nam 5 tới 6 tàu tuần tra cao tốc để bảo vệ bờ biển.
Gần đây, Washington công bố khoản viện trợ 20 triệu USD cho Việt Nam để hỗ trợ an ninh hàng hải. Nó sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng triển khai lực lượng tìm kiếm, cứu nạn và ứng phó thảm họa trên biển cũng như nâng cao nhận thức của người dân về biển. Số tiền nằm trong gói hỗ trợ an ninh hàng hải 259 triệu USD của Mỹ dành cho các nước Đông Nam Á.
Tuy nhiên, bất chấp quan hệ quốc phòng ngày càng phát triển với Mỹ, Việt Nam có thể sẽ tiếp tục thực hiện các bước trong kế hoạch hiện đại hóa quân sự nhưng không tạo ra sự khiêu khích công khai với Trung Quốc. Trong hơn một nghìn năm qua, Việt Nam luôn duy trì sự độc lập thông qua chính sách ngoại giao khéo léo với quốc gia láng giềng cũng như khả năng răn đe ở mức tối thiểu. Hiện tại, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Theo Zing News
Chiến sự tại Syria: Mỹ nhún nhường trước sức mạnh Nga?
Nga vẫn kiên trì gia tăng các sức ép tại chiến trường Syria, trong khi đó Mỹ đã xuống nước chấp nhận đàm phán 3 bên nhằm tìm ra giải pháp chung.
Nga tăng sức ép trên chiến trường
Cùng với các nước, chính quyền tổng thống Putin đang gia tăng thêm những sức ép nhằm vào phiến quân IS.
Ngày 9/12, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng trong quá trình chiến dịch quân sự ở Syria chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo, 4 ngày gần đây máy bay Nga đã ném 1.920 quả bom đồng thời tiêu hủy 70 trung tâm chỉ huy, 21 căn cứ đào tạo, 6 xưởng chế tạo đạn dược và vật liệu nổ, 43 kho vũ khí, 6 cơ sở dầu mỏ cũng như nhiều chủ thể khác của IS
"Đòn tấn công dồn dập bằng tên lửa và ném bom vào các chủ thể của IS và những tổ chức cực đoan khác trên lãnh thổ Cộng hòa Arab Syria được thực hiện nhờ sử dụng máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 xuất kích từ sân bay Mozdok, nhóm phi cơ từ sân bay Hmeymim và từ tàu ngầm trên biển Địa Trung Hải"- bản thông báo nêu rõ.
Song song với đó, Nga cũng đang lên kế hoạch điều tuần dương hạm tên lửa Varyag từ Ấn Độ đến Syria để thay cho tuần dương hạm mang tên lửa Moskva thuộc đề án 1164 và dự kiến sẽ lưu lại Syria tới tháng 9/2016.
Tuần dương hạm Varyag là tên gọi của tuần dương hạm tên lửa thứ 3 thuộc Project 1164 Atlant (NATO định danh là lớp Slava) do Liên Xô phát triển và đóng mới từ năm 1979, chính thức biên chế năm 1989.
Qua bốn ngày Không lực Nga ném 2.000 quả bom diệt chiến binh IS (Ảnh Bộ Quốc phòng Nga).
Đây được xem là một trong các chiến hạm "khủng" nhất của Hải quân Nga hiện nay, có lượng giãn nước tới 11.490 tấn, trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu siêu xa P-500 và 64 tên lửa phòng không tầm cao S-300PMU.
Các chuyên gia NATO đã đặt tên cho loại tàu tuần dương tấn công thuộc lớp này là "sát thủ của tàu sân bay" vì chúng có khả năng phóng một lúc 1000 kg chất nổ mạnh hay một đầu đạn hạt nhân chiến thuật với tầm xa lên tới khoảng 500 km.
Thậm chí thời gian gần đây, điện Kremlin còn bày tỏ tự tin về những kết quả đã đạt được trong cuộc chiến tại Syria. Hôm 8/12, sau khi được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu báo cáo về hoạt động chống IS, Tổng thống Putin đã khen ngợi thành quả của quân đội Nga.
"Chúng tôi phải phân tích mọi điều xảy ra trên chiến trường và cách thức các loại vũ khí hoạt động. Tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến Kalibr và tên lửa phóng từ máy bay KH-101 đã chứng minh được sự hiệu quả. Giờ chúng tôi biết được nó có thể hoạt động tốt trong những điều kiện nào.
Ngoài ra, tôi cũng mong rằng, Nga không phải trang bị cả đầu đạn hạt nhân cho những tên lửa này khi sử dụng chúng chống lại khủng bố ở Syria", ông Putin nhấn mạnh.
Có thể thấy rằng, bất chấp những leo thang căng thẳng đang xảy ra với Thổ Nhĩ Kỳ hay sự thờ ơ, bạc nhược của Nhà Trắng trong các kế hoạch không kích IS, Nga vẫn tích cực đi đầu không ngừng chiến đấu chống lại phần tử khủng bố.
Đặc biệt, trong lời tuyên bố của Tổng thống Putin có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề sử dụng vũ khí hạt cũng đã nằm trong kế hoạch của điện Kremlin. Nhưng chắc chắn đây sẽ là giải pháp cuối cùng nếu như những nỗ lực của các bên liên quan không đạt được kết quả. Sự quyết tâm của Nga với nỗ lực đến từ đội quân chính phủ Assad, cũng như liên quân các nước Anh, Pháp đang khiến cho tổ chức Nhà nước hồi giáo thêm phần nguy khốn.
Mỹ nhún nhường hướng đến cuộc họp 3 bên về Syria
Hãng thông tấn RIA Novosti Nga ngày 9/12 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov cho biết Nga, Mỹ và Liên hợp quốc sẽ tổ chức cuộc hội đàm ba bên về cuộc khủng hoảng Syria vào ngày 11/12 tới. Theo ông Gatilov, cuộc hội đàm ba bên sẽ diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ.
Trong một diễn biến có liên quan, ngày 9/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết ông sẽ thăm Moskva vào tuần tới để gặp giới lãnh đạo nước chủ nhà và tìm cách tạo động lực nhằm đạt được một cái kết cho cuộc nội chiến ở Syria.
Theo_Báo Đất Việt
Nga thừa nhận sức mạnh của ngư lôi Status-6 Theo Sputnik, vũ khí Status6 vừa được Nga tiết lộ thực chất là tàu ngầm không người lái có thể phóng ngư lôi hạng nặng ở tầm siêu xa. Thông tin này được Sputnik dẫn lời Thư ky bao chi cua Tổng thống Nga ông Dmitry Peskov cho biết. Theo đó, hệ thống Status-6 ra đời sẽ "xuyên thủng" hệ thống phòng thủ...