Chuyên gia quốc tế: ‘Giá dầu sẽ sớm bật tăng’
Giá dầu điều chỉnh giảm nhẹ sau nhiều ngày tăng mạnh, nhưng các chuyên gia chỉ ra nhiều yếu tố khiến giá dầu sẽ sớm bật tăng.
Theo dữ liệu của Trading Economics, giá dầu điều chỉnh giảm nhẹ sau khi tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu thô WTI giảm 0,38% so với 24 giờ trước đó xuống còn 106 USD/thùng, còn dầu thô Brent được giao dịch ở mức 111 USD/thùng.
“Giá dầu điều chỉnh giảm nhẹ sau những ngày tăng mạnh, khi Trung Quốc vẫn chật vật với làn sóng COVID-19 mới. Cùng với đó là việc đồng USD phục hồi mạnh mẽ nhờ thái độ kiên quyết của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)”, ông Edward Moya – nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA (có trụ sở ở Mỹ) – giải thích với Zing.
Cụ thể, Thống đốc FED Christopher Waller vừa khẳng định ngân hàng trung ương cần nâng lãi suất với tốc độ nhanh hơn bình thường để kiểm soát lạm phát. Do vậy, ông không loại trừ khả năng nâng lãi suất 50 điểm cơ bản nhiều lần trong năm nay.
Giá dầu tăng cao lên mức kỷ lục do ảnh hưởng từ cuộc chiến ở Ukraine và các đòn trừng phạt mà phương Tây giáng vào Nga. Ảnh: Reuters.
Điều đó có nghĩa là FED có thể sẽ tăng lãi suất ngắn hạn thêm 50 điểm cơ bản (0,5 điểm phần trăm) tại cuộc họp tháng 5. Cơ quan này có thể tiếp tục thực hiện động thái tương tự trong vài tháng tới. Thông thường, FED chỉ tăng lãi suất khoảng 25 điểm cơ bản.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng có kế hoạch chấm dứt việc mua trái phiếu – thường được gọi là chương trình “nới lỏng định lượng” – vào quý III. Đợt nâng lãi suất đầu tiên sẽ được tiến hành một thời gian sau đó.
Lãi suất thấp đồng nghĩa với việc chi phí cơ hội của các loại tài sản rủi ro giảm đi, thúc đẩy giới đầu tư mua vào. Nhưng việc FED và các ngân hàng trung ương khác thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ khiến chi phí cơ hội tăng cao, làm giảm lợi nhuận của những hàng hóa như dầu.
Video đang HOT
Giá dầu WTI điều chỉnh giảm nhẹ sau những ngày tăng mạnh. Ảnh: Trading Economics.
Ngoài ra, theo ông Moya, trước kỳ nghỉ cuối tuần dài, dầu cũng rất dễ bị chốt lời, nhất là sau những ngày tăng giá mạnh.
Mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cắt giảm dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2022, sau khi Trung Quốc tái áp dụng các biện pháp phong tỏa nhằm kiểm soát làn sóng COVID-19 mới.
Giá dầu tăng cao lên mức kỷ lục do ảnh hưởng từ cuộc chiến ở Ukraine và các đòn trừng phạt mà phương Tây giáng vào Nga. Tuy nhiên, IEA cho rằng khoảng cách cung – cầu trên thị trường dầu đang được thu hẹp. Triển vọng nhu cầu suy yếu, trong khi các quốc gia thành viên IEA nhất trí xả kho dầu.
IEA đã hạ dự báo tiêu thụ nhiên liệu trên toàn cầu trong năm nay 260.000 thùng/ngày. Cơ quan này thậm chí còn hạ dự báo tiêu thụ nhiên liệu tại Trung Quốc trong tháng 4 tới 925.000 thùng/ngày.
Sẽ sớm bật tăng
” Các nhà kinh tế đang tiếp tục hạ thấp triển vọng của kinh tế thế giới. Rõ ràng điều này sẽ tác động tới nhu cầu dầu”, ông Toril Bosoni – Trưởng bộ phận Thị trường và Công nghiệp của IEA – giải thích.
“Tuy nhiên, giá dầu vẫn sẽ nhanh chóng trở lại đà tăng bởi nguồn cung eo hẹp, và việc nhu cầu sụt giảm vì kinh tế giảm tốc tăng trưởng cũng còn lâu mới diễn ra”, chuyên gia Moya giải thích.
Do đó, theo ông, dầu thô WTI vẫn sẽ được giao dịch trên ngưỡng 100 USD/thùng vì tình trạng thâm hụt nguồn cung toàn cầu.
Ngoài ra, theo IEA, Saudi Arabia và các thành viên khác của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) đã từ chối nâng sản lượng dầu. Họ tin rằng nguồn cung không thực sự thiếu hụt. Thêm vào đó, Nga cũng là một trong số các thành viên quan trọng của OPEC (OPEC và đồng minh). Các nước OPEC chỉ đóng góp khoảng 10% mức tăng sản lượng dự kiến vào tháng 3.
Theo ước tính của IEA, sản lượng trong tháng 4 có thể thấp hơn tháng trước 1,5 triệu thùng/ngày. Nguyên nhân là việc Nga đổ quân vào Ukraine và các lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào Moscow.
Trước đó, mức giảm được IEA dự báo lên tới 3 triệu thùng dầu/ngày. Tuy vậy, cơ quan này cảnh báo lượng dầu Nga bị mất đi có thể tăng gấp đôi vào tháng 5.
IEA cho rằng giá dầu vẫn ở mức cao và có thể đe dọa tới triển vọng kinh tế toàn cầu. ” Nhu cầu dầu đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng COVID-19″, ông Bosoni nhận xét.
” Thị trường dầu vẫn đứng trước nhiều rủi ro. Viễn cảnh Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO sẽ khiến căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang, điều này có thể lan sang thị trường dầu mỏ“, chuyên gia tài chính Craig Erlam (có trụ sở ở London) bình luận với Zing.
Ông dự báo giá dầu Brent sẽ dao động trong khoảng 100-120 USD/thùng, còn dầu WTI có thể được giao dịch quanh vùng 95-115 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay 3/4: Giá dầu đã quay lại đà "lao dốc"?
Cả dầu thô Brent và dầu WTI của Mỹ đã giảm khoảng 13% trong tuần và giảm sâu nhất hai năm, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố giải phóng dầu từ kho dự trữ chiến lược quốc gia.
Câu hỏi đặt ra là giá dầu đã quay lại đà "lao dốc" hay chưa?
Giá xăng dầu hôm nay 3/4: Giá dầu đã quay lại đà "lao dốc"?
Tính đến hôm qua, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,9% xuống 99,38 USD/thùng vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam). Giá dầu thô Brent giao tháng 6 giảm 0,34% xuống 104,35 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch ngày thứ sáu (1/4) vì các thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thống nhất tham gia vào đợt giải phóng kho dự trữ dầu lớn chưa từng có của Mỹ.
Chốt phiên giao dịch ngày thứ sáu (1/4), giá dầu Brent giao sau giảm 0,3% xuống 104,39 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1% xuống 99,27 USD.
Cả dầu thô Brent và dầu WTI của Mỹ đã giảm khoảng 13% trong tuần giảm sâu nhất hai năm, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố giải phóng dầu từ kho dự trữ chiến lược quốc gia hôm 31/3.
Cả dầu thô Brent và dầu WTI của Mỹ đã giảm khoảng 13% trong tuần giảm sâu nhất hai năm.
Ông Biden đã công bố giải phóng 1 triệu thùng dầu thô/ngày trong 6 tháng kể từ tháng 5. Theo đó 180 triệu thùng là mức phát hành lớn nhất từ trước đến nay từ kho Dự trữ Dầu chiến lược Mỹ (SPR).
Các nước thành viên của IEA cũng đã đồng thuận tham gia kế hoạch giải phóng dầu nhưng không đồng ý về khối lượng hoặc cam kết của mỗi nước phải đóng góp tại cuộc họp khẩn cấp. Các chi tiết bổ sung có thể được biết trong tuần tới hoặc lâu hơn.
Hôm 31/3, OPEC , gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh tính cả Nga, duy trì kế hoạch tăng 432.000 thùng dầu/ngày đối với mục tiêu sản lượng tháng 5, bất chấp áp lực của phương Tây để bổ sung thêm nguồn cung.
Các quốc gia thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 1/4 chưa nhất trí về khối lượng hay cam kết của từng bên khi họp khẩn cấp, theo Hidechika Koizumi, trưởng phòng các vấn đề quốc tế tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Ông bổ sung rằng thông tin chi tiết có thể được thông báo "trong tuần tới".
Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần triển khai thêm giàn khoan dầu và khí đốt nhưng đà tăng đang chững lại bởi họ tiếp tục chia tiền mặt cho cổ đông hơn là thúc đẩy khai thác.
Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 1/4 đã phong tỏa gần như toàn bộ thành phố 26 triệu dân này để ứng phó Covid-19, dấy lên lo ngại lực cầu dầu suy giảm.
JPMorgan dự báo giá dầu là 114 USD/thùng trong quý II và 101 USD/thùng trong nửa cuối năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 3/4: Cả hai loại xăng E5 RON92 và RON95 có giá bán không cao hơn 27.309 đồng/lít xăng E5 RON92 và 28.153 đồng/lít xăng RON95; dầu diesel có giá bán không cao hơn 25.080 đồng/lít; dầu hỏa có giá bán không cao hơn 23.764 đồng/lít; dầu mazut có giá bán không cao hơn 20.929 đồng/kg.
Không chỉ giới tài phiệt, nhiều người dân thường Nga cũng mua Bitcoin Dữ liệu cho thấy những người dân Nga bình thường đang mua tiền điện tử nhiều không kém giới tài phiệt vì lo ngại giá trị đồng ruble sụt giảm mạnh. Có rất nhiều đồn đoán rằng giới tinh hoa Nga đang sử dụng Bitcoin để tránh né các lệnh trừng phạt, nhưng thực tế thì người dân thường Nga cũng đang làm...