Chuyên gia: ‘Quang Hải, Hoàng Đức chơi tự tin trước những cầu thủ đẳng cấp’
Chuyên gia Phan Anh Tú cho rằng nhiều tuyển thủ Việt Nam đã chơi sòng phẳng, tự tin dù phải đối mặt với đội hình toàn sao của Nhật Bản.
“ Tuyển Việt Nam chơi khá sòng phẳng với Nhật Bản. Tôi tin rằng nếu chơi tử thủ với số đông, chúng ta sẽ có thế trận an toàn, nhưng các cầu thù đã chơi rất tự tin. Sự sòng phẳng chúng ta thể hiện được ở trận này cho thấy giá trị của tuyển Việt Nam”, nguyên quyền Tổng thư ký VFF, trưởng đoàn bóng đá nữ Phan Anh Tú chia sẻ.
Tuyển Việt Nam có màn trình diễn đáng khen. Phải gặp đối thủ đứng hạng hai châu lục, sở hữu 11 cầu thủ đang chơi bóng tại châu Âu, nhưng thầy trò HLV Park Hang Seo đã nỗ lực phòng ngự và tổ chức lên bóng. Trong hiệp 2, tuyển Việt Nam không còn lùi sâu, mà mạnh dạn tấn công, tạo ra cơ hội ăn bàn trước cầu môn của thủ thành Shuichi Gonda.
Video: Việt Nam 0-1 Nhật Bản
Chuyên gia Phan Anh Tú đánh giá: tâm thế chơi đôi công (ở một số thời điểm) cùng sự tự tin trong xử lý của Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Quang Hải, Bùi Tiến Dũng,… trước những cầu thủ hàng đầu cũng để lại những ấn tượng đẹp.
“Trong hiệp 2, chúng ta có cơ hội ăn bàn, những pha xử lý cho thấy sự trưởng thành rất lớn. Quang Hải, Hoàng Đức,… tự tin chơi kỹ thuật trước những đối thủ đẳng cấp thế giới, không có gì đáng lo ngại cả. Ngoài ra, các trung vệ như Tiến Dũng, Ngọc Hải bọc lót cho nhau tốt.
Tuyển Việt Nam chơi phản công rất tốt. Những pha di chuyển, rướn người như lướt trên mặt cỏ của Văn Toàn khiến những cầu thủ đẳng cấp cũng phải vất vả bám theo. Tuyển Việt Nam đã thi đấu rất tiến bộ, nhưng tiếc là có những cơ hội chúng ta chưa tận dụng được”, ông phân tích thêm.
Hoàng Đức không e ngại khi phải đối mặt với Wataru Endo, Hidemasa Morita ở tuyến giữa.
Ngoài ra, chuyên gia Phan Anh Tú cũng cho rằng Nhật Bản chưa có phong độ tốt nhất ở trận này. Trước trận, chuyên gia của VFF khẳng định đội bóng của HLV Hajime Moriyasu chưa tìm thấy nhịp chơi bóng lý tưởng do phong độ các cầu thủ trụ cột không đồng đều, đồng thời đội tuyển có ít thời gian tập luyện.
Ở trận này, Nhật Bản chỉ chơi đủ hay để thắng, còn lại chưa thể hiện được quá nhiều dù tuyển Việt Nam có không ít pha bóng sơ hở.
“Nhật Bản chưa có phong độ tốt nhất. Rất nhiều cơ hội cầu thủ đối phương có cơ hội cướp bóng phản công, nhưng cách khai thác của họ tương đối đơn giản, không có gì sắc bén. Trong hiệp 2, tuyển Việt Nam mất bóng nhiều, song Nhật Bản không khai thác được. Họ chưa có phong độ và lối chơi tốt nhất”, chuyên gia Phan Anh Tú kết luận.
Sai số trong tính toán của HLV Park Hang-seo
Thuyền trưởng người Hàn Quốc đã có những ý đồ chiến thuật rõ ràng để hướng tới chiến thắng trước tuyển Trung Quốc, nhưng điều đó không xảy ra.
Khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, các tuyển thủ Việt Nam đã khóc vì đánh rơi điểm số một cách đáng tiếc. Bởi những con số thống kê đều cho thấy tuyển Việt Nam chơi ngang ngửa, thậm chí nhỉnh hơn Trung Quốc ở một số thời điểm.
Quang Hải và đồng đội cầm bóng 51% so với 49% của đối thủ. Tuyển Việt Nam sút nhiều hơn (13 so với 12), sút trúng cầu môn nhiều hơn (5 so với 4). Các thông số đá phạt, phạt góc, ném biên, số đường chuyền, số đợt tấn công của thầy trò ông Park Hang-seo đều nhỉnh hơn đội bạn.
Đó là bằng chứng cho thấy huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đã đưa ra những tính toán để giúp tuyển Việt Nam chơi chủ động nhằm tìm kiếm 3 điểm. Tuy nhiên, sai số đã xảy ra.
Wu Lei (giữa) và các đồng đội trừng phạt sai lầm của tuyển Việt Nam. Ảnh: VFF.
Khi tuyển Việt Nam sập bẫy
Chứng kiến 2 trận đấu của tuyển Việt Nam trước Saudi Arabia và Australia, HLV Li Tie hiểu họ khó lòng chơi áp đặt. Chất lượng cầu thủ Trung Quốc không đủ để gây sức ép liên tục trước hàng phòng ngự được tổ chức kỷ luật Việt Nam. Vì vậy, họ không pressing tầm cao. Họ chủ động lui về để kéo tuyển Việt Nam lên cao để tận dụng thế mạnh tốc độ, chiều cao và những đường bóng dài.
Nhưng điều quan trọng là tuyển Việt Nam cũng đoán được ý đồ của đối phương. Sau hiệp 1, chúng ta có thể thấy tuyển Trung Quốc không chơi tốt, chỉ dừng ở mức trung bình. Vai trò của người cầm nhịp bên phía Trung Quốc cũng không rõ ràng. Ngôi sao đáng chú nhất Wu Lei là cầu thủ mũi nhọn chứ không phải nhân tố sáng tạo hay lôi kéo, thu hút đối phương. Chứng kiến màn trình diễn này của đối thủ, HLV Park đã thay đổi cách tiếp cận trận đấu trong hiệp 2.
"Về chiến lược, chúng ta đã có những tính toán sai lầm. Trung Quốc là đội có những bước đi đúng đắn hơn. Trong hiệp 2, HLV Park quyết định cho tuyển Việt Nam chơi tấn công nhiều hơn để tận dụng khả năng phối hợp của các cầu thủ. Tuyển Việt Nam đang chơi nhuần nhuyễn, tự tin. Các miếng đánh cũng tương đối đa dạng và hiểm hóc. Nhưng khi đó, chúng ta đã sập bẫy Trung Quốc", chuyên gia Phan Anh Tú chia sẻ với Zing .
Ông phân tích: "Khi đó, chúng ta để lộ khoảng trống phía sau và để đối phương triển khai những đường bóng dài. Họ tận dụng thành công nhờ những cầu thủ giàu kinh nghiệm thi đấu quốc tế, có tốc độ và chọn điểm rơi tốt. Khi khoảng trống mở ra, Thanh Bình không có sự hỗ trợ và rơi vào tình huống một chống một. Điều đương nhiên là cậu ấy thất bại vì đối thủ nhiều kinh nghiệm, tinh quái hơn. Chúng ta cũng khó trách Thanh Bình cũng như các cầu thủ khác vì họ phải đối mặt với đối thủ quá già dặn".
Cả 3 bàn thắng của tuyển Trung Quốc đều xuất phát từ các pha bóng dài. Đó cũng là ý đồ tấn công của họ trong xuyên suốt trận đấu. Từ những tình huống như vậy, các học trò ông Park bị đánh bại khi phải đối đầu với những người nhiều kinh nghiệm hơn mình. Rõ ràng, HLV Li Tie đã khiến người đồng nghiệp sập bẫy.
Những pha xử lý bóng đầy tự tin của Hoàng Đức và các đồng đội là cơ sở để HLV Park quyết định cho tuyển Việt Nam chơi tấn công trong hiệp 2. Ảnh: VFF.
Khó trách HLV Park
HLV Park có cơ sở để cho các học trò đẩy cao đội hình nhằm tìm kiếm bàn thắng. Ngoài việc tuyển Trung Quốc chơi không tốt và không đem tới dấu hiệu đáng ngại, ông còn thấy học trò của mình đang chơi tự tin. Những tình huống xử lý bóng của Tuấn Anh, Hoàng Đức hay các pha giật gót ngẫu hứng từ phía Hồng Duy, Văn Thanh chứng minh điều đó.
Ngoài ra, chất lượng trong các pha phối hợp của tuyển Việt Nam cũng tốt. Tiến Linh và các đồng đội tạo ra được nhiều tình dứt điểm hơn đối phương. Phương án tấn công cũng đa dạng như bóng dài, ban bật ngắn và cả tình huống cố định. Đó chính là những lý do để tuyển Việt Nam chơi pressing tầm cao ở ngay đầu hiệp 2.
"Chúng ta phải chọn thời điểm hợp lý để pressing, tấn công. Phương án hợp lý nhất là tuyển Việt Nam tấn công trong khoảng 20 phút cuối. Thời điểm đó, nếu ghi được bàn thắng, chúng ta sẽ có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, tuyển Việt Nam đã tràn lên ngay đầu hiệp 2. Đây là thời điểm quá sớm và chúng ta đã bị dội gáo nước lạnh bằng bàn thắng đơn giản như vậy. Đó là tính toán thiếu chính xác, chứ không thể nói là đúng hay sai", chuyên gia Phan Anh Tú nhận định.
Ông nói thêm: "Trong bóng đá, lúc nào cũng có sai số. Chúng ta cũng cần mạo hiểm nên cũng khó trách HLV Park. Hơn nữa, tuyển Việt Nam đang là tập thể tự tin nên việc nghĩ đến chiến thắng khi chạm trán đối thủ Trung Quốc là điều bình thường".
Theo ông Phan Anh Tú, cái dở của tuyển Việt Nam là để đối thủ có nhiều tình huống một chống một. Tiền đạo của họ ở đẳng cấp cao nên thường xuyên giành chiến thắng. Tất cả yếu tố như tốc độ, khả năng xử lý bóng, chọn vị trí, kinh nghiệm... Wu Lei đều vượt trội các cầu thủ Việt Nam. Bên cạnh đó, họ cũng chống phản công tốt hơn Việt Nam và xử lý hoàn hảo ở các tình huống dẫn đến bàn thắng, từ đường chuyền cho đến pha dứt điểm.
Tuyển Việt Nam cũng đã tấn công rất hay trước Trung Quốc. Ảnh: VFF.
Dù vậy, tuyển Việt Nam cũng mang lại những tín hiệu tích cực. Ông Tú nhận định: "Cái đáng khen của tuyển Việt Nam là giữ vững được tinh thần, lối chơi để gỡ hòa sau khi bị đối thủ đẳng cấp hơn dẫn 2 bàn. Bên cạnh đó, họ cũng to cao, thể lực tốt hơn và thậm chí là chủ động phòng ngự 2 lớp. Dù vậy, tuyển Việt Nam vẫn khai thác một cách hiệu quả. Đó là điều thực sự khó. Tuyển Australia cũng không thể làm điều đó trước hệ thống phòng ngự 2 lớp của tuyển Việt Nam".
"Thậm chí, tuyển Việt Nam còn khiến Trung Quốc rối loạn. Cầu thủ cầm bóng tự tin, tổ chức những miếng đánh thông minh, sáng nước và xử lý gọn gàng. Dù Quang Hải, Văn Toàn, Công Phượng hay Hoàng Đức có bóng, họ đều có thể mở ra cơ hội nguy hiểm. Đó là những điểm đáng khích lệ về năng lực tấn công của tuyển Việt Nam. Phải nói là tuyển Việt Nam rất hay khi có 2 bàn thắng đẹp như thế trong thế trận phòng ngự 2 lớp của Trung Quốc", ông Tú nhấn mạnh.
Thất bại chưa bao giờ là điều dễ chấp nhận trong bóng đá. Hơn nữa, tuyển Việt Nam lại để đối phương ghi bàn ấn định tỷ số 3-2 khi trận đấu chỉ còn tính bằng giây. Nuối tiếc, thất vọng là những cảm xúc khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chỉ trích là điều không cần thiết lúc này, bởi tuyển Việt Nam đang dần chơi hay hơn ở lần đầu tham dự vòng loại thứ 3 World Cup.
Highlights tuyển Trung Quốc 3-2 Việt Nam: Bàn thua phút 90 5 Thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo để thua ở những giây cuối cùng trong trận gặp Trung Quốc tại vòng loại thứ ba World Cup 2022 diễn ra rạng sáng 8/10 (giờ Hà Nội).
Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Nhật Bản, vòng loại World Cup 2022 Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Nhật Bản từ 19h tối nay 11/11, mời các bạn chú ý đón xem. 90 5 TRẬN ĐẤU KẾT THÚC: VIỆT NAM 0-1 NHẬT BẢN Tuyển Việt Nam thua dù đã chơi cố gắng. (Ảnh: Ngọc Anh) 90 Trận đấu có 4 phút bù giờ. 89 NGUY HIỂM Thành Chung làm tường nhả bóng để Xuân...