Chuyên gia phong thủy giải đáp: Cúng ông Công ông Táo trước hay rút tỉa chân hương trước?
Cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ quan trọng đối với người Việt. Để buổi lễ diễn ra suôn sẻ và mang đến nhiều may mắn cho gia đình, bạn hãy tham khảo một số thông tin dưới đây.
Cúng ông Công ông Táo trước hay rút tỉa chân hương trước?
Năm nay, ngày ông Công ông Táo – 23 tháng Chạp năm Canh Tý trùng với ngày lập Xuân 4/2/2021. Do đó, nghi lễ cũng cũng có vài điều đặc biệt.
Theo văn hóa Á Đông, ngày lập Xuân là ngày đầu tiên của tiết lập Xuân – mở đầu cho 24 tiết khí trong năm và là ngày rất quan trọng.
Vào ngày này, vạn vật trong gia đình phải an yên, con người phải ở trong tâm thái bình tĩnh và tích cực chào đón vận khí mới.
Theo phong tục, sau khi cúng ông Công ông Táo, các gia đình sẽ tiến hành rút chân hương, bao sái bàn thờ, tổng vệ sinh khu vực thờ cúng, nhà cửa để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán và năm mới. Tuy nhiên, năm nay do ngày ông Công ông Táo trùng với lập Xuân nên có một chút đặc biệt.
Theo chuyên gia phong thủy Song Hà, dù cúng ông Công ông Táo vào ngày nào (trước 23 tháng Chạp hay đúng ngày) thì vẫn phải lau dọn bàn thờ, tổng vệ sinh nhà cửa trước khi bắt đầu vào tiết lập Xuân.
Năm nay, lập Xuân bắt đầu từ 21h59 phút ngày 3/2/2021 dương lịch tức đêm 22/12/2020 âm lịch. Vì vậy, gia chủ nên tiến hành bao sái bàn thờ, dọn dẹp nhà cửa trước 21h ngày 3/2/2021.
Các gia đính cúng ông Công ông Táo sớm (từ 19 đến 22 tháng Chạp) thì nên rút tỉa chân hương, bao sái, dọn dẹp ngay sau khi cúng. Lưu ý, ngày 22 âm lịch phải cúng vào buổi sáng hoặc chiều, tránh cúng tối).
Nếu gia đình làm lễ cúng vào đúng ngày 23 tháng Chạp thì sau khi cúng xong nên để an yên. Đến sáng ngày 24 hoặc 25 mới được rút tỉa chân hương. Vì ngày 23 tháng Chạp năm nay trùng với ngày lập Xuân nên không được rút tỉa chân hương vào ngày đó, tránh gây bất ổn cho vận khí đầu năm mới.
Video đang HOT
Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Cách lau dọn bàn thờ ngày ông Công ông Táo để tống tiễn vận xui nghênh đón tài lộc trong năm mới
Việc lau dọn bàn thờ không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên mà còn giúp gia chủ có một năm mới ấm no, hạnh phúc, gia đạo bình an vô sự.
Dưới đây là cách lau dọn bàn thờ đúng ngày ông Công ông Táo chuẩn bài giúp gia chủ rước may mắn, lộc lá đổ vào nhà, đón một cái Tết ấm no hạnh phúc.
Thời điểm thích hợp để lau dọn bàn thờ
Lau dọn bàn thờ sạch sẽ là việc nên làm để đón năm mới nhiều may mắn - Ảnh minh họa: Internet
Theo quan niệm dân gian, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23/12 Âm lịch), thời điểm tiễn Táo quân lên chầu trời, gia chủ sẽ dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ để tiễn cũ nghênh mới. Việc này có thể kéo dài đến ngày 30 Tết và phải hoàn tất xong xuôi trước đêm Giao Thừa để chuẩn bị đón năm mới.
Để mọi việc được diễn ra suôn sẻ và đón lộc may, gia chủ hãy thông báo với đấng bề trên. Trước khi bắt tay vào dọn dẹp bàn thờ, gia chủ hãy chuẩn bị một đĩa hoa quả, bánh kẹo, trầu cau... để dâng lên ông bà tổ tiên, thần linh. Sau đó hãy thắp nén hương xin phép gia tiên, xin phép thổ địa, thần linh, thông báo ngày giờ bắt đầu dọn dẹp để không làm kinh động đến đấng bề trên.
Gia chủ nên lau dọn với lòng thành khẩn, tôn kính - Ảnh minh họa: Internet
Bên cạnh việc xin phép, gia chủ cũng cần chuẩn bị một mảnh giấy đỏ, bát hương, đèn, nến, đồ trang trí trên bàn thờ. Sau khi nhang cháy hết, gia chủ mới bắt đầu lau dọn.
Bàn thờ không được lau dọn thông thường. Đây là nơi tôn nghiêm và linh thiêng, bạn nên dùng nước ấm và khăn trắng sạch để tiến hành lau dọn. Cần lau bài vị thần Phật trước rồi đến bài vị tổ tiên sau.
Những điều cần tránh
Công việc lau dọn bàn thờ cần sự trang nghiêm, tôn kính, không được đùa giỡn hoặc ăn mặc lôi thôi, quá hở h ang.
Gia chủ khi lau dọn cần tránh việc bát hương bị di chuyển. Vì đây là nơi giáng xuống của thần linh, tránh động đến để không hao tài tốn của.
Gia chủ nên tránh việc này khi lau dọn - Ảnh minh họa: Internet
Khi rửa bát hương tránh việc đổ hết tro bên trong, bạn nên dùng thìa múc. Sau khi bát hương khô ráo, dùng tiền vàng đốt hơ xung quanh và đổ tro vào.
Khi rút chân hương nên giữ lại 5 chân hương cũ, sau đó mang chân hương cũ đốt và thả xuống sông, ao, hồ...
*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Cúng ông Công ông Táo: Tại sao lại vào 'ngày xấu' 23? Theo chuyên gia Địa Lý phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh, việc cúng ông Công ông Táo quan trọng là ở cái tâm, "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Dân gian vẫn thường có câu nói " Mùng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn" để chỉ những ngày được cho là xấu, không may...