Chuyên gia Phi Vân nói về 1 kỹ năng rất cần và cực kỳ hữu ích trong mùa làm việc online nhưng ít ai nhắc đến
Theo chuyên gia, kỹ năng này tuy bị nhiều người bỏ quên nhưng lại trở thành kỹ năng quan trọng trong công việc và cuộc sống ở thế kỷ 21,
Giữa lúc thế giới hiện đại chuyển mình theo cuộc cách mạng công nghệ số 4.0, thì sự tương tác, giao tiếp của con người cũng bắt đầu thay đổi từ phương thức trực tiếp sang các nền tảng trực tuyến. Nhất là ở thời điểm dịch Covid-19 khiến nhiều công ty, doanh nghiệp đã cho nhân viên làm từ xa, thì ngoài kỹ năng giao tiếp cơ bản khác, kỹ năng viết lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân đã cho rằng, kỹ năng viết ít ai nhắc đến từ trước đến nay lại trở thành một trong những kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21. Bà hiện là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhượng quyền tại Việt Nam và thành viên sáng lập và phát triển Công ty World Franchise Associates tại khu vực Đông Nam Á, Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, đại diện cho gần 1000 thương hiệu quốc tế tại châu Á – Thái Bình Dương. Theo bà, Writing skill – kỹ năng viết là cách tiếp cận quan trọng để thể hiện quan điểm, ý kiến, đề xuất, để trình bày mong muốn và cảm xúc của bản thân trong công việc. Vì vậy, nếu là người đi làm, dù làm thuê hay làm chủ, đều nên rèn luyện kỹ năng viết.
Bà đã có những mách bảo từ góc độ của người viết có trải nghiệm cho công việc, trong việc xuất bản sách với hy vọng sẽ giúp cho các bạn tìm ra cách tiếp cận cho bản thân mình ở khả năng viết:
1. Don’t write. It’s not a job. Express your emotion! Đừng viết. Đừng xem đó là công việc. Hãy thể hiện cảm xúc: không biết bao nhiêu lần tôi bị đặt câu hỏi chị có team mấy người viết Facebook cho chị. Tôi cười, nói có 1, là một mình tôi. Tôi không có kế hoạch, chủ đề, thư viện bài viết hẹn giờ đăng tải, vì tôi không làm truyền thông. Tôi chỉ có thể viết khi có cảm xúc thật về một vấn đề nào đó, theo chủ đề xuất hiện tại thời điểm viết, để thể hiện cảm xúc và quan điểm cá nhân. Khi bạn không phải là ngòi bút chuyên nghiệp, không có kỹ thuật khóc như diễn viên khi cần diễn, thì công cụ viết mạnh mẽ nhất bạn có chính là cảm xúc thô ráp, mộc mạc, phong phú, nguyên bản nhất của cá nhân.
Video đang HOT
2. The message – Thông điệp: có bao giờ bạn đọc, hay nghe người khác nói loanh quanh một vòng trái đất xong vẫn chưa hiểu người ta muốn nói gì? Thiệt tình là tôi gặp hơi bị nhiều. Và trong rất nhiều trường hợp đối với team, tôi yêu cầu ngưng, yêu cầu các bạn sắp xếp lại suy nghĩ rồi quay lại trình bày ngắn gọn dễ hiểu. Dù là nói, hay là viết, thì mục tiêu là giao tiếp. Nếu đã là giao tiếp, mà trình bày xong người khác không hiểu mình muốn gì, thì đã thất bại rồi. Do đó, tôi luôn bắt đầu từ thông điệp chính, xác định rất rõ, viết ra, chỉnh sửa cho đến khi hài lòng về thông điệp chính của mình, rồi mới bắt đầu phát triển bài viết xung quanh thông điệp đó. Rồi luôn luôn quay lại để kiểm tra xem mình có dài dòng lang man khỏi thông điệp chính hay không. What is your key message (Thông điệp chính của bạn là gì)?
3. Write for your readers, NOT you – Viết cho người đọc, không phải cho cá nhân: trừ phi bạn viết để dành cất vô hộp chơi cho vui, viết là để cho người khác đọc. Vì vậy, cần đặt nhu cầu người đọc lên trên hết. Họ thích dài hay ngắn, ngôn ngữ hoa mỹ, phức tạp hay đơn giản, thích kể chuyện loằn ngoằn hay ngắn gọn gạch đầu dòng, thích nói thẳng hay nói cong, vân vân và vân vân. Người đọc, họ đọc theo ngôn ngữ và cách của họ. Vì vậy, nếu không quan tâm đến cách họ tiếp nhận, không thấu cảm và tìm ra cách dễ nhất để chạm vào họ, viết gì cũng vô ích khi người ta không đọc. Do đó, cần nghiên cứu về đối tượng đọc của mình, liên tục thử nghiệm những cách tiếp cận khác nhau và ứng dụng cách hiệu quả nhất.
Viết là kỹ năng khó, phát triển theo thời gian. Vì vậy, nếu muốn viết được, thì phải luyện viết mỗi ngày. Không có kỹ năng nào như cây đũa thần, chạm vào đã giỏi. Muốn làm tốt, phải khổ luyện, và thay vì ngồi đó bàn lý thuyết, thì cứ đặt bút xuống viết, xem phản ứng của người đọc, rồi hiệu chỉnh mỗi ngày. Writing is a learned skill – Viết là kỹ năng học được. Cứ luyện tập, rồi bạn sẽ viết giỏi lên lúc nào không hay biết.
Vũ Trịnh
Doanh nhân Nguyễn Phi Vân: "Bạn trẻ khởi nghiệp, đừng lơ mơ đậu cành mềm, đừng chỉ tìm kiếm trong sách vở, xắn tay áo lên lội vào đời mà trải nghiệm!"
"Đừng ngồi đó mơ màng phải đi đâu về đâu. Đừng chỉ tìm kiếm mọi thứ trong sách vở. Cứ phải lao vào làm thử, làm hết mình không than vãn, tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân, đừng vin vào người khác nữa.
Người ta chỉ có thể lớn lên khi đã tự lập, tự chịu trách nhiệm về bản thân với bản thân. Nếu vẫn còn dựa dẫm vào ai đó khác, dù là ai, bạn vẫn chưa hề lớn", doanh nhân Nguyễn Phi Vân dành lời khuyên cho các startup.
Doanh nhân này cũng cho biết, thời gian qua bỗng nhiên lại nhận được rất nhiều tin nhắn vào inbox của các bạn trẻ, nói rằng bản thân mất định hướng, không biết phải làm gì với cuộc đời, sự nghiệp, lười biếng không động lực, vv. Các bạn hỏi tôi, em phải làm sao. Cả một cuộc đời, một câu hỏi lớn như thế chưa bao giờ là dễ dàng, làm sao có thể trả lời bằng vài dòng tin nhắn?
Vị doanh nhân này trích đoạn trong cuốn sách đã từng viết để giúp người trẻ khởi nghiệp bạn có một cái nhìn tổng thể về tương lai, định vị được bản thân trong thế giới và tương lai đó. Theo doanh nhân Nguyễn Phi Vân, khả năng Working life skills & entrepreneurship - Kỹ năng làm việc và khởi nghiệp là rất quan trọng.
"Học gì, cuối cùng cũng để chuẩn bị cho bạn ra đời, đi làm, hay startup mà thôi. Cho nên, đừng có lơ mơ đậu ở cành mềm. Cứ phải thực tế chút, là học xong có ra đời xài được không cái đã", doanh nhân này nhấn mạnh.
Vị doanh nhân này chỉ ra các yếu tố để bạn trẻ tự startup
Thứ nhất, Readiness for work life - Sẵn sàng hội nhập môi trường làm việc: Đây là sự chuẩn bị sẵn sàng cho bản thân bằng cách hiểu rằng thế giới thay đổi hàng ngày, những gì mình học có thể lỗi thời và dĩ nhiên cần cập nhật. Vậy thì phải có cách theo dõi và cập nhật như thói quen học cả đời.
Có thiếu chăng, là bổ sung tinh thần tự startup, tự lập dự án, tự kinh doanh. Cái này là điểm son của thế kỷ khi văn hoá startup đỉnh cao, khi kinh tế là sáng tạo, và khi quốc gia khởi nghiệp. Này, tham gia vào các chương trình incubation - ươm tạo ý tưởng của các trung tâm, tổ chức phi lợi nhuận, công ty là học được ngay mà. Trường học, thời này cũng nên có các câu lạc bộ sáng tạo, khởi nghiệp, có chương trình huấn luyện và ươm tạo cho học sinh, sinh viên.
Thứ hai, Social interaction at work - Khả năng tương tác xã hội trong công việc: Này làm tôi nhớ có lần được tập đoàn lớn nọ tại Việt Nam mời về chia sẻ về khả năng tương tác, vì đội đó toàn chuyên gia các kiểu nhưng thảy vào sự kiện networking - kết nối thì đơ ra không biết nói gì, với ai. Làm việc trong thế kỷ xuyên lục địa và đa quốc gia này, không những phải chủ động xây dựng tương tác mà còn phải tương tác đa kênh, đa văn hoá. Đó là chưa nói, hợp tác làm dự án trong làm việc cực kỳ quan trọng. Nếu không biết, hợp tác, đóng góp, tiến thoái cùng đội ngũ thì làm việc nhóm hay hợp tác sao xong.
Thứ ba, Working life in practice - Thực tập: Học bao nhiêu cũng không bằng một ngày trải nghiệm thực tế hết. Nên chuyện internship - thực tập tại doanh nghiệp, tổ chức là cực kỳ quan trọng. Đừng có lười và khổ sở khi phải đi thực tập. Này là cơ hội ngàn vàng cho bạn tiếp cận thực tế đó. Bản thân phải xông pha đi tìm, đi xin được thực tập, xin đi làm không lương để học hành. Người ta nhận là phước đến ba đời. Đừng chê khen này nọ. Môi trường thực tế mới là môi trường ta chiêm nghiệm và internalize - cá nhân hoá kiến thức đã học cho bản thân mình. Nhớ hay không, áp dụng thế nào vào cuộc sống là nằm ở mấu chốt này hết.
Phương Nga
Cầu nguyện online, giải đấu không khán giả khắp thế giới vì dịch bệnh Bằng cách này hay cách khác, cuộc sống vẫn tiếp diễn giữa mùa dịch. Linh mục cử hành Thánh lễ trước ảnh giáo dân tại Italy. Trận đấu vật vẫn diễn ra ở Nhật dù không có khán giả. Linh mục Giuseppe Corbari cử hành Thánh lễ trước hình ảnh của các giáo dân không thể đến nhà thờ vào ngày 15/3 vừa...