Chuyên gia pháp lý nói về hành vi bảo mẫu hành hạ trẻ HIV?
“Hành vi hành hạ, đánh đập trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS bằng tay, bằng dép…trong các bữa ăn của các bảo mẫu thuộc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân đã vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em”, luật sư Đặng Văn Cường, trưởng Văn Phòng luật sư Chính Pháp cho biết.
Sau hơn một tháng theo dõi, PV báo Tuổi Trẻ đã ghi nhận tại nơi nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS của Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) có nhiều trẻ bị bảo mẫu đánh bằng tay, bằng dép… ngay trong bữa ăn.
Đây là nơi tiếp nhận nuôi dưỡng 22 trẻ nhiễm HIV, dưới sự chăm sóc của 15 bảo mẫu. Những tưởng, các bé có số phận đặc biệt này sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng ngược lại, các cháu lại bị chính những người được xem là mẹ hiền đối xử tàn nhẫn.
Sau khi tìm hiểu sự việc, Trung tâm bảo trợ trẻ em Linh Xuân đã đình chỉ 5 bảo mẫu để làm rõ vụ việc.
5 bảo mẫu hành hạ trẻ nhiễm HIV tại trung tâm Linh Xuân đã bị đình chỉ.
Liên quan đến sự việc đang gây xôn xao dư luận này, PV Phununews đã có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Văn Cường, trưởng Văn Phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội về hành vi của các bảo mẫu cũng như trách nhiệm của trung tâm Linh Xuân.
Theo luật sư Cường, hành vi hành hạ, đánh đập trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS bằng tay, bằng dép…trong các bữa ăn của các bảo mẫu thuộc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân đã vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, các hành vi này bị Nhà nước ngăn cấm và bị xử lý tùy vào mức độ.
Căn cứ vào Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì những bảo mẫu vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, ngoài ra còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh; Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em.
Nếu hành vi bạo hành, ngược đãi đếm mức nguy hiểm cho xã hội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm (theo điểm d khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định); Tội hành hạ người khác với mức phạt tù cao nhất là 3 năm (theo khoản 2 Điều 110 BLHS quy định).
Video đang HOT
Hình ảnh bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn. (Ảnh trích từ clip)
Đối với người đứng đầu cơ sở chăm sóc trẻ em này phải liên đới chịu trách nhiệm hoặc chịu trách nhiệm về mặt quản lý và ít nhất cũng sẽ bị xử lý hành chính.
Sự việc bạo hành với các em không chỉ diễn ra trong một ngày mà diễn ra nhiều ngày, không chỉ diễn ra với một bảo mẫu mà với nhiều bảo mẫu… ngoài ra việc tuyển dụng bảo mẫu thần văn hóa chưa hết cấp 2 để giáo dục, chăm sóc trẻ em là không đảm bảo yêu cầu công việc theo quy định. Vì vậy, việc xử lý với người đứng đầu cơ sở này là có căn cứ.
Luật sư Đặng Văn Cường.
Dựa vào Điều 47 Luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em cơ sở trợ giúp trẻ em này đã vi phạm các quyền của trẻ em theo quy định của luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em nên sau khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền thì cơ sở này sẽ bị tạm đình chỉ hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động.
Ngoài ra, tại Khoản 1, Điều 34 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Trung tâm này còn bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng vì đã không bảo đảm một trong các điều kiện hoạt động đối với cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
Theo Phụ Nữ News
Vụ vây đánh CSGT ở Kon Tum: Xử lý thế nào?
Những hành vi như trên cần được lên án và xử lý nghiêm để lập lại trật tự kỷ cương, đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho người thi hành công vụ và duy trì trật tự, an toàn xã hội", Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội đánh giá
Vụ việc CSGT tỉnh Kon Tum đang làm nhiệm vụ thì bị hàng trăm người dân bao vây và một số đối tượng quá khích đòi hành hung khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Cụ thể, vào ngày 8.7, đối tượng Nguyễn Quang Minh (SN 1996, trú tổ 4, phường Quyết Thắng, TP Kon Tum) và nam thanh niên ngồi khi điều khiển xe mô tô mang BKS 82B1-221.20 không những không đội mũ bảo hiểm mà còn bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe của CSGT.
Khi bị 5 xe của lực lượng CSGT truy đuổi, 2 đối tượng trên còn lạng lách, đánh võng, dùng dép, cởi áo ném dép, vẫy tay thách thức CSGT. Khi đến đoạn đường đông dân cư, các đối tượng còn kích động người dân tụ tập, bao vây để cản trở việc truy đuổi. Không dừng lại ở đó, chúng còn chặn xe, lăng mạ, đòi hành hung cảnh sát giao thông tỉnh Kon Tum.
Đối tượng khoanh vòng tròn đỏ được xác định là người ngồi sau khiêu khích lực lượng cảnh sát giao thông.
Trao đổi với PV về những vấn đề pháp lý xung quanh vụ việc trên, Luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển phương tiện giao thông của 2 đối tượng trên phải bị xử lý hành chính theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và hướng dẫn tại Điều 5, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13.11.2013 của Chính Phủ.
Việc Thượng tá Trần Thanh Nhã, Phó công an TP Kon Tum bước đầu lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ xe của các đối tượng trên theo Luật sư Đặng Văn Cường là hoàn toàn đúng pháp luật.
Riêng hành vi dùng dép, cởi áo ném về phía CSGT của hai đối tượng trên khi đang điều khiển xe và lợi dụng lúc đông người, lộn xộn ném vật cứng trúng vào vùng vai phải của Thiếu úy Đinh Lê Mạnh Hùng, Luật sư Đặng Văn Cường nhận định là đã có dấu hiệu của tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự.
"1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.Cụ thể, Điều 257 Bộ luật hình sự quy định rõ:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm".
"Nếu hành vi chống người thi hành công vụ mà gây thương tích cho nạn nhân hoặc chết người thì người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự hoặc tội Giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự", Luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh thêm.
Bên cạnh đối tượng Nguyễn Quang Minh và nam thanh niên ngồi sau xe Minh (hiện chưa xác định rõ danh tính) thì những người dân mặc dù không tham gia giao thông nhưng có những hành vi: dùng gạch, đá... ném vào CSGT, CSCĐ (những người đang thực hiện nhiệm vụ, công vụ) cũng có thể bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ.
Sự việc người dân vây đánh CSGT trên địa bàn TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum những ngày qua chỉ là một trong những ví dụ của tình trạng người dân không chấp hành hiệu lệnh và chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực giao thông đường bộ đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp hiện nay.
"Những hành vi như trên cần được lên án và xử lý nghiêm để lập lại trật tự kỷ cương, đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho người thi hành công vụ và duy trì trật tự, an toàn xã hội", Luật sư Đặng Văn Cường đánh giá.
Theo Đời sống Pháp luật
Trẻ nhiễm HIV bị bảo mẫu hành hạ: 'Chuyện động trời' không ai tin Người dân địa phương không ai tin xảy ra "chuyện động trời" tại trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV ở phường Linh Xuân, quận Thủ Đức (TP.HCM). Thường nghe tiếng khóc thét Dư luận đang dậy sóng sau khi clip bảo mẫu hành hạ trẻ nhiễm HIV ở Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (phường...