Chuyên gia pháp lý lên tiếng vụ ô tô dán hình Nguyễn Hữu Linh diễu hành trên phố
Mấy ngày gần đây, hình ảnh những chiếc xe ô tô diễu hành trên đường phố cùng dòng chữ “Thành phố đáng sống phải nhốt sạch ấu dâm”, kèm theo ảnh ông Nguyễn Hữu Linh được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Liên tiếp trong những ngày qua, hình ảnh Nguyễn Hữu Linh (1958, cựu Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng) bị camera trong thang máy ghi lại hình ảnh “nựng” bé gái trong thang máy được người dân lưu lại ở khắp mọi nơi nhằm gây sức ép, buộc đối tượng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ô tô dán hình Nguyễn Hữu Linh diễu hành trên phố
Mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều nội dung kêu gọi cần đưa vụ việc ra ánh sáng, tránh chuyện bị “chìm xuồng” tạo tiền lệ xấu.
Ngày 18 – 19/4, hình ảnh những chiếc xe ô tô diễu hành trên đường phố cùng dòng chữ “Thành phố đáng sống phải nhốt sạch ấu dâm”, kèm theo ảnh ông Nguyễn Hữu Linh được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Ngay sau đó, hàng nghìn người trong diễn đàn về ô tô đã bày tỏ quan điểm đồng tình, đồng thời muốn nhân rộng cách làm này để những đối tượng dâm ô, lạm dụng trẻ em phải cúi đầu nhận tội.
Trao đổi với phóng viên báo Người Đưa Tin về sự việc này, luật sư Hà Trọng Đại – Công ty Luật The Light (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cũng bày tỏ thái độ rất bức xúc về hành vi của ông Linh. Đồng thời, luật sư bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, điều tra, xác minh làm rõ hành vi của ông này, nếu có căn cứ cấu thành tội phạm thì phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Video đang HOT
Luật sư Hà Trọng Đại – Công ty Luật The Light
Đặt địa vị vào phần lớn người dân hiện đang rất bất bình về hành vi của cựu Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, luật sư Đại hiểu rằng, người dân vì quá bức xúc, lo ngại vụ việc bị “chìm xuồng” nên “trưng” ảnh ông Linh nhằm mục đích gây sức ép, buộc đối tượng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Song, dưới góc độ pháp lý, luật sư Đại cho biết ở nước ta, Hiến pháp là đạo luật gốc, các bộ luật phải căn cứ vào Hiến pháp để cụ thể hóa. Do vậy, quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền nhân thân là nguyên tắc Hiến định.
Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa đường lối đổi mới của ảng ta trong giai đoạn cách mạng tiếp theo nhằm đưa đất nước tiếp tục phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Do đó, Bộ luật Dân sự 2015 đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền nhân thân là thể chế hóa các quan điểm của ảng về quyền con người, quyền công dân…
ồng thời, Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã quy định đầy đủ các quyền nhân thân mà Hiến pháp năm 2013, các iều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã quy định thể hiện đầy đủ bản chất Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; cũng phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước ta hiện tại và tương lai trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,…
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ và cụ thể hóa tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015.
“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh, tại khoản 1 quy định:
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý”.
Như vậy, theo Bộ luật Dân sự 2015, việc một cá nhân hay tổ chức bất kỳ sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích nào đó (không phân biệt thương mại hay phi thương mại) mà chưa được phép của người có quyền cá nhân đối với hình ảnh đó thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Hiện vụ việc Ông Linh cũng chưa có kết luận điều tra và chưa bị Toà án tuyên là có tội thì ông Linh vẫn có đầy đủ các quyền của một công dân cũng như có quyền về hình ảnh của mình.
Chiếu theo quy định của bộ luật hình sự, nếu ông Linh không bị khởi tố và có đơn đề nghị hoặc khởi hiện vụ án dân sự yêu cầu bồi thường danh dự, nhân phẩm thì rất có thể những người đăng tải, cắt ghép hình ảnh cá nhân của Ông Linh sẽ bị điều tra, làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật và phải bồi thường theo quy định.
“Tuy nhiên với áp lực như hiện nay, Ông Linh rất khó để thực hiện các quyền này. Ở khía cạnh pháp luật, người dân cũng không nên vì quá bức xúc mà có những hành động thái quá, tránh những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra”, luật sư Đại nói thêm.
Theo nguoiduatin
Nguyễn Hữu Linh "nựng" bé gái: Chậm ra quyết định khởi tố là vì...?
Trao đổi với PV Dân Việt, Thiếu tướng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ cho biết, vụ việc liên quan đến hành vi của ông Nguyễn Hữu Linh đến nay đã gần 20 ngày, nhưng chưa thấy Cơ quan điều tra có quyết định nào.
Ông đặt vấn đề phải chăng nếu Cơ quan Công an ra quyết định không khởi tố vụ án sẽ sợ dư luận phản ứng nên kéo dài thời gian như vậy.
Vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Hữu Linh đến nay đã 19 ngày (ảnh IT).
Nhìn nhận về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em thời gian qua, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội (nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương) cho rằng, các cơ quan tiến hành tố tụng làm tương đối tốt, không phải mấy vụ việc đang gây bức xúc mà có cái nhìn không đúng về hoạt động của các cơ quan tố tụng đối với loại tội phạm này.
Nói về tội Dâm ô trẻ em quy định tại điều 146 Bộ luật hình sự, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ khẳng định, đây là điều luật được quy định rõ ràng, đầy đủ. Cụ thể, hành vi khách quan của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi bản chất là hành vi thỏa mãn nhu cầu tình dục của người thực hiện hành vi nhưng không bằng bộ phận sinh dục. Hành vi ôm ấp, sờ mó, hôn chính là hành vi của dâm ô.
Theo điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự thì tội dâm ô với người dưới 16 tuổi không phải là tội phạm nằm trong diện chỉ được khởi tố theo yêu cầu bị hại, trách nhiệm của cơ quan điều tra hai là không khởi tố vụ án khi thấy dấu hiệu tội phạm.
Trở lại với vụ việc của ông Nguyễn Hữu Linh ôm hôn bé gái trong thang máy ở quận 4 -TP.HCM, vụ việc xảy ra ngày 2.4.2019, có camera ghi lại hình ảnh, nhưng đến nay đã gần 20 ngày vẫn chưa có quyết định gì từ Cơ quan Công an.
Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, Cơ quan điều tra phải ra một trong ba quyết định: Quyết định khởi tố vụ án; Quyết định không khởi tố vụ án: Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh ở nhiều địa điểm thì mới phải kéo dài nhưng không quá 2 tháng hoặc có thể gia hạn thêm 2 tháng nữa.
Nhìn nhận về cách giải quyết vụ việc này, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ đặt nghi ngờ: Phải chăng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận 4 sợ dư luận phản ứng nếu ra quyết định không khởi tố vụ án nên mới để vụ việc kéo dài như vậy.
"Điều 146 Bộ luật hình sự như tôi đã nói là đã quy định đầy đủ, rõ ràng, vấn đề là sự tiếp thu và vận dụng của người có trách nhiệm. Vấn đề giải quyết vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Hữu Linh đã không được thực hiện một cách kịp thời khiến dư luận bức xúc", Thiếu tướng Bộ nói và cho biết thêm, trong giải quyết vụ việc này ông băn khoăn về vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu.
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Sáu, nguyên Chánh tòa Hình sự TAND thành phố HCM cho rằng, trong vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Hữu Linh có những chứng cứ trực tiếp, chứng cứ sống chứ không phải chuyện dư luận bức xúc thiếu căn cứ.
Đại biểu Sáu cho rằng, vụ việc này được camera quay rất rõ, người đàn ông bước vào thang máy thực hiện ba công đoạn trong 49 giây, tất cả được camera ghi lại hết. "Tôi cho với hành vi này thì trước hết Cơ quan điều tra cần khởi tố vụ án trước, qua thu thập chứng cứ thì mới xác định có khởi tố bị can hay không", đại biểu Nguyễn Đức Sáu nêu quan điểm.
Theo Danviet
Cựu Phó Viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng thừa nhận hành vi như trong clip Cựu Phó Viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng đã thừa nhận hành vi như nội dung clip đăng tải trên mạng xã hội. Trong khi đó, Công an TP HCM, theo tài liệu ban đầu, đã xác định người này có hành vi sàm sỡ bé gái trong thang máy. Chiều tối 4-4, một nguồn tin của Báo Người Lao Động xác nhận...