Chuyên gia: “Phải tin Bộ Y tế!”
Đừng nên chỉ hướng sự chú ý của dư luận vào bi kịch của những gia đình có con mắc bệnh, đừng nên chỉ tìm cách công kích Bộ Y tế. Cái chúng ta cần nhất là những đứa trẻ cần được khỏi bệnh GS.TS Lê Đăng Hà, nguyên Viện trưởng Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới chia sẻ.
Dịch sởi không có biến chủng
Thưa GS Lê Đăng Hà, các phát ngôn của Bộ y tế trong các cuộc họp báo gần đây và của nhiều chuyên gia khác cứ luẩn quẩn trong việc nên công bố dịch sởi hay chỉ cần thông báo về bệnh này. Là người có có nhiều kinh nghiệm trong ngành lây nhiễm, quan điểm của ông thế nào?
Thời điểm này chuyện công bố dịch hay không công bố dịch không phải là vấn đề mấu chốt. Nếu công bố dịch, ta sẽ huy động được toàn bộ hệ thống chính quyền, các cơ quan nhà nước đều phải có trách nhiệm tuyên truyền. Còn thì Bộ Y tế dù có công bố dịch hay không vẫn phải làm đúng trách nhiệm của mình: phòng và điều trị cho bệnh nhân.
Bệnh Sởi thường xảy ra vào mùa Đông – Xuân, theo chu kỳ 3 -5 năm lần. Nếu số lượng các ca mắc Sởi đã giảm theo đúng quy luật mùa, thì tuyên bố dịch lúc này là không cần thiết nữa. Nếu có làm thì nên làm từ 1-2 tháng trước.
Quan trọng bây giờ là dứt khoát điều trị dứt điểm bệnh, thống nhất phác đồ điều trị đúng để không có thêm những trường hợp tử vong mới.
Nhưng như phản ánh ở Bệnh viện Nhi Trung Ương thì số ca mắc Sởi nhập viện không có dấu hiệu giảm?
Cái đó chúng ta nên tin thống kê của Bộ Y tế. Khi tôi còn là Viện trưởng Bệnh viện các bệnh Nhiệt đới, tôi rất hiểu điều này. Mỗi bác sĩ ở bệnh viện chỉ nhìn thấy tình trạng bệnh nhân ở viện mình, chứ không có cái nhìn bao quát cả nước. Chúng ta không thể dự đoán tình hình dịch bệnh theo kiểu “thầy bói xem voi”. Phải tin Bộ Y tế.
Dịch sởi đang ở đỉnh điểm. Ảnh: Kiến thức
Số bệnh nhân nhi tử vong lên tới trên 110 trẻ theo ông có phải là bất thường?
Theo “Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm” thì tỉ lệ mắc bệnh Sởi của chúng ta đã giảm từ 91/100.000 dân (năm 1986) xuống còn 2,35/100.000 dân (năm 2006), dịch Sởi có thể vẫn xảy ra, nhưng với quy mô cực nhỏ so với khi chưa có vắc xin.
Việt Nam cũng đã cam kết với WHO là sẽ thực hiện các chiến lược loại trừ Sởi vào năm 2017 với tỉ lệ mắc Sởi không quá 1/1.000.000 dân. Nói như vậy để thấy việc tiêm vắc xin đã hạn chế được căn bệnh này hiệu quả như thế nào, nên số người mắc Sởi và số trẻ tử vong do Sởi trong những tháng Đông – Xuân vừa qua là vô cùng bất thường.
Nhưng thay vì kết tội cho biến chủng, trước hết chúng ta cần nhìn lại những vấn đề sau:
Thứ nhất, sau khi vắc xin phòng Sởi được phổ biến rộng rãi, bệnh Sởi đã giảm rất nhiều, nay tự nhiên lại bùng lên như thế, thì đó là dấu hiệu rất đáng lo trong vấn đề tiêm chủng. Nguồn lây của Sởi rất khó ngăn chặn. Bệnh Sởi lây từ lúc chưa có những triệu chứng rõ rệt, khi người mắc bệnh vẫn đang trong thời gian ủ bệnh. Đến lúc phát ban thì mới cách ly thì đã muộn. Nên cách duy nhất để phòng chống bệnh Sởi hiệu quả vẫn là tiêm chủng.
Nếu chúng ta thực hiện đủ những bước sau: Tiêm đủ 2 mũi lúc 9 tháng và 18 tháng tuổi; nhiệt độ bảo quản vắc xin chuẩn là 2 -10oC, nhưng lý tưởng nhất là 8oC; vacxin sau khi đã pha nước cất sẽ không được phép sử dụng sau 8 tiếng thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh Sởi sẽ là cực thấp.
Vậy mà số ca mắc Sởi lại tăng đột biến trong mấy tháng vừa qua thì chúng ta bắt buộc phải đặt câu hỏi: Có đúng là tỉ lệ tiêm vắc xin là 99% hay đó chỉ là con số ma mà các địa phương báo cáo Bộ Y tế? Vacxin đưa về các địa phương có được bảo quản theo đúng quy định hay không? Nếu đúng thì không có lý do gì dịch Sởi bùng phát.
Việc đợt dịch Sởi này xảy ra sau những rùm beng về vắc xin năm 2013 cũng là điều đáng lo ngại. Tôi không có con số cụ thể về số trẻ ở từng độ tuổi cụ thể nhiễm bệnh, nhưng nếu những trẻ đó không được tiêm đủ 2 mũi vắc xin do bố mẹ lo ngại vắc xin gây sốc phản vệ thì đó sẽ là chuyện hết sức đáng lo mà chúng ta cần phải đặc biệt chú ý để tuyên truyền cho người dân.
Video đang HOT
Vậy ý ông là để dịch Sởi bùng phát và gây tử vong cao như thế này là do những nguyên nhân vừa nói trên? Tai sao ông không tính đến phương án biến chủng Sởi?
Tôi đã chữa cho không dưới 10.000 bệnh nhân Sởi. Tôi khẳng định là không có biến chủng. Ở miền Nam cũng có Sởi, nhưng không có trường hợp tử vong. Các bệnh viện ở Hà Nội để xảy ra tử vong quá nhiều thì chỉ có hai vấn đề: bệnh nhân được đưa đến quá muộn, điều trị không đúng cách và quá tải dẫn đến lây chéo. Những triệu chứng của các bệnh nhân Sởi tử vong đợt vừa qua hầu như đều là do bội nhiễm phổi và viêm não chứ không có biến chủng nào cả.
Có một điều này mà tôi nghĩ chúng ta cần lo lắng, đó là bệnh Sởi đã khá lâu không xuất hiện hoặc xuất hiện khá lẻ tẻ. Nhiều bác sĩ không có kinh nghiệm chữa bệnh Sởi, nên có thể dẫn đến cách điều trị không đúng, gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Hiện nay chúng ta dùng qúa nhiều loại kháng sinh, nên tôi cũng lo rằng có thể chúng ta đã chọn loại kháng sinh không phù hợp cho việc điều trị với những biến chứng viêm phổi ở trẻ do bội nhiễm. Cái này các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ nắm rõ hơn. Bộ Y tế nên có những phác đồ điều trị cho các bác sĩ để họ ứng phó. Tôi nhấn mạnh là không có ý nói các bác sĩ hiện nay kém, mà là có thể là họ chưa có kinh nghiệm, vì bệnh Sởi không phải là bệnh thường gặp nhiều năm gần đây.
Ông có thể chỉ cho các ông bố, bà mẹ biết làm thế nào để phân biệt được thế nào là Sởi nặng và Sởi nhẹ để kịp thời đưa con đến bác sĩ trước khi quá muộn?
Bệnh Sởi bao giờ cũng mọc từ đỉnh trán rồi lan dần xuống toàn thân. Ngày thứ nhất mọc đến cổ, ngày thứ hai mọc đến ngực, ngày thứ ba mọc đến tay, ngày thứ tư mọc ở chân. Nếu không mọc đúng theo theo quy tắc này thì không phải là Sởi.
Nếu Sởi mọc hết ra ngoài, mọc dầy thì có nghĩa là Sởi nhẹ, không nguy hiểm, sau đó người mắc bệnh sẽ tự khỏi. Nếu các nốt Sởi chỉ mọc lưa thưa, hay mọc nửa người mà không lan xuống chân, đó chính là biểu hiện đáng lo. Lúc đó sẽ cần phải đưa trẻ đi khám xem có bị sốt cao không, có vấn đề gì về phổi không. Nếu sau 5 ngày, trẻ đã hạ sốt mà bỗng nhiên sốt trở lại, thì hoặc là viêm tai, hai là viêm phổi, chắc chắn có biến chứng.
Bỏ tiêm vacxin có thể là nguyên nhân dịch
GS.TS Lê Đăng Hà. Ảnhr: Lan Hương
Bệnh sởi như ông nói là căn bệnh “cổ điển”, không xa lạ. Vậy tại sao nó lại gây ra hậu quả nghiêm trọng với số trẻ tử vong nhiều bất thường, gây hoang mang, hoảng hốt cho chúng ta như hiện nay?
Bộ Y tế sẽ phải xem lại vấn đề tuyên truyền về bệnh Sởi cho người dân, để họ hiểu bệnh Sởi có thể biến chứng. Và khi sốt thì phải đến bệnh viện ngay lập tức.
Nhưng quan niệm dân gian của mình hay có thói quen chữa Sởi ở nhà bằng hạt mùi chẳng hạn, cộng với việc chăm sóc, kiêng khem không đúng cách, đến khi trẻ viêm phổi rồi mới đưa vào bệnh viện, thì đến lúc đó khó cứu chữa, mà biến chứng phổi là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ.
Khi bị Sởi, đường hô hấp của trẻ bị tổn thương, dễ dẫn đến bội nhiễm gây ra viêm phổi, nhất là với trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa tốt sẽ dễ dẫn đến tử vong.
Có một vấn đề là nhiều người dân tập trung đưa con về các bệnh viện tuyến Trung ương, mà bệnh viện Nhi là điển hình, khiến cho cái mà họ nhìn thấy càng kinh khủng hơn. Truyền thông trong cách đưa tin, phản ánh tình hình, cũng khiến cho người dân hoang mang.
Thú thật ngay cả tôi là bác sĩ chuyên ngành lây nhiễm, sống chung với Sởi từ thời chiến tranh đến giờ, điều trị không dưới 10.000 ca Sởi, nhưng cứ đọc báo, xem đài như mấy ngày qua, tôi cũng thấy hoảng. Người dân không có kiến thức y khoa, sẽ còn hoảng hốt đến nhường nào với cách phản ánh một chiều của truyền thông, chỉ nói đến hậu quả chứ không nói đến cách giải quyết, chỉ lên án và tìm cách quy kết trách nhiệm chứ không đưa ra biện pháp.
Thú thật ngay cả tôi là bác sĩ chuyên ngành lây nhiễm, sống chung với Sởi từ thời chiến tranh đến giờ, điều trị không dưới 10.000 ca Sởi, nhưng cứ đọc báo, xem đài như mấy ngày qua, tôi cũng thấy hoảng. Người dân không có kiến thức y khoa, sẽ còn hoảng hốt đến nhường nào.
Đừng nên chỉ chăm chăm đưa tin về tình hình hỗn loạn ở bệnh viện, đừng nên chỉ hướng sự chú ý của dư luận vào bi kịch của những gia đình có con mắc bệnh, đừng nên chỉ tìm cách công kích Bộ Y tế. Chúng ta quên mất một điều rằng, cái chúng ta cần nhất là những đứa trẻ cần được khỏi bệnh.
Truyền thông cũng mắc lỗi này trong vụ vacxin Quinvaxem và vụ vacxin ở Quảng Trị. Hậu quả là nhiều đứa trẻ không được tiêm vắc xin phòng sởi hoặc không được tiêm đủ hai mũi vì sự hoảng sợ của cha mẹ trước những thông tin đáng sợ đọc trên báo mỗi ngày.
Chúng ta làm người dân chỉ để ý đến việc đã có trẻ tử vong vì tiêm vacxin rồi quy tội cho vacxin, mà khiến họ quên mất rằng tỷ lệ bị sốc phản vệ là đương nhiên có ở cả những quốc gia có nền y tế hiện đại hơn nhiều; nhưng ngoài chuyện đó ra thì phần lớn những đứa trẻ sẽ được bảo vệ khỏi bệnh dịch.
Việc không đi tiêm vắc xin có thể là một trong những nguyên nhân gây ra đợt dịch Sởi này. Và nếu vẫn còn tâm lý không cho con đi tiêm vắc xin vì e sợ, thì việc xuất hiện những đợt dịch khác, nghiêm trọng hơn, với hậu quả nặng nề cũng sẽ là điều không có gì phải ngạc nhiên.
GS. TSKH Lê Đăng Hà tốt nghiệp Trường Lômônôxốp (Matxcova). Về nước, ông được bổ nhiệm là Bí thư Đảng ủy- Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng ban điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, Viện trưởng Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới. Hiện ông đã nghỉ hưu. Năm 2003, GS Lê Đăng Hà cùng các cộng sự của mình lập một kỳ tích là chặn đứng dịch SARS đã từng lan ra toàn cầu. Ngày 21/10/2009 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Lan Hương(Thực hiện)
Theo_VietNamNet
Người tình mù quáng của tử tội Hồ Duy Trúc: Muốn được làm vợ dù một ngày
Trong những ngày cuối cùng Trúc phải trả giá tội lỗi mình gây ra, thì người yêu của hắn đã ôm con của hắn chạy ngược chạy xuôi xin làm các thủ tục đăng ký kết hôn. Cô ấy khao khát được làm một người vợ đàng hoàng, cho dù chồng là một tử tội.
Tôi viết bài này không phải để bao biện cho hành vi phạm tội của Hồ Duy Trúc. Hãy cứ để cho cán cân pháp luật minh xét. Vụ án đã khép lại, án tử cũng được giữ nguyên trong phiên tòa phúc thẩm, dư luận đã nguôi ngoai và dịu lắng.
Nhưng trong khoảnh khắc tưởng như tuyệt vọng, trong những ngày cuối cùng Trúc phải trả giá tội lỗi mình gây ra, thì người yêu của hắn đã ôm con của hắn chạy ngược chạy xuôi xin làm các thủ tục đăng ký kết hôn. Cô ấy khao khát được làm một người vợ đàng hoàng, cho dù chồng là một tử tội.
Hằng ôm con vạ vật ở Công viên 23/9 chờ thăm nuôi Hồ Duy Trúc.
Lý lẽ của tình yêu
Một tử tù đang chờ ngày đền tội, có lẽ tất cả đã đánh dấu chấm hết cho một cuộc đời, một tương lai. Nhưng Hồ Duy Trúc để lại là đứa con không cha, một người vợ không hôn thú đang quằn quại khổ sở và nhục nhã ê chề. Những ngày này, Nguyễn Thu Hằng (22 tuổi) tất bật chạy ngược chạy xuôi để làm thủ tục đăng ký kết hôn với Hồ Duy Trúc, kẻ tội đồ từng gây ra hàng loạt vụ án chặt tay cướp của man rợ nhất từ trước đến nay.
Vì sao phải cố công làm cái việc lạ lùng như thế? Đâu có ai muốn làm vợ một tên tướng cướp, một tử tù sắp phải "dựa cột". Nhiều người đã ném vào mặt Hằng những lời như vậy. Hôm nay, ngày 4/4/2014, 10 ngày sau khi tòa phúc thẩm tuyên y án tử hình Hồ Duy Trúc, tôi gặp mẹ con Hằng, ông bà Hồ Duy Tùng, Trần Thị Út tại công viên 23/9 (Tp Hồ Chí Minh) địa diểm quen thuộc họ từng vạ vật suốt thời gian chờ tòa xử án con trai.
Hằng ôm con ngồi bệt dưới đất, đứa bé khóc ngặt nghẽo bởi nắng nóng, đói khát. Hằng liên tục thúc bầu sữa vào miệng để hãm cơn khóc của con nhưng nó vẫn quấy, khóc chán chê, nó mệt quá thì lăn ra ngủ. Tại ghế đá công viên, nào là bọc, bịch, thùng, ba lô... mang từ quê lên cộng với ba thân xác rũ rượi, xơ xác không khác nào nhóm người đi hành khất. Hằng cho biết: "Em vừa gửi đồ ăn cho Trúc ở trong Khám Chí Hòa, giờ ra đây ngồi nghỉ rồi em bắt xe về Phan Rang (Ninh Thuận)".
Tôi không hiểu nguyên nhân nào tạo động lực cho Hằng miệt mài đi và về trong điều kiện và hoàn cảnh vô cùng bi đát của cô. Thì ra động lực của Hằng chính là được kết hôn với Hồ Duy Trúc. Đó là niềm khao khát duy nhất trước khi Trúc không còn trên đời này nữa. Để làm gì? Hằng bảo: "Để con em có cha, thế thôi!".
Xin điểm qua về cuộc đời của Hằng để thấy rõ hơn chuỗi bị kịch mà cô gái trẻ này đã và sẽ gánh suốt đời.
Mẹ Hằng mất cách đây 14 năm trong vụ tai nạn giao thông. Gia tài phải bán sạch để chạy chữa cho bà, khi chỉ còn đúng căn nhà hoang chuẩn bị cầm cố thì bà "đi", thế là nhà giữ lại được. Đang học lớp 7, Hằng phải nghỉ. Anh trai Hằng cũng nghỉ nốt và phải sang nhờ cậu ruột nuôi giùm. Hai cha con Hằng còm cõi bán bong bóng nuôi nhau. Hằng ra đời sớm, dạn dày hơn với cuộc đời, cứng cáp hơn những đứa trẻ cùng lứa.
Hồ Duy Trúc.
Hằng gặp Trúc trong một lần theo bạn đến Sài Gòn chơi cho biết. Hằng nhỏ thó, thấp lùn, da ngăm đen. Không hiểu có ma lực gì mà Trúc say như điếu đổ và Hằng cũng say theo. Rồi Hằng về Phan Rang, chỉ được 15 ngày, Trúc gọi điện hối thúc Hằng dọn lên Sài Gòn cùng chung sống. Hằng chạy theo tiếng gọi của tình yêu, nhập vai thành người lớn và sống cảnh vợ chồng với Trúc. Quy luật tất yếu của cuộc sống chung chạ, Hằng có thai thì vừa lúc Trúc sa lưới pháp luật.
Người đời có thể đang căm ghét, thù hằn với những tội ác mà Hồ Duy Trúc gây nên, nhưng với riêng Hằng, Trúc luôn là người đàn ông cô yêu suốt đời. Bởi lẽ đó mà khi vừa biết Trúc sa lưới pháp luật, lúc cái thai mới hai tuần tuổi, Hằng nằng nặc giữ lại. Người thân khuyên Hằng bỏ đi, nó mới chỉ là một cục máu, chưa tạo hình hài. Người dì đưa cho Hằng viên thuốc, nói dứt lòng: "Giải quyết đi và làm lại cuộc đời. Mày không thể giữ dòng máu của một tên tướng cướp".
Hằng vẫn chỉ là cô bé thiếu ăn, thiếu học, thiếu hiểu biết pháp luật, trước áp lực và sự kỳ thị của xã hội, Hằng giữ quan điểm của mình chỉ bằng thứ tình yêu đầu đời trong sáng. Hằng lý lẽ: "Em chưa bao giờ có ý định phá thai, bởi em yêu Trúc. Em muốn giữ lại chút tình yêu cuối cùng này". Mặc cho Hằng giải thích, người lớn không ai chịu nghe cả.
Cho đến bây giờ, điều Hằng ân hận nhất là nông nổi, bồng bột. Đã quá ngây thơ tin tưởng vào phẩm giá của Trúc, yêu hết mình và hiến dâng tất cả. Nhưng nếu biết trước Trúc là tướng cướp thì Hằng không bao giờ làm vậy. Đi thăm Trúc ở trại tạm giam, Hằng đã đay nghiến: "Anh lừa dối tôi để đi cướp, anh thật là ác độc". Còn Hằng vì ngu dại, mê muội, chạy theo thứ tình yêu non trẻ, mù quáng, dấu chấm hết cho một cuộc tình để lại là một mầm sống mang trong mình dòng máu bất hảo.
Còn một ngày được sống, xin cho em làm vợ
Hằng về quê, làm mướn trong cửa hàng nem chua được 35 ngàn đồng/ngày công. Số tiền ấy không đủ để bồi dưỡng bà bầu nên bác sĩ chẩn đoán đứa bé trong bụng bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Hằng ở với cha, người đàn ông 64 tuổi ít nói, chỉ khóc từ ngày con gái vác cái bụng bầu về. Ông làm nghề bán bong bóng dạo. Nay, mỗi trái bong bóng phải gánh thêm một nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền. Chưa kể nỗi nhục con gái "không chồng mà chửa".
Thai 5 tháng tuổi, cái bụng lùm lên không thể che giấu nổi nữa, Hằng bị hàng xóm phát hiện. Lúc này, danh tính Hồ Duy Trúc đã nổi đình nổi đám trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Hằng không thể giấu được, chẳng lẽ nói dối là "đi hoang". Thôi đành nói thật, tác giả bào thai là của tướng cướp nổi tiếng Hồ Duy Trúc. Người ta nhìn Hằng cười khinh, miệt thị.
Ngày trở dạ, vì yếu quá, vì không có sức khỏe nên Hằng được chỉ định mổ. Hằng hỏi ý kiến của Trúc và quyết định đặt tên con là Nguyễn Hồ Duy Khoa. Hằng sinh con trên danh nghĩa không chồng, không hôn thú, đứa trẻ không có tên cha. Giữ họ Hồ Duy trong tên của con, Hằng muốn tặng một đặc ân cho Hồ Duy Trúc, bởi Trúc là con trai độc nhất trong dòng họ. Trúc chết, coi như tuyệt tôn. Trước lúc bị bắt, Hồ Duy Trúc không hề biết người yêu mình có thai, khi gặp lại đã thấy Hằng sắp đẻ, hắn thảng thốt và khóc rất nhiều. Đời hắn đã chẳng còn gì, nay biết tin có con, có giọt máu hương khói dòng họ Hồ Duy, hắn vùng vẫy muốn sống, muốn trở thành người lương thiện, muốn cưới Hằng. Đây chính là lời sau cùng hắn nói tại phiên tòa.
Ông Tùng, bà Út dắt díu nhau từ Ninh Thuận về TP Hồ CHí Minh chầu chực chở thăm con.
Biết tin Trúc nhận án tử, ông Tùng - bà Út hoang mang đột cùng, thay vì xa lánh Hằng, nay ông bà dang tay nhận con dâu, cháu nội. Một lời vợ thằng Trúc, hai lời con thằng Trúc. Hằng ghé sát tai tôi nói nhỏ: "Chỉ bây giờ thôi chứ ngày đang mang thai, chẳng ai dòm ngó đến em cả. Họ xỉ vả em kinh lắm. Cho em là đồ con gái hư hỏng".
Trời đứng bóng, nắng nóng ỏi bức, Hằng vẫn ầu ơ ru con, thằng bé ngủ ngon lành. Nó ngủ bất cứ đâu, ở công viên, ở trại giam, ở sạp bán trái cây. Đời nó mới sinh ra đã "đầu đường xó chợ", nên chỉ hy vọng sau này lớn lên đừng mang dòng máu lạnh lùng tàn nhẫn như cha của nó. Hằng chỉ mặt thằng con, hờn trách: "Con của tướng cướp đấy, ở quê em ai cũng nói như thế. Mới sinh ra đã mang tiếng, đã chết tên rồi".
Tám tháng tuổi, nó đã bị người đời chỉ mặt kêu là tướng cướp con. Nhưng có lẽ điều ấy bây giờ không làm cho Hằng buồn, không hơi sức đâu mà buồn mấy chuyện đó nữa. Hằng đang gõ cửa luật sư, nhờ gấp rút làm đăng ký kết hôn với Trúc. Nếu không nhanh, e rằng không có cơ hội, con Hằng mãi mãi là đứa trẻ ngoài giá thú.
Hằng khóc thật thảm thương, cô tâm sự: "Đi thăm Trúc lần nào anh ấy cũng khuyên em nên lấy chồng đi. Con thì để cho ông bà nội nuôi. Em thì nghĩ, giờ lo nuôi con khôn lớn trước đã, không biết có ai chấp nhận lấy em không, vì cùng với Trúc, đời em cũng quá nổi tiếng rồi". Thằng bé lớn lên mà biết được cha nó là tướng cướp nó càng buồn hơn, mà điều này là chắc chắn, liệu nó có sống nổi với miệng lưỡi người đời không?
Còn em đăng ký kết hôn thì mang tiếng gái đã có chồng, mà chồng như vậy cũng chẳng hãnh diện gì, lại một vết đen trong lý lịch. Đó là dự báo có thật trong tương lai, nhưng Hằng không quan tâm điều đó. Trong suy nghĩ của cô, thứ lớn lao nhất chính là đứa con có đủ cha mẹ, dù cha mẹ nó là ai. Hy vọng bây giờ chính là lá thư xin ân xá của Chủ tịch nước, Hằng tâm nguyện, chỉ cần Trúc không chết thì con trai cô có cơ hội nhìn mặt cha.
Ngày 24/12/2013, Tòa án nhân dân Tp Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử băng cướp chặt tay cô gái, cướp xe SH tại chân cầu Phú Mỹ (Q.2, Tp. Hồ Chí Minh) do Hồ Duy Trúc (20 tuổi, quê Ninh Thuận) cầm đầu. Trong vụ án có 8 bị cáo phải hầu tòa về các tội: "Cướp tài sản, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Theo đó, HĐXX tuyên phạt Hồ Duy Trúc mức án cao nhất là tử hình, các bị cáo khác cùng chịu mức án từ 9 năm đến chung thân. Ngày 24/3/2014, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Tp Hồ Chí Minh xét xử tuyên y án tử hình đối với Hồ Duy Trúc.
Theo Ngọc Thiện
Cảnh sát toàn cầu
Có nên giảm án tử hình đối với tướng cướp chặt tay để con có cha? Lá thư xin giảm án tử hình cho Hồ Duy Trúc được nạn nhân là Thuý viết gửi Chủ tịch nước thời gian gần đây đã khiến dư luận dậy sóng. Tử hình hay tha tôi chết giờ không phải là mối quan tâm riêng của gia đình và người thân Trúc nữa. Câu thăm dò sau đây cho thấy độc giả đã...