Chuyên gia PCCC bày cách thoát hiểm khi “bà Hỏa” ghé thăm chung cư
Khi có cháy nổ xảy ra tại các tòa nhà chung cư cao tầng, chúng ta nên làm gì? Thượng úy Đỗ Tuấn Anh (ĐH PCCC) sẽ chia sẻ một số kỹ năng cơ bản về PCCC & CHCN…
Khoảng 10h00 ngày 16/9, một vụ cháy lớn đã bùng phát tại tầng 33 của chung cư HH4 nằm trong KĐT Linh Đàm (Hà Nội). Lực lượng cứu hỏa được huy động. Hàng chục xe thang, xe cứu hỏa và hàng trăm lính cứu hỏa tới giải cứu nhiều người dân mắc kẹt trong tòa nhà.
Những vụ cháy xảy ra ở các tòa nhà chung cư cao tầng, cho đến nay không phải chuyện hiếm. Còn nhớ, vào đầu tháng 3/2010, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại chung cư JSC 34 (ngã tư Khuất Duy Tiến – Lê Văn Lương, Hà Nội) khiến người dân hoang mang và thiệt mạng. Điều này khiến nhiều người lo lắng về vấn đề phòng cháy chữa cháy (PCCC) khi sống tại các tòa nhà cao tầng.
Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Thượng úy Đỗ Tuấn Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật PCCC – Đại học PCCC về vấn đề nói trên.
Thượng úy Đỗ Tuấn Anh – Phó giám đốc Trung tâm Khoa học Kỹ thuật PCCC – Đại học PCCC. Ảnh: NVCC
Xin anh cho biết một số quy định về PCCC tại các tòa nhà chung cư hiện nay?
Thượng úy Đỗ Tuấn Anh: Theo tiêu chuẩn 2622/1995 tất cả các tòa nhà đều phải có ít nhất 2 đường thang bộ thoát hiểm và bố trí phân tán. Cửa chống cháy khu vực thoát nạn phải là cửa tự đóng và phải được kiểm định về khả năng chống cháy. Cửa chống cháy này luôn được đóng kín và chỉ được sử dụng khi có cháy nổ xảy ra để đảm bảo tính kín trong buồng thang thoát nạn.
Hiện nay, ở các chung cư, loại cửa thoát nạn này thường được mở, dẫn đến việc khi có cháy nổ xảy ra khói khí độc nhanh chóng lan vào buồng thang thoát nạn. Trong khi đó, các buồng thang bộ là những lối thông thủy của tòa nhà nên rất hút gió, do vậy, khói khí độc sẽ nhanh chóng bao trùm khu vực này.
Hơn thế nữa, cửa thoát nạn ở khu vực tầng 1 thường được khóa kín để đảm bảo an ninh, chống trộm. Vì thế, khi mọi người thoát nạn xuống phía dưới thì thường bị tắc lại và không ra được khu vực an toàn; đồng thời, khói khí độc trong buồng thang thoát nạn sẽ rất dễ làm cho mọi người ngạt khí.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Việc tuyên truyền phổ biến kiến thức PCCC và Cứu hộ cứu nạn (CHCN), đặc biệt đối với các hộ dân đang sinh sống tại những chung cư cao tầng hiện nay như thế nào, theo anh?
Thượng úy Đỗ Tuấn Anh: Hiện nay, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức PCCC & CHCN đang dừng lại ở mức độ rất hạn chế. Người dân sinh sống trong các chung cư rất thiếu kỹ năng trong việc phòng vệ bản thân, đặc biệt trong các sự cố cháy nổ. Các hình thức tuyên truyền quá cũ kỹ nặng về lý thuyết mà không chú trọng đến việc thực hành theo các trải nghiệm thực tế. Bởi vậy, khi xảy ra tình huống khẩn cấp rất dễ dẫn đến việc người dân bị hoảng loạn và không biết cách xử lý.
Để cải thiện vấn đề này, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học Kỹ thuật PCCC – Trường Đại học PCCC đang tổ chức các chương trình thực tế để chia sẻ các kỹ năng PCCC & thoát nạn trong các tình huống khẩn cấp. Học viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức PCCC cơ bản và được tham gia các trải nghiệm một cách bất ngờ và rất sát thực tế. Điều này sẽ giúp mọi người chuẩn bị được tâm lý vững vàng cùng sự sẵn sàng xử lý tình huống thực xảy ra.
Tôi cho rằng, công tác tuyên truyền càng sát với thực tế bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu và mọi người nên dành thời gian tham gia các khóa học như vậy để có thể có những phản xạ cần thiết trong những tình huống khẩn cấp đó.
Hình ảnh vụ cháy lớn xảy ra tại chung cư Linh Đàm trưa qua.
Thượng úy Đỗ Tuấn Anh: Với mức độ đô thị hóa ngày càng cao, người dân sinh sống trong các chung cư cao tầng ngày càng nhiều thì việc trang bị những kiến thức để PCCC và thoát nạn trong những tình huống khẩn cấp là vô cùng cấp thiết.Vậy khi có cháy nổ xảy ra, những người dân sống ở các chung cư cao tầng nên làm gì, thưa anh?
Khi xảy ra hỏa hoạn, việc đầu tiên mọi người cần làm là phải hết sức bình tĩnh, sau đó thực hiện theo đúng tiêu lệnh chữa cháy. Chúng ta phải báo động cho mọi người xung quanh, quan sát lối thoát nạn và tổ chức thoát nạn một cách hiệu quả.
Đối với những đám cháy nhỏ trong gia đình, mọi người phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, chẳng hạn đơn giản như sử dụng các trang thiết bị PCCC tại chỗ để dập lửa như thế nào. Có những người do quá hoảng sợ mà bỏ chạy dẫn đến đám cháy phát triển quá nhanh tạo thành các đám cháy lớn.
Chúng ta hãy tự cứu lấy bản thân mình trước khi cần nhờ đến lực lượng chuyên nghiệp ứng phó. Cần tuyệt đối tuân thủ việc ngắt điện khi có cháy xảy ra. Sử dụng khăn ẩm để bảo vệ cơ quan hô hấp trong quá trình thoát nạn do khói khí độc là sản phẩm sinh ra rất nhiều trong các đám cháy.
Cuối cùng, trong các tình huống khẩn cấp, không chỉ hỏa hoạn, chúng ta nên ghi nhớ số điện thoại của lực lượng cảnh sát PCCC & CHCN là 114 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Ấn số gọi 114, thông báo chính xác về địa điểm (khu vực, số nhà…) nếu có xảy ra hỏa hoạn. Ảnh minh họa
Thượng úy Đỗ Tuấn Anh: Hãy đi về phía cửa. Dùng mu bàn tay kiểm tra xem tay nắm cửa có nóng hay không. Nếu không nóng, mở cửa xem hành lang. Nếu hành lang không có khói, hãy bò đến khu cầu thang bộ gần nhất và chạy ra ngoài. Anh có thể chia sẻ với độc giả một số kỹ năng cơ bản nếu không may “bà Hỏa” ghé thăm các chung cư như thế?
Trường hợp tay nắm cửa phòng nóng và bạn phát hiện mùi khói bốc vào từ hành lang, hãy ở lại trong phòng, nhưng nhớ vặn mở chốt khóa (cửa vẫn phải đóng kín). Dùng khăn ướt bịt hết các khe cửa ngăn cho khói lọt vào, sau đó để cứu hộ có thể vào giải cứu cho bạn.
Ấn số gọi 114, thông báo chính xác về địa điểm hỏa hoạn (khu vực, số nhà…). Ngắt điện, tắt quạt thông gió. Nhét khăn ẩm xuống mọi khe cửa và lỗ thông khí. Dùng xô hắt nước lạnh lên tường, lên cửa. Nếu nhìn thấy lính cứu hỏa bên ngoài, hãy mở cửa sổ, vẫy khăn có màu dễ nhận biết để người bên ngoài tòa nhà phát hiện ra bạn.
Vậy trong trường hợp có nạn nhân bị ngạt khí, chúng ta nên làm gì?
Thượng úy Đỗ Tuấn Anh: Trong trường hợp thấy nạn nhân thở yếu hay ngừng thở, cần thực hiện hô hấp nhân tạo bằng miệng – miệng, hoặc miệng – mũi. Nếu bệnh nhân dần hồi phục tuần hoàn và hô hấp, hãy đặt ở tư thế hồi phục và cứ sau 10 phút nên kiểm tra mạch, tần số hô hấp.
Trường hợp nạn nhân bất tỉnh, hãy đặt nằm nghiêng ở tư thế an toàn, vừa hà hơi thổi ngạt trên đường chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa kịp thời.
Xin cảm ơn anh!
Theo Sức khỏe cộng đồng
Công ty quản lý chợ phố Hiến phải bồi thường gần 40 tỷ đồng cho tiểu thương
Chiều 25/8, tại phiên tòa xét xử vụ cháy chợ phố Hiến (tỉnh Hưng Yên), HĐXX đã tuyên buộc Cty Quan ly Kinh doanh chơ phô Hiên phai bôi thương gân 40 ti đông cho tiêu thương; đông thơi phat bi cao Hậu, nguyên Phó trưởng Ban quản lý chơ 7 năm tu giam
Bi cao Hâu bi linh 7 năm tu giam.
Quá trình xét xử, bị cáo Hậu một mực khẳng định: "Bị cáo chỉ thực hiện theo quy chế của công ty giao cho là bơm nước vào ban đêm để sáng hôm sau các tiểu thương có đủ nước sử dụng. Nếu để buổi sáng mới bơm thì khu chợ luôn trong tình trạng thiếu nước".
Khi HĐXX hỏi về vấn đề này, một số nhân viên trong Ban quản lý chợ phố Hiến và đại diện tiểu thương cũng trả lời đồng quan điểm với bị cáo Hâu.
Tuy nhiên, ông Bùi Hồng Kỳ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Hoàng Phát (đơn vi quan li chơ), "phan phao" rằng: "Công ty không chỉ đạo nhân viên của Ban quản lý chợ phố Hiến bơm nước vào ban đêm. Nếu bơm nước ban đêm mà xảy ra sự cố thì trách nhiệm sẽ thuộc về chỉ huy Ban quản lý chợ phố Hiến tham gia ca trực".
Trả lời HĐXX về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các tiểu thương, ông Kỳ không nhận trách nhiệm thuộc về công ty va cho răng, ai là người gây ra vụ cháy chợ phố Hiến thì người đó có trách nhiệm bồi thường cho các tiểu thương.
Đại diện VKS giư quyên công tố tai toa cho răng, nguyên nhân xảy ra vụ án này là lỗi của bị cáo Hậu do thiếu trách nhiệm nên để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Hậu từ 7- 8 năm tù về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.
Cty TNHH Đâu tư va Phat triên Hoang Phat (đơn vi quan li chơ phô Hiên) do ông Bui Hông Ky lam Giam đôc bi buôc phai bôi thương gân 40 ti đông cho cac tiêu thương.
Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Hậu phải bồi thường số tiền hơn 66 tỷ đồng cho các tiểu thương do hàng hóa bị cháy hết. Do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Hoàng Phát không yêu cầu bồi thường thiệt hại về dân sự nên đại diện Viện kiểm sát không đề nghị xem xét.
Trong phần tranh tụng, vị luật sư bào chữa cho bị cáo không đồng tình với lập luận của đại diện Viện kiểm sát. Vị luật sư cho rằng, nguyên nhân xảy ra vụ án là do lỗi của công ty khi yêu cầu nhân viên Ban quản lý chợ phố Hiến phải bơm nước vào ban đêm, nhưng lại không có phương án phòng ngừa an toàn nên mới xảy ra vụ cháy.
Sau giơ nghị án, HĐXX xác định, nguyên nhân xảy ra vụ án có lỗi của bị cáo khi không quản lý được hoạt động của máy bơm nước ngoài giờ quy định, trong ca trực do mình quản lý nên bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Theo đo, HĐXX đã tuyên phạt bị Hâu cáo 7 năm tù về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX buộc Công ty Quản lý kinh doanh chợ phố Hiến (thuộc Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Hoàng Phát) do ông Bùi Hồng Kỳ làm Giám đốc phải bồi thường gần 40 tỷ đồng - đây là số tiền các tiểu thương bị thiệt hại do cháy chợ. Ngoài ra, HĐXX còn đề nghị Tòa án cấp trên xem xét trách nhiệm của một số người liên quan đến vụ án này để tránh bỏ lọt tội phạm.
Tuân Hơp
Theo Dantri
Hà Nội: Bàng hoàng phát hiện thi thể bé trai ở mái hiên Bị rơi từ tầng cao tòa nhà chung cư xuống, nhưng thi thể bé trai lại mắc kẹt ở mái hiên tầng 2 nên rất lâu sau thời điểm mất tích, người thân mới tìm được em. Sự việc đau lòng xảy ra khoảng 12h trưa thứ 7 (6/6), tại tòa 17T1 - Chung cư Vinaconex 3, khu đô thị mới Trung Văn,...