Chuyên gia Oxford vừa tính ra tỷ lệ tuyệt chủng của con người trong những năm kế tiếp và phát sợ vì nó cao tới bất ngờ
Tỷ lệ con người diệt vong là hoàn toàn tồn tại. Vấn đề là bao nhiêu?
Bất kỳ giống loài nào tồn tại trên đời, dù cực thịnh đến đâu cũng tồn tại một khả năng bất ngờ tuyệt chủng. Dù là vì biến đổi khí hậu, do cạnh tranh tiến hóa, hay thậm chí là thảm họa thiên nhiên – tất cả đều có rủi ro.
Như khủng long – đây là một minh chứng rõ rệt nhất cho giả định này. Ở thời điểm cực thịnh, chúng đã rơi vào cảnh tuyệt chủng toàn bộ sau khi thiên thạch khổng lồ Chicxulub rơi xuống vào hơn 86 triệu năm về trước.
Khủng long thời kỳ cực thịnh nhất đã bị quét sạch bởi thiên thạch khổng lồ, kéo theo chuỗi thảm họa thiên nhiên khác
Vậy còn loài người thì sao? Ở thời điểm hiện tại, Trái đất đang dần nóng lên, các loài vi khuẩn cũng đang dần tiến hóa để kháng lại gần như toàn bộ thuốc của nhân loại. Với những rủi ro như thế, liệu khả năng tuyệt chủng của con người là thế nào?
Cùng chung thắc mắc, các chuyên gia từ Viện Tương lai Nhân loại thuộc ĐH Oxford đã quyết định thực hiện một nghiên cứu về khả năng con người bị tuyệt chủng trên tất cả các năm. Họ muốn tìm hiểu xem tỷ lệ con người bị quét sạch bởi các thảm họa tự nhiên là như thế nào, và từ đó giúp chúng ta tính toán được những rủi ro có thể xảy ra.
Video đang HOT
Theo Andrew E. Snyder-Beattie – chuyên gia đứng đầu nghiên cứu, các chuyên gia đã tính đến những rủi ro đến từ biến đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân, đồng thời tập trung vào các thảm họa mà loài người tinh khôn (Homo Sapien) đã từng phải đối mặt suốt 200.000 năm tồi tại (siêu núi lửa phun trào, thiên thạch)…
Và kết quả, rủi ro khiến loài người tuyệt chủng sẽ rơi vào khoảng 1:14.000.
“Sử dụng các thông tin kể từ khi loài người tinh khôn tồn tại suốt 200.000 năm qua, chúng tôi xác định rằng tỉ lệ loài người tuyệt chủng vì các thảm họa tự nhiên vào bất kỳ năm nào sẽ rơi vào khoảng 1:14.000 đến 1:87.000,” – Snyder viết trong báo cáo nghiên cứu.
1:14000 – nghe có vẻ nhỏ đúng không? Ồ không đâu, nó rất cao đấy
Đầu tiên, chúng ta cần biết rằng đây là tỉ lệ cao nhất có thể xảy ra, dựa trên các mô hình kể từ khi loài người tồn tại 200.000 năm trở lại đây. Khi sử dụng dữ liệu khoảng 300.000 năm, tỷ lệ sẽ tăng lên 1:22.800. Và nếu là 2 triệu năm, tỉ lệ sẽ xuống tới 140.000.
Tỉ lệ 1:14.000 có nghĩa là 99,993% loài người không thể tuyệt chủng. Nhưng xét trên một góc độ khác, tỉ lệ xảy ra tai nạn trên 100.000 chuyến bay thương mại mỗi ngày cũng tương tự như vậy. Theo thống kê, mỗi ngày có 7 chuyến bay có khả năng rơi. Mà trên thực tế, các vụ tai nạn máy bay vẫn xảy ra, đúng không?
Tỷ lệ 1:14000 là không hề nhỏ
Tất nhiên, phân tích này cũng có nhiều hạn chế. Tỷ lệ ấy chỉ áp dụng khi xem xét các rủi ro xảy ra thảm họa thiên nhiên. Nó chưa hề tính đến các rủi ro đến từ chính con người.
“Việc 200.000 năm qua con người không bị tuyệt chủng vì chiến tranh hạt nhân thực ra không có nhiều ý nghĩa, vì vũ khí nguyên tử mới được phát triển khoảng 70 năm trở về trước thôi.”
Nói cách khác nếu tính tất cả các yếu tố, tỉ lệ trên thậm chí sẽ còn cao hơn.
Việc đánh giá khả năng tuyệt chủng của con người chỉ xét trên các yếu tố tự nhiên cho phép chúng ta xác định và tính toán được rủi ro lớn nhất mà nhân loại có thể gặp phải. Ít ra vào lúc này, chúng ta có thể tạm yên tâm rằng con người sẽ chưa bị hủy diệt bởi các thảm họa tự nhiên. Tuy vậy, chẳng có gì đảm bảo được tỉ lệ trên là hoàn toàn chuẩn xác, bởi “các yếu tố tổ tiên chúng ta không phải đối mặt thì chẳng có gì nói trước được.”
Tham khảo: IFL Science
Theo helino
Điều gì sẽ xảy ra nếu động vật đã tuyệt chủng như khủng long, voi ma mút hồi sinh?
Điểm chung của những sinh vật khổng lồ như khủng long, voi ma mút, chim dodo là gì? Đó là chúng đã tuyệt chủng. Nhưng thế giới sẽ ra sao nếu một ngày những loài vật này... hồi sinh?
Hãy tưởng tượng, một ngày nào đó những loài động vật to lớn đã tuyệt chủng ấy hồi sinh, mà nguyên nhân chính là do con người. Khi đó, sẽ như thế nào nếu con người tự sửa chữa lỗi lầm nghiêm trọng này và đưa chúng trở lại đúng "trật tự" thế giới vốn có như thế nào? Liệu rằng khi đó, con người còn có thể đứng đầu chuỗi thức ăn trong tự nhiên?
Theo tờ Insh, nhiều nghiên cứu cho thấy, các nhà khoa học đang tiến dần đến việc hồi sinh các loài sinh vật đã tuyệt chủng bằng phương pháp de-extiction. Điều chúng ta chỉ thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng nhiều khả năng sẽ thành hiện thực trong tương lai.... không xa.
Tuy nhiên, để có thể áp dụng phương pháp de-extinction này, các nhà khoa học sẽ cần DNA của loài ở một niên đại nhất định. Các nhà khoa học cho biết, DNA sau 1,5 triệu năm sẽ không thể đọc được, có nghĩa là sau khoảng thời gian này, DNA của các loài tuyệt chủng sẽ trở nên vô ích. Do đó, loài khủng long sống đã cách đây khoảng 65 triệu năm sẽ không thích hợp trong thí nghiệm này.
Đối với những loài tuyệt chủng trong thời gian gần đây, các nhà khoa học sẽ chỉnh sửa gen bằng cách kết hợp DNA từ loài tuyệt chủng và loài hậu duệ của nó ngày nay. Một trong những loài có thể hồi sinh trở lại đó chính là voi ma mút lông, đã tồn tại khoảng 3.600 năm trước, hay loài gấu mặt ngắn cao 3,6 mét, loài chó không lông, chim dodo hoặc hổ răng kiếm.
Thậm chỉ có thể đem người Neanderthals quay lại. Nhưng sẽ chẳng tốt đẹp gì, vì họ sẽ nhanh chóng biến mất do không thể sinh tồn trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, điều đáng chú ý rằng khi những loài sinh vật đã tuyệt chủng quay trở lại, chúng hoàn toàn có khả năng phá vỡ hệ sinh thái hiện tại, dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động vật khác.
Hơn nữa, do chủ quan, ỉ lại vào công nghệ, con người sẽ tiếp tục săn bắt với nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới. Lợi ích của dự án hồi sinh mà chúng ta có thể nhìn thấy chính là giúp nhiều loài khác thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ, ong là loài được biết đến với nguy cơ tuyệt chủng rất cao, nếu công nghệ mới được áp dụng, chúng ta sẽ không phải lo về vấn đề này nữa.
Hồi sinh động vật đã tuyệt chủng là một dự án lớn, ý tưởng tốt nhưng vẫn có nhiều rủi ro và nhiều vấn đề không thể dự đoán trước. Nhiều người cho rằng, dự án khoa học này nên... dừng lại. Bởi hãy quan tâm đến những loài động vật hiện tại và không để chúng rơi vào nguy cơ tuyệt chủng sẽ tốt hơn là làm sống lại những loài như khủng long hay voi ma mút.
Theo Infonet
Dự báo "lạnh gáy" về tỷ lệ tuyệt chủng của loài người trong năm tới Trong cuộc sống, một cá nhân có khoảng 1 trong số 700.000 nguy cơ bị thiên thạch đâm phải. Tuy nhiên, nguy cơ nhân loại tuyệt chủng lại lớn hơn nhiều lần. Nhân loại sẽ "tuyệt chủng" chỉ trong vòng 1 năm nữa ? (Ảnh: Getty) Theo những số liệu mới được thống kê, con người có tỷ lệ 1/1.000.000 nguy cơ bị...