Chuyên gia nước ngoài: “Rùa Hoàn Kiếm phải hơn 100 tuổi”
Không thể xác định chính xác tuổi của cá thể rùa này, nhưng rõ ràng đây là một cá thể rùa rất lớn tuổi.
Trước sự “ra đi” của “cụ Rùa Hoàn Kiếm”, phóng viên Infonet đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia nước ngoài đang sinh sống và theo dõi về các loài động vật của Việt Nam. Họ là những người dày công nghiên cứu và ra sức bảo vệ sự tồn tại của những loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tim Mccormack – một chuyên gia hàng đầu của về Rùa châu Á.
Ông Tim Mccormack – Chuyên gia về Rùa, Giám đốc Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP), một tổ chức đã nhiều năm theo dõi cụ Rùa Hoàn Kiếm cho biết: “Không thể xác định chính xác tuổi của cá thể rùa này được, nhưng rõ ràng đây là một cá thể rùa rất lớn tuổi, theo tôi phải được hơn 100 tuổi. Theo quy luật tự nhiên, một sinh vật lớn tuổi như vậy thì rồi cũng phải mất đi, nên tôi cũng không bị bất ngờ trước cái chết của cụ rùa. Tuy nhiên, tôi cũng thấy rất buồn vì cụ vốn là một biểu tượng độc nhất của một loài rùa rất quý hiếm. Cụ rùa hồ Hoàn Kiếm mất đi tức là số lượng cá thể được xác nhận của loài rùa này đã giảm đi mất 25%”.
Ông Tim cho biết thêm, từ năm 2007, ATP đã xác nhận được một cá thể rùa hoang dã cùng loài Rafetus swinhoei khác đang sống ở hồ Đồng Mô, ngoại thành Hà Nội. Ngoài ra, đã phát hiện được nhiều địa điểm đã từng có loài rùa này sống trước đây và có khả năng là vẫn còn các cá thể rùa khác chưa được biết tới còn sống ở các khu vực hẻo lánh. Việc tìm thấy thêm các cá thể cùng loài khác là rất nguy cấp, vì như vậy thì mới có thể cho sinh sản bảo tồn loài này được.
Trao đổi thêm về vấn đề bảo tồn và duy trì nòi giống cho các loài rùa ở Việt Nam, ông Tim nhấn mạnh: “Việt Nam cần cải thiện công tác bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt hơn nữa, mối đe dọa từ nạn săn bắt, buôn bán và hủy hoại môi trường sống đã đẩy loài rùa hồ Hoàn Kiếm đến bờ vực tuyệt chủng vẫn đang tiếp tục đe dọa 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt khác của Việt Nam”. Vị chuyên gia này khẳng định về tầm quan trọng của các cơ quan chức năng: “Sự đầu tư của các cơ quan chính quyền vào việc bảo tồn đa dạng sinh học và thực thi luật bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sống hoang dã là rất quan trọng”.
Video đang HOT
Sau quãng thời gian dài nghiên cứu, tổ chức ATP cũng đưa ra giải pháp để duy trì nòi giống loài rùa hồ Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei), theo đó, giải pháp thực hiện chương trình trao đổi sinh sản bảo tồn cùng Trung Quốc với cá thể rùa ở Đồng Mô hoặc lấy tinh trùng để từ đó có thể phục hồi loài Rùa này là rất khả thi. Đây là một giải pháp mà cần được lãnh đạo ở cấp cao nhất tính tới. Giải pháp này có thể được thực hiện đồng thời cùng với việc điều tra khảo sát, tìm kiếm thêm các cá thể cùng loài ở Việt Nam để sinh sản bảo tồn.
Phó giáo sư, Tiến sỹ. Tuấn Bendixsen
Còn Phó giáo sư, Tiến sỹ Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam thì chia sẻ: “Đã có rất nhiều ý kiến về việc Cụ Rùa Hoàn Kiếm qua đời – dù sao đó cũng là một dấu hiệu, dấu hiệu của việc chúng ta nên trân trọng và quan tâm đến động vật nhiều hơn. Từng cá thể và từng loài. Dấu hiệu của sự quan tâm này cũng xuất phát từ tình yêu thương động vật vẫn có chỗ trong rất nhiều trái tim Việt. Chúng ta cũng cần cố gắng nỗ lực hơn để chăm sóc và quan tâm tốt hơn tới tất cả các loài động vật”.
Theo_Eva
Báo nước ngoài đưa tin rùa hồ Gươm chết
Nhiều báo nước ngoài như AFP, Daily Mail, CNN, Times, ABC News... đồng loạt đưa tin về cái chết của rùa hồ Gươm hôm 19.1.
Tờ Daily Mail của Anh dẫn nguồn tin từ báo Tuổi trẻ viết, người Việt Nam đang buồn thương trước cái chết của rùa hồ Gươm - con vật linh thiêng đồng thời cũng là biểu tượng gắn liền với lịch sử, có dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều thế hệ người Việt.
Rùa hồ Gươm trong một lần được đưa lên bờ để kiểm tra sức khỏe ngày 3.4.2011
Báo Anh mô tả, rùa là loài vật xuất hiện trong rất nhiều trong các câu chuyện cổ tích, truyện dân gian, được đưa vào chương trình giảng dạy cho nhiều thế hệ học trò Việt Nam.
Trên thực tế, rùa là một linh vật thuộc tứ linh là long li quy phụng (rồng, kỳ lân, rùa và phượng hoàng) trong tâm thức của người Việt. Trong 4 con vật thuộc tứ linh thì chỉ có rùa là con vật có thật.
"Đó là giống rùa mai mềm rất quý hiếm, có ý nghĩa tâm linh ở Việt Nam. Tôi có thể dễ dàng khẳng định rằng, rùa hồ Gươm đã hơn 100 tuổi, và vì thế, cái chết của rùa không phải là điều gì bất thường", Daily Mail dẫn lời ông Tim McCormack của Chương trình Rùa châu Á viết.
Rùa hồ Gươm trong một lần nổi lên trên mặt nước.
Trong khi đó, hãng tin CNN cũng dẫn nguồn tin từ Thông tấn xã Việt Nam ngày 21.1 đăng tin rùa hồ Gươm - vốn thuộc loài rùa mai mềm, cực kỳ quý hiếm, ở Việt Nam đã chết ngày 19.1. CNN cũng nhắc đến vai trò cực kỳ quan trọng của rùa trong văn hóa dân gian Việt Nam.
"Rùa hồ Gươm được người dân địa phương âu yếm gọi là cụ Rùa bị phát hiện chết và nổi lên mặt nước. Mạng xã hội và các kênh Internet Việt Nam đang tràn ngập sự tiếc thương dành cho linh vật này", CNN viết.
Hãng tin này cũng dẫn tuyên bố của các quan chức Việt Nam về lý do chính khiến rùa hồ Gươm chết là vì đã già. Rùa hồ Gươm sẽ được bảo quản tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.
Tương tự, hãng tin AFP nhấn mạnh, rùa hồ Gươm nặng khoảng 200 kg và đã sống ít nhất là 80 tuổi, thâm chí hơn 100 năm tuổi.
Ngoài ra, một loạt báo quốc tế nổi tiếng khác như Time của Mỹ, Straits Times của Singapore và Times of India của Ấn Độ cũng đồng loạt đưa tin về cái chết của rùa hồ Gươm.
Theo Danviet
Rùa hồ Gươm ước tính 200 tuổi Con rùa sống lâu nhất thế giới là 180 năm, trong khi ước tính rùa hồ Gươm khoảng 200 tuổi, nên không tránh khỏi quy luật tự nhiên. Khoảng 18h ngày 19/1, nhận tin từ Ban quản lý hồ Gươm, PGS Hà Đình Đức, người gắn bó với rùa hồ Gươm hơn 20 năm qua, đến ngay hiện trường. Ông cho biết, xác...