Chuyên gia nói về sự vượt trội của ‘vũ khí tương lai’ do Nga sáng chế
Nga vượt trước các đối thủ cạnh tranh trong việc phát triển vũ khí hiện đại – đó là nhận định của ông Andrey Koshkin, Chủ nhiệm Bộ môn Chính trị học và Xã hội học của Đại học Tổng hợp Kinh tế Quốc gia Nga mang tên Plekhanov.
Tàu chiến Hải quân Nga đang tập trận. (Nguồn: TASS)
“Rõ ràng, chuyện ở đây nói về các tổ hợp tên lửa Avangard và Kinzhal, vũ khí laser Peresvet. Cần nói rằng tên lửa siêu thanh Kinzhal phóng từ trên không hiện nay đang tham gia trực chiến. Peresvet cũng được đưa vào làm nhiệm vụ, dù là thử nghiệm”, Nation News dẫn lời ông Andrey Koshkin.
Chuyên gia khoa học chính trị nói thêm rằng các nước dẫn đầu thế giới cũng đang đẩy mạnh sáng chế quân sự, nhưng riêng Nga đạt thành công lớn trong việc này. Theo nhận xét của ông Andrey Koshkin, những sáng chế của Nga đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Mỹ đang toan tính và nỗ lực quân sự hóa không gian vũ trụ.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói về kế hoạch của chính quyền Nga theo hướng tiếp tục hiện đại hóa quân đội và hải quân. Nguyên thủ quốc gia Nga lưu ý rằng Lực lượng Vũ trang Nga đã và đang nhận được những mẫu trang bị mà ông gọi là “vũ khí của tương lai”.
Theo TG&VN
Lo ngại chạy đua vũ khí siêu vượt thanh giữa Mỹ, Nga, Trung
Những tiến bộ về vũ khí siêu vượt thanh của Nga và Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang mới với Mỹ, đẩy thế giới lún sâu vào bất ổn.
Những đột phá gần đây trong việc phát triển vũ khí siêu vượt thanh đã làm dấy lên lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang mới giữa Nga, Trung Quốc và Mỹ. Một số nhà quan sát quốc phòng đã kêu gọi xây dựng thỏa thuận kiểm soát vũ khí quốc tế mới, South China Morning Post cho biết.
Sự xuất hiện của vũ khí siêu vượt thanh đã làm dấy mối lo ngại về vũ khí của quân đội bất khả chiến bại, không thể bị chặn bởi các hệ thống phòng thủ hiện có. Nó góp phần làm tăng cường khả năng của các cường quốc hạt nhân.
Video đang HOT
Một vũ khí được xếp loại vũ khí siêu vượt thanh khi nó bay với tốc độ từ Mach 5 (khoảng 6.174 km/h) trở lên.
Mỹ tụt lại phía sau
Năm ngoái, Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố việc triển khai vũ khí siêu vượt thanh DF-17 trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước này.
Nhưng vào cuối tháng 12/2019, Nga tuyên bố đưa vào trực chiến tên lửa siêu vượt thanh Avangard còn tối tân hơn. Việc triển khai Avangard chỉ ra rằng Nga đã đi trước Mỹ và Trung Quốc, bởi tên lửa DF-17 của Trung Quốc có công nghệ ít tiên tiến hơn và chỉ có thể bay với tốc độ tối đa Mach 6 (khoảng 7.400 km/h).
Tên lửa siêu vượt thanh DF-17 của Trung Quốc được trưng bày trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh vào ngày 1/10/2019. Ảnh: Twitter/Dafeng Cao.
Trong khi đó, truyền thông Nga tuyên bố Avangard có thể bay với tốc độ tới Mach 20 (khoảng 24.696 km/h), tốc độ mà việc đánh chặn gần như là "nhiệm vụ bất khả thi".
Mỹ là quốc gia đầu tiên công bố việc phát triển tên lửa siêu vượt thanh, nhưng dự án này đã bị gián đoạn, sau khi cựu Tổng thống Barack Obama đình chỉ chương trình và mới được nối lại dưới thời Tổng thống Donald Trump. Tuy vậy, chương trình vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa được công bố.
Theo một báo cáo gần đây được công bố bởi bản tin các nhà khoa học nguyên tử, Nga và Trung Quốc đang đạt được lợi thế trong việc phát triển công nghệ siêu vượt thanh, dựa trên các chuyến bay thử nghiệm thành công mà họ đã thực hiện, trong khi Ấn Độ và Pháp đứng sát phía sau.
Không thay đổi cân bằng hạt nhân
Mặc dù cuộc chạy đua vũ trang đang tăng tốc, Margaret Kosal, phó giáo sư tại Trường quan hệ quốc tế Sam Nunn thuộc Viện Công nghệ Georgia ở Mỹ, cho biết công nghệ siêu vượt thanh không làm thay đổi cuộc chơi, vì nó sẽ không thay thế vũ khí hạt nhân như công cụ răn đe chiến lược hiệu quả nhất.
Tên lửa siêu vượt thanh sẽ không tạo ra sự răn đe giữa các cường quốc, dù nó có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh của sự toan tính và lựa chọn trong chỉ huy, kiểm soát.
Zhou Chenming, nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh cho biết vũ khí siêu vượt thanh có thể làm tăng tổn thất trong chiến tranh, nhưng không ai trong số 3 cường quốc hàng đầu thế giới sẽ sử dụng chúng làm công cụ tấn công phủ đầu và sẽ tiếp tục tăng cường công nghệ hạt nhân chiến lược.
Phương tiện bay siêu vượt thanh Avangard của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
"Sự xuất hiện của vũ khí siêu vượt thanh đã đóng băng vũ khí hạt nhân chiến lược của 3 cường quốc Mỹ, Nga, Trung, bởi vì điều đó có nghĩa là chi phí để trở thành một quốc gia hạt nhân thực sự đang tăng lên", ông Zhou nói.
Chi phí sản xuất và bảo trì vũ khí siêu vượt thanh có thể rẻ hơn nhiều, nhưng chi phí phát triển của nó rất lớn. Mỗi chuyến bay thử nghiệm của nó có thể tiêu tốn hàng tỷ nhân dân tệ, ông Zhou cho biết thêm.
Antony Wong Dong, nhà quan sát quân sự ở Macau, cho biết không thể ngăn cản các cường quốc phát triển công nghệ siêu vượt thanh, nhưng họ có thể làm việc để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tiềm tàng, bằng cách không vũ trang hạt nhân cho nó.
"Tên lửa siêu vượt thanh có thể trở thành vị cứu tinh quốc gia, hoặc tội nhân nhà nước phụ thuộc vào những gì mà các nhà lãnh đạo quyết định. Ba nước nên có một cơ chế đồng thuận và xác minh để cấm bất kỳ phương tiện bay siêu vượt thanh nào mang đầu đạn hạt nhân", ông Dong nói.
Tên lửa siêu vượt thanh Kinzhal phóng từ tiêm kích MiG-31 của Nga. Ảnh: TASS.
Tuy nhiên, vũ khí siêu vượt thanh cũng có thể sử dụng làm vũ khí chiến thuật để tăng sức mạnh đàm phán. Alexei Rakhmanov, chủ tịch tập đoàn đóng tàu nhà nước Nga, cho biết trong tháng 12/2019, rằng Moscow sẽ trang bị tên lửa siêu vượt thanh cho các tàu chiến mới và các tàu chiến hiện có.
"Nếu kế hoạch của Nga được thực hiện, nó sẽ cho thấy một sự thay đổi trò chơi hoàn toàn mới ở đây", Collin Koh Swee Lean, nhà nghiên cứu của chương trình an ninh hàng hải tại Viện nghiên cứu quốc phòng và chiến lược ở Singapore nói.
Nhà phân tích Koh và Zhou đều tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sử dụng lợi thế của đất nước trong việc phát triển Avangard để tăng sức mạnh mặc cả trước cuộc đàm phán Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược Start mới.
Start mới dự kiến sẽ thay thế cho Hiệp ước INF mà Mỹ đã rút lui vào năm ngoái. Moscow tin rằng họ đi trước trong lĩnh vực công nghệ vũ khí chiến lược này, sau đó sẽ tác động đến khả năng răn đe chiến lược.
Mỹ và Nga đều muốn đưa Trung Quốc vào đàm phán và mở rộng thành hiệp ước 3 bên. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định họ không đủ điều kiện để tham gia cuộc thảo luận. Trung Quốc nói rằng số lượng vũ khí hạt nhân trong kho của họ thua xa của Nga và Mỹ.
Tuy nhiên, với sức mạnh công nghệ tên lửa siêu vượt thanh chỉ đứng sau Nga, bà Kosal cho biết có thể nỗ lực thuyết phục Trung Quốc tham gia với Mỹ và Nga để thảo luận về hiệp ước kiểm soát vũ khí mới.
"Vũ khí siêu vượt thanh chưa đủ khả năng để thay đổi đáng kể mối quan hệ giữa Mỹ, Nga, Trung, nhưng sự cường điệu và giả thuyết xung quanh nó sẽ tạo ra đủ sự quan tâm để thúc đẩy các cuộc thảo luận hiệu quả và tăng cường nỗ lực ngoại giao song phương và 3 bên", bà Kosal nói.
Theo news.zing.vn
Kinzhal quá lớn để lắp cho Su-57? Nga có kế hoạch trang bị Kinzhal cho tiêm kích Su-57. Vậy tên lửa siêu thanh này được tích hợp thế nào khi nó quá lớn với khoang vũ khí của Su-57? Tạp chí The National Interest của Mỹ dẫn nguồn tin giấu tên trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ: "Theo chương trình vũ khí nhà nước của Nga trong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tỷ phú Elon Musk trực tiếp kêu gọi ông Trump hủy bỏ mức thuế mới?

Tranh cãi quanh vụ người đàn ông bị Mỹ trục xuất nhầm sang El Salvador

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ bình luận về chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Quan hệ Pakistan - Iran đối mặt thử thách sau vụ 8 công dân bị sát hại

CEO Mark Zuckerberg ra điều trần trong phiên tòa chống độc quyền lịch sử tại Mỹ

Ai Cập, Mỹ và Qatar nỗ lực đạt thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza

Tổng thống Liban phủ nhận đàm phán bình thường hóa quan hệ với Israel

Triển vọng kinh tế Mỹ sau ba tháng cầm quyền của Tổng thống Trump

Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người thiệt mạng tăng lên hơn 230 người

EU hủy kết quả kỳ thi tuyển dụng, gần 10.000 ứng viên buộc phải thi lại

Ai Cập và Qatar nhấn mạnh tiến trình chính trị thành lập Nhà nước Palestine
Có thể bạn quan tâm

4 giây bóc trần nhan sắc và vóc dáng của vợ mẫu tây Bùi Tiến Dũng, không cần lên đồ vẫn chiếm trọn "spotlight"
Sao thể thao
18:28:37 15/04/2025
Sao nữ Vbiz nghi "toang" với bạn trai đạo diễn, lộ loạt hint hẹn hò với trai trẻ
Sao việt
18:10:11 15/04/2025
SpaceX sẽ phải lập công ty tại Việt Nam để cung cấp dich vụ Internet vệ tinh
Thế giới số
18:02:40 15/04/2025
Ô tô 16 chỗ tông tử vong cụ già bán vé số ở TPHCM
Tin nổi bật
17:40:09 15/04/2025
3 mẫu vòng đeo tay thông minh giá dưới 1 triệu đồng tại Việt Nam
Đồ 2-tek
17:34:07 15/04/2025
2 gái Thái cướp spotlight của Jennie: 1 người là mỹ nhân lai cực hot khiến showbiz phát cuồng
Sao châu á
17:21:57 15/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối có món ăn "quốc dân", nhìn đã thèm chảy nước miếng
Ẩm thực
17:07:59 15/04/2025
Nam ca sĩ Việt đắt show thuộc hàng top bất ngờ huỷ cùng lúc 3 đêm nhạc
Nhạc việt
17:06:08 15/04/2025
Người vợ tử vong sau trận đòn từ chồng
Pháp luật
16:49:04 15/04/2025
Bậc thầy phong thủy dự báo 10 ngày tới, 4 con giáp sẽ phất lên như diều gặp gió, tài lộc thăng hoa rực rỡ
Trắc nghiệm
16:43:31 15/04/2025