Chuyên gia nói gì về trường hợp mang thai khi còn trinh?
Một số người khẳng định họ mang thai khi còn trinh. Vậy không quan hệ tình dục xâm nhập thì có con được không? Câu trả lời từ các chuyên gia sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên và… lo lắng.
Vẫn có thể xảy ra trường hợp mang thai khi còn trinh và đã xảy ra nhưng cơ hội mang thai theo cách này là rất thấp vì tinh trùng chỉ có thể sống trong một thời gian ngắn bên ngoài cơ thể – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tài khoản mạng xã hội tên Sammi Isabel kể rằng khi còn là một trinh nữ cô đã mang thai con trai (nay đã 5 tuổi). Nhiều người nghi ngờ khiến cô phải đăng đàn trên mạng xã hội một lần nữa để quả quyết chuyện đó có thật, không phải cô bịa đặt câu view.
Trước đó, Youtuber tên Wathoni Anyassi cũng nói rằng mình có bầu khi còn trinh. Thực tế, nhiều phụ nữ hơn bạn nghĩ đã mang thai mà không có quan hệ tình dục, theo Health.
Phân tích dữ liệu được công bố trên BMJ năm 2013 cho thấy, 45 trong số 7.870 phụ nữ tham gia nghiên cứu về sức khỏe vị thành niên, khẳng định họ mang thai khi còn trinh (và không do dùng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc thụ tinh trong tử cung (IUI)).
Chuyên gia nói gì?
Lauren Strerich, giảng viên sản khoa lâm sàng và phụ khoa tại Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc (Mỹ), chia sẻ với Health: “Nhiều bác sĩ sản khoa kể về việc đỡ đẻ cho sản phụ nói mình là một trinh nữ. Chắc chắn có những ca sinh con khi còn trinh”.
Video đang HOT
Không hiếm chuyên gia khác đồng ý kiến với Lauren Strerich như Mary Mink Minkin, giảng viên lâm sàng về sản khoa và phụ khoa và khoa học sinh sản tại Trường Y Yale (Mỹ): “Thật đấy, điều này (có thai khi còn trinh) là có thể xảy ra”.
Tuy việc đó “vẫn có thể xảy ra và đã xảy ra nhưng cơ hội mang thai theo cách này là rất thấp vì tinh trùng chỉ có thể sống trong một thời gian ngắn bên ngoài cơ thể”, chuyên gia sức khỏe thai phụ Jessica Shepherd, ở Dallas, Texas (Mỹ) nói, theo Health.
Để việc mang thai xảy ra, cần phải có tinh trùng và trứng cùng nhiều yếu tố khác. Trứng và tinh trùng thường đến với nhau thông qua quan hệ tình dục xâm nhập, nhưng đôi khi không đi đến bước cuối, chúng vẫn kết hợp được.
Bác sĩ Mary Mink Minkin giải thích với Health, chỉ cần tinh trùng vào âm đạo trong trường hợp người nam xuất tinh gần cửa âm đạo, hay khi dương vật cương cứng tiếp xúc với âm đạo, hay khi tay dính chất dịch tinh dịch tiếp xúc với âm đạo… và sau đó, tinh trùng tìm được đường lên đến cổ tử cung là “xong”, chẳng cần quan hệ tình dục thâm nhập vì tinh trùng bơi rất giỏi.
Để tránh việc mang thai ngoài ý muốn khi còn trinh, bác sĩ Lauren Strerich nhắc chị em rằng nếu thấy có bất kỳ cơ hội nào để dương vật hoặc tinh dịch của người nam tiếp xúc hoặc ở gần âm đạo (ngay cả khi nó không thực sự đi vào bên trong), thì hãy sử dụng biện pháp tránh thai tương tự như lúc quan hệ tình dục xâm nhập. Bao cao su, chất diệt tinh trùng… đều hữu ích. Ngoài ra, phụ nữ cũng có thể dùng biện pháp tránh thai lâu dài như đặt vòng tránh thai hoặc que cấy tránh thai…, theo Health.
Nằm trong số 4 kiểu bà mẹ này, chị em đừng vội mang bầu bé thứ 2
Trước khi quyết định mang bầu lần 2, mẹ cần cân nhắc đến những vấn đề như sức khỏe, độ phục hồi của cơ thể, điều kiện kinh tế gia đình hay tuổi và sức khỏe của con lớn.
Những bà mẹ có kế hoạch rõ ràng, chuẩn bị sẵn sàng về sức khỏe, tâm lý, kinh tế trước khi mang thai thì chắc chắn sẽ có thai kỳ suôn sẻ, thuận lợi hơn. Đặc biệt, nếu mẹ đã có con đầu lòng thì càng cần cân nhắc kĩ lưỡng hơn trước khi mang thai lần 2. Nếu thuộc 4 kiểu phụ nữ sau đây thì mẹ đừng vội vàng có thai lần nữa.
1. Người ốm yếu, sức khỏe không cho phép
Trải qua lần vượt cạn đầu tiên, nếu mẹ gặp phải những vấn đề về sức khỏe, để lại di chứng nặng nề trên cơ thể thì đừng vội vàng mang thai thêm một bé nữa. Hoặc các mẹ có bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, ung thư,... thì cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi mang bầu.
Nếu vợ chồng cứ khăng khăng muốn sinh thêm con, hậu quả là nguy cơ sảy thai hoặc phá thai là rất cao. Hơn nữa, đứa bé được sinh ra trong tình trạng sức khỏe người mẹ không tốt cũng đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau. Trong đó bao gồm cả nguy cơ thai nhi kém tăng trưởng về thể chất và chậm phát triển não bộ từ trong bụng mẹ.
Mẹ cần cân nhắc các vấn đề sức khỏe, tâm lý, kinh tế kĩ càng trước khi mang bầu lần 2. (Ảnh minh họa)
2. Người vừa sinh con chưa được 2 năm
Bất kể mẹ sinh mổ hay sinh thường thì thời gian tốt nhất để sinh con thứ 2 phải sau 2 năm sinh con đầu. Việc mang thai và sinh nở tốn rất nhiều sức lực của người mẹ và cơ thể sẽ cần thời gian hồi phục. Nếu ngay lúc này mẹ mang bầu sẽ làm tăng gánh nặng cho tử cung nói riêng và cả cơ thể nói chung.
Đối với các mẹ sinh mổ thì thời gian 2 năm giãn cách giữa hai lần mang thai càng quan trọng hơn nữa. Nguy cơ mang thai ngoài tử cung, thai trên sẹo mổ hay vỡ tử cung khi mang bầu sớm sau sinh mổ là rất cao, thậm chí đe dọa tính mạng người mẹ.
3. Điều kiện kinh tế gia đình chưa cho phép
Không thể phủ nhận điều kiện kinh tế của gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thai kỳ của người mẹ. Vì vậy, nếu như điều kiện kinh tế gia đình chưa đủ để vừa đảm bảo cuộc sống tốt cho em bé đầu lòng và người mẹ mang thai thì mẹ đừng vội sinh bé thứ hai.
4. Người có con đầu ốm yếu hay còn quá nhỏ
Bên cạnh sức khỏe của người mẹ thì sức khỏe của em bé đầu lòng cũng cần được cân nhắc trước khi mẹ quyết định có thêm con. Nếu bé ốm yếu, mang bệnh và cần người chăm sóc thì việc mẹ mang bầu thêm sẽ rất khó khăn, vất vả cho cả người mẹ, bé đầu lòng và e, bé trong bụng.
Sức khỏe và tâm lý của bé đầu lòng cũng có thể bị ảnh hưởng khi mẹ sinh thêm em. (Ảnh minh họa)
Nhiều em bé khỏe mạnh nhưng tuổi còn quá nhỏ cũng có thể gặp phải lo lắng, phức tạp về tâm lý khi mẹ có thêm em. Nếu bố mẹ quyết định có thêm con nhưng chưa có đồng ý của bé lớn dễ dẫn đến cạnh tranh và tổn thương ở các bé. Trẻ còn quá nhỏ để hiểu được sự san sẻ tình thương của mẹ cho một người khác. Hậu quả là đứa con lớn khó hòa thuận với em, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của bé lớn. Hơn nữa, các bé cũng dễ xảy ra mâu thuẫn, gây ra các vấn đề khác trong gia đình.
Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc thì bố mẹ hãy cân nhắc kĩ lưỡng trước khi sinh bé thứ hai. Nếu chưa có kế hoạch mang bầu, việc tránh thai sau sinh là cực kỳ cần thiết để tránh trường hợp "vỡ kế hoạch", buộc phải sinh thêm con khi người mẹ và cả gia đình chưa sẵn sàng.
Phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng những thực phẩm này để thai nhi phát triển khỏe mạnh Chế độ ăn uống trong thai kỳ rất quan trọng bởi nó không chỉ tác động tới sản phụ mà còn cả thai nhi và cả quá trình trưởng thành sau này của trẻ. Đối với phụ nữ, mang thai là quãng thời gian vừa kì diệu, hạnh phúc nhưng cũng vừa lo lắng, bỡ ngỡ, đặc biệt ở những người lần đầu...