Chuyên gia: Nhiều công ty lớn muốn chuyển đến đầu tư ở Việt Nam vì chống dịch tốt
Cách các quốc gia đối phó và xử lý dịch Covid-19 là một yếu tố quan trọng trong đánh giá rủi ro kinh doanh.
Những công ty lớn đang hướng về Đông Nam Á, nơi một số quốc gia có phản ứng tốt trước dịch bệnh như Việt Nam, Singapore nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc, tờ Straitstimes dẫn lời các chuyên gia kinh tế cho hay.
“Những công ty lớn chắc chắn sẽ có đánh giá về sự hiệu quả trong cách phản ứng trước Covid-19 trước khi họ quyết định đầu tư vào một quốc gia nào đó trong bối cảnh hiện nay”, Kellie Meiman Hock, chuyên gia kinh tế làm việc tại công ty tư vấn toàn cầu McLarty Associates, nhận định.
“Việc quá phụ thuộc vào Trung Quốc đã được chứng minh là một bài học đắt giá đối với nhiều doanh nghiệp. Những tập đoàn lớn sẽ không hề muốn hoạt động sản xuất của họ bị gián đoạn”, Tiến sĩ Pavida Pananond – giáo sư tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Thammasat (Thái Lan), cho biết khi đề cập đến khoảng thời gian kinh tế của Trung Quốc gần như đình trệ vì sự bùng phát của Covid-19.
Theo một số chuyên gia, việc chuyển hướng đầu tư kinh doanh từ Trung Quốc tới những khu vực năng động và ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh như Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ là xu thế trong thời gian tới.
Việt Nam được quốc tế công nhận là kiểm soát tốt dịch Covid-19 (ảnh: Straitstimes)
“Đại dịch xuất hiện như một biến số mới hay nói đúng hơn là một chất xúc tác cho quá trình thay đổi xu hướng đầu tư kinh doanh và ASEAN đang nổi lên là khu vực có chuỗi cung ứng thuận lợi”, ông Marc Mealy – Phó Chủ tịch chính sách của Hội đồng thương mại Mỹ-ASEAN, nhận định.
“Trước đại dịch, Việt Nam là quốc gia thụ hưởng một số lợi ích từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Một số công ty đã chuyển hoạt động từ Trung Quốc về Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, các công ty Mỹ đang đánh giá về cách phản ứng trước Covid-19 của những quốc gia mà họ muốn đầu tư và Việt Nam là một ứng cử viên sáng giá”, ông Marc Mealy nói thêm.
Theo ông Marc Mealy, vấn đề đối với những công ty hiện tại không chỉ là chi phí đầu tư mà còn là hiệu quả. Họ cần đánh giá được quốc gia nào sẽ có cơ hội phục hồi kinh tế tốt nhất từ việc kiểm soát thành công dịch bệnh.
Các chuyên gia cho rằng, những doanh nghiệp lớn đang muốn chuyển hướng đầu tư ra ngoài Trung Quốc (ảnh: SCMP)
Ông Marc Mealy cho rằng, những công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ châu Âu, châu Mỹ, thậm chí là cả châu Á đều đánh giá rằng, tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Singapore đang là 2 nước xử lý dịch Covid-19 tốt nhất. Tuy nhiên, Singapore vẫn đang là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất Đông Nam Á.
“Malaysia, Thái Lan và Philippines được đánh giá ở các bậc tiếp theo khi xét về hiệu quả trong cách phản ứng với Covid-19. Quốc gia gây lo ngại và có thể dễ bị tổn thương nhất trong khu vực là Indonesia”, ông Mealy nhận định.
Một ví dụ cho xu hướng chuyển đầu tư kinh doanh từ Trung Quốc về Đông Nam Á là Nhật Bản. Tờ SCMP hôm 3.5 đưa tin, chính phủ Nhật Bản sẽ triển khai trương trình hỗ trợ để khuyến khích các nhà đầu tư nước này chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc về Đông Nam Á.
Video đang HOT
Một chương trình trị giá hơn 220 triệu USD sẽ được tích hợp vào gói hỗ trợ khẩn cấp của chính phủ Nhật Bản nhằm giúp các công ty giảm bớt rủi ro trong dịch bệnh. Chương trình này sẽ hỗ trợ tài chính cho những doanh nghiệp muốn chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á.
Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho những công ty muốn chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc (ảnh: SCMP)
Theo SCMP, dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc đã khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản thiệt hại khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Nguyên nhân của tình trạng này một phần đến từ việc quá phụ thuộc vào Trung Quốc trong đầu tư kinh doanh.
“Ngay cả trước khi dịch bệnh bùng phát, nhu cầu thành lập những cơ sở sản xuất mới của các doanh nghiệp Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á đã ngày càng tăng. Chương trình hỗ trợ chuyển dịch đầu tư kinh doanh sẽ giúp Nhật Bản xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với các nước Đông Nam Á.
Việc chuyển hướng kinh doanh cũng giúp tránh những rủi ro trong sản xuất khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, ví dụ như chiến tranh thương mại và thuế quan Mỹ – Trung”, một quan chức thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cho biết.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Covid-19 làm tăng nguy cơ Djibouti dính bẫy nợ của Trung Quốc
Đầu tư mạnh của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng ở Djibouti cùng khó khăn do đại dịch Covid-19 có thể khiến nước này trở thành quân bài domino tiếp theo rơi vào bẫy nợ của Bắc Kinh.
Các dự án cơ sở hạ tầng được tài trợ bởi Trung Quốc ở Djibouti gây lo ngại cho Washington, rằng quốc gia Đông Phi nhỏ bé này đang rơi vào bẫy nợ, cho phép Bắc Kinh củng cố ảnh hưởng của họ ở châu Phi.
Việc virus corona lan rộng ở khu vực Sừng châu Phi, gánh nặng tài chính của các nước trong khu vực có thể tăng lên, khiến họ bị cuốn vào khủng hoảng tài chính và trở thành con nợ, Nikkei Asia Review cho biết.
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Djibouti có 1.008 ca nhiễm Covid-19, tăng mạnh so với con số 30 ca nhiễm vào tháng trước. Quân đội Mỹ đồn trú tại quốc gia này đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vào ngày 23/4.
Djibouti có vị trí đắc địa ở phía tây Vịnh Aden và cửa ngõ phía nam của Biển Đỏ, ở đầu kia là kênh đào Suez. Quốc gia này nhìn ra tuyến vận tải biển nhộn nhịp hàng đầu thế giới, với hơn 20.000 tàu thuyền qua lại mỗi năm.
Do vị trí đắc địa, Djibouti được chú ý bởi toàn cầu, khi quân đội các nước như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản xây dựng căn cứ ở đây để chống cướp biển.
Nợ Trung Quốc tăng 70%
Đặc biệt là Trung Quốc rất mong muốn thúc đẩy xây dựng đường bộ, cảng ở Djibouti, định vị quốc gia này trong tuyến đường của sáng kiến Vành đai và Con đường do Trung Quốc dẫn đầu.
Nhân viên người Trung Quốc nắm các vị trí chủ chốt trong tuyến đường sắt nối Djibouti và Ethiopia. Ảnh: Nikkei.
Điển hình là dự án Khu thương mại tự do quốc tế Djibouti (DIFTZ), một dự án trị giá 3,5 tỷ USD do Trung Quốc hợp tác với chính phủ Djibouti thực hiện. Lối vào dự án với cổng lớn màu vàng treo cờ Trung Quốc.
Dự án trải dài trong diện tích 48 km2 đã hoàn thành một phần. Trong chuyến thăm của các phóng viên trước khi đại dịch bùng phát, công nhân người Trung Quốc và Djibouti bận rộn trên các công trường, nơi tòa nhà cao tầng và khách sạn đang được xây dựng. Nhiều bảng hiệu tên công ty viết bằng tiếng Trung Quốc.
Năm 2016, một tuyến đường sắt mới được hoàn thành dài 750 km, kết nối DIFTZ với vùng ngoại ô thủ đô Addis Ababa của Ethiopia trong thời gian 13 giờ.
Dự án có chi phí 4 tỷ USD được tài trợ chủ yếu bởi Trung Quốc. Dù tuyến đường sắt này đang chuyên chở hành khách, nhưng trong tương lai sẽ bổ sung việc vận chuyển hàng hóa.
Tại ga Nagad, ga cuối của tuyến đường sắt ở Djibouti, người Trung Quốc bán vé trong khi màn hình hiển thị thông tin bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Đồng hồ trên tường cũng là một thương hiệu Trung Quốc, mang đến cho nhà ga một không gian rất Trung Quốc.
Bên ngoài nhà ga, cờ Trung Quốc được treo ở giữa cờ Djibouti và Ethiopia. Sau khi chuyến tàu rời ga, nhân viên nhà ga người Trung Quốc và Djibouti vẫy tay chào hành khách. Trưởng tàu và nhân viên kiểm soát là người Trung Quốc.
"Tuyến đường sắt này rất thuận tiện, vì chúng tôi có thể đi đến Ethiopia rẻ hơn so với đi máy bay", một nữ nha sĩ người Djibouti nói.
Nhưng khi Trung Quốc giúp xây dựng đường sắt và cải thiện cơ sở hạ tầng, nợ của Djibouti với Trung Quốc đã tăng lên hơn 70% tổng sản phẩm quốc nội. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 có thể tác động tiêu cực đến ngân sách, dẫn đến nhu cầu gia tăng không ngừng về chăm sóc sức khỏe và việc làm dẫn đến thiếu tiền mặt.
Hôm 2/4, Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 5 triệu USD cho các quốc gia thiếu tiền mặt để ứng phó với đại dịch. Năm 2017. Sri Lanka cũng mắc nợ Trung Quốc rất nhiều tiền, cuối cùng phải đồng ý cho Trung Quốc thuê cảng biển chiến lược trong 99 năm để trả nợ.
Djibouti có thể là quân bài domino tiếp theo rơi vào ảnh hưởng của Trung Quốc.
Nhiều tham vọng trong tương lai
Giới phân tích cho rằng còn nhiều tham vọng ẩn sau khu phức hợp DIFTZ. Bên trong khu vực này có một căn cứ quân sự của Trung Quốc. Sáng kiến cầu và đường, được quảng cáo công khai là con đường tơ lụa hiện đại cho thương mại toàn cầu, cũng đang đặt nền móng cho tham vọng quân sự của Trung Quốc.
Đối với một quân đội đang có khát vọng toàn cầu, không có mắt xích nào tốt hơn Djibouti, Nikkei Asia Review nhận định.
"Djibouti là một mắt xích quan trọng trong Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Tuyến đường sắt này sẽ trở thành điểm xuất phát của vận chuyển hàng hóa trên khắp châu Phi", Niu Zengxiang, một quan chức hàng đầu của công ty kỹ thuật xây dựng Trung Quốc tại Djibouti nói.
Trung Quốc đã thành lập một căn cứ quân sự ở Djibouti. Ảnh: AFP.
Trong văn phòng công ty này ở Djibouti, các nhân viên người Trung Quốc với độ tuổi từ 20-30 đi lại và tổ chức các cuộc thảo luận sôi nổi trong phòng họp, tạo ra bầu không khí như các công ty khởi nghiệp.
Giới phân tích cho rằng Trung Quốc đang gửi các nhân viên trẻ triển vọng đến địa điểm chiến lược này để học hỏi vận hành đường sắt, khi đào tạo họ trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai.
Mỹ cũng có một căn cứ ở Djibouti, rất lâu trước khi Trung Quốc thành lập căn cứ đầu tiên ở đây đang trở nên lo lắng với tốc độ xây dựng cầu, đường của Trung Quốc ở quốc gia này.
Sự đầu tư của Trung Quốc vào Djibouti còn tạo ra một vấn đề đáng báo động khác, đó là chính phủ nước này sẵn sàng xé bỏ các thỏa thuận cũ để ưu tiên cho Trung Quốc. Đơn cử là trường hợp của DP World.
Năm 2004, nhà khai thác cảng biển có trụ sở tại Dubai, UAE đã ký thỏa thuận với chính phủ Djibouti về việc khai thác cảng Doraleh trong 25 năm. Tuy nhiên vào tháng 1/2018, Djibouti đơn phương chấm dứt thỏa thuận, quốc hữu hóa cảng và chuyển nhượng 20% cổ phần cho China Merchants Holding.
Chính phủ Djibouti đã cấp quyền cho China Merchants Holding vận hành cảng container Doraleh để đổi lấy các khoản vay từ Trung Quốc. DP World đã đưa vụ việc ra Tòa án Trọng tài Quốc tế London.
Vào tháng 1, tòa ra phán quyết yêu cầu Djibouti trả lại quyền khai thác cảng cho DP World, nhưng chính phủ nước này từ chối. Tranh chấp giữa các bên dự kiến còn kéo dài.
Trung Hiếu
Khu trượt tuyết trên dãy Alps biến thành 'làng ma' vì biến đổi khí hậu Nhiệt độ tăng lên trong khi mùa đông ngắn lại khiến các khu nghỉ dưỡng phục vụ du khách trượt tuyết trên đỉnh Alps ở Italy không thể hoạt động và bị bỏ hoang, không một bóng người. Khu nghỉ dưỡng Alpe Bianca ở thung lũng Lanzo, Piedmont chưa từng mở cửa phục vụ du khách sau khi các chủ đầu tư của...