Chuyên gia Nhật: Trung Quốc dùng khinh khí cầu giám sát Biển Đông
Theo chuyên gia quân sự Nhật, căn cứ khinh khí cầu mới ở Đại Liên là một phần của hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của nước này, để giám sát khu vực.
Năm 2015, nhiều báo cáo cho biết Trung Quốc đang thử nghiệm hệ thống phát hiện tên lửa được triển khai trên các khí cầu. Cho đến nay, Bắc Kinh đã vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực quốc phòng này.
Chuyên gia quân sự Nhật Bản Saburo Tanaka mới đây nói với Kyodo News rằng, Trung Quốc đã ” xây dựng căn cứ khinh khí cầu mới ở phía Đông Bắc thành phố cảng Đại Liên, được xem như một phần hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của nước này “.
Hình ảnh quả bóng khinh khí dài khoảng 50 m trên đường băng ở Đại Liên. (Ảnh: kyodonews)
Tanaka sau đó công bố một bức ảnh chụp từ không gian cho thấy hình ảnh một quả bóng khinh khí dài khoảng 50 m trên đường băng ở Đại Liên. Theo chuyên gia quân sự Nhật, căn cứ khinh khí cầu mới trên được thiết kế để giám sát bán đảo Triều Tiên và các cơ sở quân sự của Mỹ ở Nhật Bản.
Trước đó, vào năm 2019, một khí cầu tương tự đã được ghi nhận, được đặt tại một trong những căn cứ quân sự phi pháp của Bắc Kinh trên quần đảo Trường Sa, dùng để giám sát Biển Đông.
Video đang HOT
Ông Tanaka tin rằng hệ thống mới có thể theo dõi hiệu quả chuyển động của tên lửa ở vị trí thấp. Theo đó, độ cao của khinh khí cầu nằm trong khoảng từ 20 – 100 km. Việc quan sát vùng trời cần được thực hiện nhờ radar và camera hồng ngoại đặt trên khinh khí cầu này.
Không giống như máy bay chiến đấu, khinh khí cầu có thể ở trong bầu khí quyển liên tục. Ở độ cao này, khí cầu có khả năng tàng hình tốt, cũng như có nhiều ưu thế sử dụng so với các vệ tinh nhân tạo đắt đỏ.
Trung Quốc thử nghiệm hệ thống phát hiện tên lửa từ các khinh khí cầu. (Ảnh: kyodonews)
Theo tờ Meta-Defense của Pháp, ngày nay khí cầu có thể bay tới các tầng trên của tầng trung lưu. Chúng có phạm vi hoạt động lớn, hoàn toàn tự động và có thể được cung cấp năng lượng bởi các tấm pin mặt trời. Do đó, có thể bay trong vài tuần trên bầu khí quyển.
Tờ báo Pháp cho rằng, tầm quan sát của khinh khí cầu ở độ cao 50 km là vài chục nghìn km vuông. Đồng thời, các phương tiện chiến đấu khác không thể “lẩn trốn” khỏi tầm quan sát này, ngay cả những phương tiện di chuyển ở vị trí thấp, ẩn sau lớp địa hình từ mặt đất và trên biển.
” Khinh khí cầu của họ sẽ rất khó bị tiêu diệt. Đó là điều có thể xảy ra với máy bay cảnh báo sớm hoặc radar trên mặt đất, trong trường hợp có xung đột “, Meta-Defense đánh giá việc triển khai hệ thống phát hiện tên lửa mới ở Trung Quốc.
Truyền thông Trung Quốc nỗ lực "đẩy" nguồn gốc Covid-19 ra nước ngoài
Các hãng truyền thông Trung Quốc được cho đang tích cực tuyên truyền các thông điệp rằng vi rút SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở nước ngoài trước khi nó được phát hiện vào cuối năm ngoái ở Vũ Hán.
Một nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Đại Liên, Liêu Ninh hồi tháng 7 (Ảnh: Reuters)
Tháng 11/2019, ca mắc Covid-19 đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Một năm trôi qua, thế giới vẫn đang gồng mình ứng phó với đại dịch khi có 60,8 triệu người đã mắc bệnh và trên 1,4 triệu người thiệt mạng.
Hiện thời, Trung Quốc - vùng dịch đầu tiên của thế giới - đã kiểm soát được dịch bệnh. Theo Reuters, truyền thông nước này dường như đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng Covid-19 có thể đã xuất hiện ở châu Âu trước Vũ Hán, như là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc không phải là nguồn gốc của đại dịch.
"Chuyên gia nói Covid-19 có thể không bắt đầu ở Vũ Hán mà có thể có nguồn gốc từ thực phẩm đông lạnh và bao bì (nhập khẩu từ nước ngoài)", Nhân dân Nhật báo viết trên Facebook hôm 25/11.
Khác với những quốc gia khác, Trung Quốc cho rằng bao bì thực phẩm đông lạnh là mối đe dọa lây lan Covid-19. Họ đã mở các cuộc điều tra và kết luận rằng vi rút corona đã được tìm thấy trên những bao bì này. Mặc dù vậy, Tổ chức Y tế Thế giới WHO chưa xác định thực phẩm hay bao bì là các nguồn lây nhiễm Covid-19.
Trong khi đó, Thời báo Hoàn cầu , một tờ báo nhà nước Trung Quốc, lại tuyên truyền về một giả thuyết rằng Covid-19 có nguồn gốc ở bên ngoài Trung Quốc. "Vi rút bắt đầu phát tán từ khi nào và ở đâu? Truy vết vi rút không thể giải thích mọi câu hỏi, nhưng dường như vi rút đã tồn tại ở nhiều nơi trước khi bị phát hiện ở Vũ Hán", tờ báo trên dẫn lời chuyên gia Trung Quốc Zeng Guang, đưa tin hôm 24/11.
Ông Zeng - người từng là nhà dịch tễ học tại Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc, nhận định rằng việc Covid-19 lần đầu được phát hiện ở Vũ Hán cho thấy sức mạnh của hệ thống phòng chống bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc.
Theo Reuters , những đồn đoán và thuyết âm mưu về nguồn gốc Covid-19 đã bùng phát do việc Trung Quốc hạn chế cung cấp thông tin vào thời điểm dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán. Thậm chí, hồi tháng 3, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lan truyền thuyết âm mưu rằng quân đội Mỹ có thể mang vi rút corona mới tới Vũ Hán.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng từng tuyên bố rằng hiện chưa rõ Covid-19 có nguồn gốc từ nước này hay không, trong khi cơ quan ngoại giao của Bắc Kinh đã phản đối các quốc gia nói rằng Trung Quốc là nguồn gốc bệnh dịch bùng phát, bao gồm Mỹ và Australia.
Truyền thông Trung Quốc trong thời gian qua tích cực đăng tải các thông tin từ các nhà nghiên cứu nước ngoài để đưa ra giả thuyết Covid-19 có thể xuất hiện ở Italia từ tháng 10/2019 hoặc nó được phát hiện trong nước cống ở Barcelona vào tháng 3/2019.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đều bị giới học giả Phương Tây chỉ trích, cho rằng đó là những khẳng định quá chắc chắn và thiếu bằng chứng đầy đủ để kết luận.
Vận tải cơ hạng nặng Trung Quốc lắp động cơ nội địa Máy bay vận tải Y-20 được trang bị động cơ WS-20 do Trung Quốc sản xuất, được kỳ vọng giúp giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Tập đoàn công nghệ máy bay Tây An, đơn vị sản xuất vận tải cơ Y-20, hồi đầu tháng 11 công bố ảnh cho thấy một động cơ turbofan nội địa có hệ số tách dòng...