Chuyên gia Nhật chia sẻ kinh nghiệm ứng cứu, xử lý sự cố tấn công mạng
Khóa đào tạo nâng cao năng lực ứng cứu sự cố tấn công mạng dành cho thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia vừa được tổ chức trực tuyến, với giảng viên là các chuyên gia của Cơ quan ứng cứu sự cố Nhật Bản.
Trong 4 ngày từ 15/6 đến 18/6, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA Nhật Bản tổ chức khóa đào tạo nâng cao về ứng cứu sự cố tấn công mạng theo hình thức trực tuyến.
Khóa đào tạo này là một trong những hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho thành viên của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia, đồng thời đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức ứng cứu sự cố của Việt Nam và Nhật Bản.
Các kỹ năng nâng cao trong ứng cứu và xử lý sự cố tấn công mạng là một trong những nội dung được các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ với cán bộ kỹ thuật Việt Nam tại khóa đào tạo.
Video đang HOT
Theo đại diện Trung tâm VNCERT/CC, 29 học viên tham gia khóa đào tạo lần này là các cán bộ kỹ thuật an toàn thông tin được lựa chọn từ 216 đơn vị thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.
Tại khóa đào tạo, các chuyên gia của Cơ quan ứng cứu sự cố Nhật Bản (JPCERT/CC) đã cung cấp cho học viên thông tin về hoạt động phòng chống tấn công mạng, các kỹ năng nâng cao trong ứng cứu và xử lý sự cố tấn công mạng, cũng như cách thức để vận hành hiệu quả một đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.
Các cán bộ kỹ thuật của Việt Nam cùng các chuyên gia Nhật Bản đã chia sẻ quan điểm về vai trò then chốt của an toàn thông tin mạng trong giai đoạn mới và tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin trong công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Ngoài ra, khóa đào tạo nâng cao này còn là dịp để cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị thành viên của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia trao đổi, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau; đồng thời tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng ứng phó, xử lý sự cố cho đơn vị và bản thân để thúc đẩy hoạt động của Mạng lưới.
Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, đến nay Cục đã có đủ hành lang pháp lý để triển khai hoạt động điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc.
Trong đó, với khâu ứng cứu, xử lý để đưa hệ thống hoạt động trở lại bình thường, nhiệm vụ đầu mối kỹ thuật điều phối ứng cứu sự cố an toàn không gian mạng đang do Trung tâm VNCERT/CC thuộc Cục đảm trách.
Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia do Trung tâm VNCERT/CC làm đầu mối điều phối đến nay đã được phát triển lên 216 thành viên.
Trong năm 2020, 11 cụm mạng lưới được thành lập, được hỗ trợ xây dựng kế hoạch hoạt động cũng như đã triển khai diễn tập bảo đảm an toàn thông tin về các chủ đề như: Phối hợp ứng phó sự cố tấn công hệ thống máy chủ dịch vụ và phá hủy dữ liệu; Điều tra, phân tích loại bỏ mã độc gián điệp trong hệ thống dịch vụ web; Phòng chống tấn công vào hệ thống mạng, máy chủ; Phối hợp ứng phó sự cố tấn công bằng mã độc; Điều tra, xử lý và phòng chống tấn công vào hệ thống quản trị nội dung…
Theo kế hoạch, dự kiến trong quý III, Trung tâm VNCERT/CC sẽ tham gia tổ chức diễn tập quốc tế ASEAN – Nhật Bản 2021. Đây là sự kiện an toàn thông tin mạng đã trở thành hoạt động thường niên kể từ năm 2013 của các nước trong khu vực ASEAN và Nhật Bản.
Nghệ An: Xây Bệnh viện dã chiến số 1 điều trị bệnh nhân COVID-19
Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An vừa đồng ý chủ trương xây dựng Bệnh viện dã chiến số 1 tại Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên để phục vụ chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19.
Đại lộ Lênin ngày thường đông đúc nay trở thưa thớt, ít phương tiện lưu thông. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An vừa đồng ý chủ trương xây dựng Bệnh viện dã chiến số 1 tại Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên để phục vụ chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 .
Trước đó, ngày 18/6/2021 Sở Y tế Nghệ An đã thành lập đoàn khảo sát và tổ chức họp xây dựng kế hoạch thành lập Bệnh viện dã chiến để điều trị bệnh nhân COVID-19 tại tỉnh Nghệ An.
Để xây dựng bệnh viện dã chiến đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Dương Đình Chỉnh đã giao nhiệm vụ cho các tổ hoàn thành các phương án, theo hướng: Ủy ban Nhân dân huyện Hưng Nguyên phối hợp với các ngành liên quan tiến hành lên phương án xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất; về trang thiết bị, hóa chất, vật tư y tế... giao cho các phòng, ban của Sở Y tế Nghệ An phụ trách thực hiện theo đúng quy định về công tác đấu thầu, mua sắm; về nhân lực chủ yếu bố trí tại Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên và điều động thêm các bệnh viện trong ngành Y tế...
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An cũng đã có thông báo số 332/TB-BCĐ về kết luận của ông Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An tại buổi làm việc với một số thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 .
Theo đó, thống nhất triển khai bệnh viện dã chiến phục vụ điều trị các bệnh nhân COVID-19; trước mắt, khảo sát cụ thể các hạng mục sửa chữa, bổ sung một số trang thiết bị thiết yếu tại Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên, chuẩn bị sẵn sàng sử dụng khi cần thiết, lập và gửi dự toán về Sở Tài chính thẩm định.
Chung sức giảm thiểu rác thải nhựa Việt Nam nằm trong tốp 4 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới với khoảng 1,8 triệu tấn/năm, trung bình tiêu thụ 41,3kg rác thải nhựa/năm/người, nhưng chỉ 27% trong số này được tái chế. Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200%. TPHCM...