Chuyên gia Nhật Bản: Tỷ lệ tử vong do biến thể Omicron cao hơn bệnh cúm mùa
Kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy mặc dù biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn biến thể Delta nhưng tỷ lệ tử vong ở những người nhiễm biến thể này Omicron vẫn cao hơn so với bệnh cúm mùa.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Sapporo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong báo cáo sơ bộ đệ trình lên Hội đồng Cố vấn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW), các nhà khoa học Nhật Bản, trong đó có Giáo sư virus học Hitoshi Oshitani của Đại học Tohoku ở tỉnh Miyagi, cho biết họ đã tính toán tỷ lệ tử vong do COVID-19 trong hai tháng đầu năm nay, thời điểm biến thể Omicron đang lây lan mạnh ở nước này dựa trên báo cáo về các trường hợp tử vong. Kết quả tính toán cho thấy tỷ lệ tử vong vì biến thể Omicron là 0,13%. Trong khi đó, trong giai đoạn 2018-2019, tỷ lệ tử vong vì bệnh cúm mùa chỉ khoảng từ 0,01 – 0,05% nếu tính theo phương pháp “tử vong phụ trội” (excess mortality) và khoảng 0,09% nếu tính theo phương pháp “dữ liệu tiếp nhận” (receipt data).
Mặc dù vậy, tỷ lệ tử vong vì biến thể Omicron vẫn thấp hơn so với các biến thể trước đó. Nếu tính theo phương pháp “tử vong phụ trội”, tỷ lệ tử vong vì dịch COVID-19 trong giai đoạn từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2021 – thời điểm biến thể Omicron chưa xuất hiện – là 4,25%.
Mặc dù đưa ra các số liệu trên nhưng theo nhật báo Asahi, các nhà khoa học Nhật Bản vẫn nhấn mạnh rằng rất khó để so sánh một cách chính xác tỷ lệ tử vong do dịch COVID-19 và bệnh cúm mùa, chủ yếu là vì những khác biệt trong khâu thu thập thông tin về người nhiễm cúm mùa và người mắc COVID-19. Hiện nay, tất cả các bệnh viện ở Nhật Bản đều có nghĩa vụ báo cáo với chính quyền về các ca mắc COVID-19, bao gồm cả những người không có triệu chứng, trong khi chỉ có khoảng 5.000 bệnh viện được yêu cầu thống kê về các ca mắc cúm mùa. Bên cạnh đó, có những bệnh nhân COVID-19 tử vong vì các nguyên nhân khác chứ không phải do COVID-19 nhưng vẫn nằm trong danh sách người tử vong vì dịch bệnh này.
Chuyên gia Nhật Bản: Biến thể Omicron dường như gây các triệu chứng nhẹ
Theo Japan Times ngày 5/12, những người mắc biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 dường như có xu hướng bị nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Tuy nhiên, có thể tốc độ lây nhiễm của biến thể này cao hơn so với biến thể Delta.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Giới khoa học đang chạy đua với thời gian để phân tích về Omicron, biến thể được Nam Phi công bố ngày 25/11 và từ đó đến nay đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Nhiều ca mắc đều đã tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19, dẫn đến lo ngại biến thể này với rất nhiều đột biến có thể "né" vaccine. Biến thể Omicron đang nhanh chóng thay thế Delta trở thành nguồn gây bệnh COVID-19 chính ở Nam Phi, cho thấy nó có khả năng lây nhiễm rất nhanh.
Liệu biến thể Omicron có khiến người mắc COVID-19 bị nặng hơn hay không là câu hỏi đang được đặt ra cho giới khoa học. Một số dữ liệu ban đầu cho thấy xu hướng bệnh nhân nhiễm biến thể này chỉ có những triệu chứng nhẹ. Theo Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Âu, tính đến ngày 4/12, tất cả 109 ca nhiễm Omicron được phát hiện ở 16 nước khu vực này đều chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng và không có ca tử vong nào. Còn theo Bộ Y tế Nhật Bản, 2 người dương tính với Omicron khi xét nghiệm tại sân bay Narita nước này cũng chỉ có triệu chứng nhẹ, dù có bị sốt.
Ông Takaji Wakita, người đứng đầu Viện quốc gia Nhật Bản về các bệnh truyền nhiễm (NIID), cảnh báo rằng không nên đưa ra phán đoán vội vàng về nguy cơ những người nhiễm biến thể Omicron sẽ có những triệu chứng nghiêm trọng. Một chuyên gia Nhật Bản khác cho rằng nếu nguy cơ nhiễm Omicron dẫn tới bệnh nặng cũng giống như nhiễm biến thể Delta hay các biến thể khác thì mọi người không cần thiết phải thực hiện những biện pháp đối phó bổ sung ngoài các biện pháp phòng ngừa thường xuyên là đeo khẩu trang, tránh các tiếp xúc gần, nơi đông người, không gian kín, ngay cả khi xuất hiện tình trạng lây nhiễm gia tăng trong cộng đồng do biến thể mới.
Lây nhiễm mạnh là một đặc điểm đáng lưu ý của Omicron. Theo NIID, biến thể này có khoảng 30 đột biến trong protein gai (vốn cho phép virus xâm nhập vào tế bào con người), cao hơn nhiều mức khoảng 10 đột biến của biến thể Delta. Do có nhiều đột biến, vaccine và kháng thể đã có trong những lần bị nhiễm trước đây có thể trở nên vô hiệu với biến thể mới này. Thực tế, 2 trường hợp được phát hiện nhiễm Omicron ở Nhật Bản đều đã tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19. Ông Wakita nhận xét: "Chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng hơn nữa để xác định liệu vaccine có kém hiệu quả với Omicron hơn so với Delta hay không".
Nhật Bản chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi Nhật Bản đang tích cực chuẩn bị để triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho khoảng 7,158 triệu trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 5 đến 11 vào đầu tháng 3/2022. Vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN Để chuẩn bị cho chương trình này, một số địa phương đang lên kế hoạch lập các trung tâm tiêm chủng quy...