Chuyên gia Nhật Bản nhất trí với phương án gia hạn tình trạng khẩn cấp ở vùng thủ đô
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong cuộc họp sáng 5/3, nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ Nhật Bản đã nhất trí với phương án của chính phủ gia hạn tình trạng khẩn cấp vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận thêm 2 tuần.
Nhiều cửa hàng đóng cửa sau khi chính phủ áp dụng tình trạng khẩn cấp ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cuộc họp này có sự tham gia của Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Yasutoshi Nishimura, người phụ trách công tác ứng phó với dịch COVID-19 của chính phủ cùng Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Norihisa Tamura. Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nishimura đã giải thích lý do chính phủ muốn gia hạn tình trạng khẩn cấp tới ngày 21/3. Theo đó, tốc độ giảm số ca nhiễm mới ở vùng thủ đô Tokyo đang chậm lại, thậm chí ngừng giảm hoặc tăng trở lại trong một số ngày gần đây.
Bộ trưởng Nishimura cảnh báo hoạt động di chuyển của người dân có thể sẽ tăng trong các tháng 3 và 4 và lưu ý rằng dịch COVID-19 đã bắt đầu lây lan rộng ở nước này vào cuối tháng 3 năm ngoái.
Video đang HOT
Về phần mình, Bộ trưởng Tamura nói việc duy trì tình trạng khẩn cấp sẽ gây bất tiện cho người dân nhưng ông cam kết sẽ triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 một cách suôn sẻ và ứng phó một cách chắc chắn với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Dự kiến, trong ngày 5/3, Quốc hội Nhật Bản sẽ thảo luận về kế hoạch gia hạn tình trạng khẩn cấp của chính phủ. Sau đó, Ban Chỉ đạo ứng phó với dịch COVID-19 của chính phủ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong chiều cùng ngày. Thủ tướng Suga Yoshihide sẽ tổ chức họp báo vào tối cùng ngày để chính thức công bố quyết định này.
Chính phủ Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận trong vòng 1 tháng vào ngày 7/1. Sau đó, phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp đã được mở rộng ra 11 tỉnh. Tuy nhiên, tháng trước, Thủ tướng Suga đã lần lượt dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở các tỉnh Tochigi, Gifu, Aichi, Osaka, Hyogo, Kyoto và Fukuoka, trong khi vẫn duy trì tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 9 tỉnh, thành khác tới ngày 7/3.
Nhật Bản cần tuyên bố tình trạng khẩn cấp dịch Covid-19 trở lại?
Dư luận cho rằng đã đến lúc Nhật Bản cần phải tuyên bố trở lại tình trạng khẩn cấp do dịch Covid-19.
Số ca nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản vẫn tăng đáng lo ngại, trong đó Tokyo vẫn là nơi có số ca nhiễm nhiều nhất. Dư luận cho rằng đã đến lúc Nhật Bản cần phải tuyên bố trở lại tình trạng khẩn cấp do dịch Covid-19.
Nhật Bản mùa Covid-19. Ảnh: Knnitt.
Tính đến thời điểm chiều nay (19/7), riêng Tokyo có 188 ca nhiễm mới, tuy có giảm so với mấy ngày trước đó, nhưng có ý kiến cho rằng do là ngày nghỉ nên chưa phản ánh hết số ca nhiễm mắc.
Thống đốc Tokyo, bà Koike cảnh báo rằng, trong những ngày này, tình hình lây nhiễm không chỉ bó hẹp trong các khu phố đêm, mà đã có xu hướng lan ra từ các buổi tiệc, thậm chí ngay trong nội bộ gia đình. Số người nhiễm là người trẻ tuổi vẫn chiếm đa số. Do vậy, tất cả mọi người cần phải thực hiện các biện pháp phòng tránh triệt để.
Tỉnh Okinawa, nơi có ổ dịch mới nằm trong khu quân đội Mỹ tại đây, hôm nay ghi nhận 2 học sinh tiểu học nhiễm Covid-19. Đây là những ca nhiễm đầu tiên thuộc đối tượng là học sinh tiểu học. Ngoài ra, một nhân viên thuộc đài phát thanh Asahi cũng đã được xác định nhiễm Covid-19.
Ngoài tỉnh Saitama, Kanagawa, hôm nay tỉnh Hyogo cũng ghi nhận thêm 21 ca nhiễm mới, đây là ngày có nhiều ca nhiễm mới của tỉnh này trong vòng nhiều ngày qua. Hokkaido ghi nhận 9 ca nhiễm mới.
Như vậy cho đến 16 chiều nay (giờ địa phương) Nhật Bản có hơn 600 ca nhiễm Covid-19 mới. Trước đó vào ngày 18/7, trên toàn Nhật Bản có 662 ca nhiễm mới. Như vậy, trong mấy ngày nay, số ca nhiễm cao gần ở mức thời kỳ đỉnh dịch.
Theo một điều tra của hãng tin Kyodo công bố ngày hôm nay, có tới 66,4% số người được hỏi cho rằng đã đến lúc cần phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp do dịch Covid-19 trở lại. Số người trả lời không cần tuyên bố trở lại chỉ chiếm 27,7%.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Suga trong một phát biểu trên truyền hình Fuji ngày hôm nay cho rằng trong thời gian tới cần phải sửa Luật về phòng chống dịch bệnh liên quan đến việc xử phạt những doanh nghiệp không thực thiện yêu cầu, hướng dẫn trong khi dịch bùng phát.
Ông cho biết thêm, thời gian gần đây, tình hình lây nhiễm tại các quán ăn, điểm vui chơi giải trí có ở phố đêm gia tăng, trở thành mối lo ngại chính. Trước mắt sẽ tăng cường các biện pháp kiểm tra và xử lý theo luật định đối với những trường hợp vi phạm.
Mỏ uranium Mỹ xóa khỏi bản đồ trong Thế chiến II Mỏ uranium Shinkolobwe tại Congo cung cấp gần như toàn bộ nguyên liệu cho Dự án Manhattan, bao gồm hai quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản năm 1945. "Cái tên Shinkolobwe khiến tôi đau đớn và buồn bã", nhà sử học Susan Williams tại Viện Nghiên cứu Thịnh vượng chung ở Anh cho hay. Có lẽ ít người biết Shinkolobwe là...