Chuyên gia Nhật Bản cho lắp bể, lên kế hoạch tắm bằng nước Tô Lịch
Một khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch vừa được lắp đặt và chuyên gia Nhật Bản dự tính sẽ tắm bằng nước sông này sau 3 ngày nữa.
TS. Kubo Jun – Cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản, người lên kế hoạch tắm bằng nước sông Tô Lịch sau xử lý.
Chiều 5/8, tại sông Tô Lịch đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt, Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) cùng các chuyên gia Nhật Bản đã cho lắp đặt khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch.
TS.Kubo Jun – Cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản cho biết: “Dự án này ngay từ ban đầu, các thiết bị đã được đặt trong lòng sông thế nên người dân, các nhà khoa học chưa hình dung hệ thống này đang hoạt động như thế nào.
Mục đích của chúng tôi là đem nguyên lý xử lý vào khu trình diễn này để mọi người cùng cảm nhận rõ quy trình, quá trình xử lý ở bên trong”.
Khu vực trình diễn xử lý nước sông được lắp đặt bên trong khu vực trình diễn xử lý bùn được quây bằng rào sắt trước đây.
Theo đó, khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch gồm 4 bể. Bể đầu tiên là bể xử lý yếm khí, trong đó đặt tấm Bioreator kích hoạt vi sinh vật kị khí, cung cấp giá thể cho vi sinh vật
Bể thứ hai là bể hiếu khí, đặc máy sục khí Nano nhằm kích hoạch vi sinh vật hiếu khí. Sau đó đến bể bùn hữu cơ phân hủy, trơ lại bùn vô cơ lắng lại. Cuối cùng là bể nước sau xử lý đã đạt quy chuẩn Việt Nam, có thể dùng làm nước sinh hoạt hoặc tắm được.
Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT JVE cho biết thêm, công nghệ Nano Bioreactor hoàn toàn xử lý được triệt để vấn đề nước thải hàng ngày đổ vào khu xử lí mà không cần thu gom. Đây là mô hình nhà máy xử lý nước thải tại chỗ và nước thải hàng ngày đổ vào được xử lý trong ngày.
Video đang HOT
Chủ tịch HĐQT JVE chia sẻ: “Nước bên trong khu vực xử lý này có thể trong sau 1 ngày. Tuy nhiên, do ngày mai chuyên gia của chúng tôi đi công tác nên chiều 8/8 mới có mặt ở Hà Nội. Hôm ấy, đích thân TS.Kubo Jun sẽ tắm bên trong bể nước sau khi xử lý cho mọi người cùng thấy”.
Bốn chiếc bể được lắp đặt theo từng công đoạn từ nước sông ô nhiễm đưa vào đến khi nước sau xử lý có thể dùng sinh hoạt được.
Theo chuyên gia Nhật Bản, mục đích của việc lắp đặt khu xử lý nước này nhằm giúp người dân và các chuyên gia có thể tận mắt chứng kiến công nghệ Nano Bioreactor hoạt động thế nào.
Người dân cũng đang rất háo hức mong chờ xem “bảo bối” của Nhật Bản có thể làm hồi sinh được con sông Tô Lịch hay không.
Nước sông màu đen được bơm vào bể đầu tiên và sau khoảng 1 ngày xử lý sẽ cho ra được nước đạt quy chuẩn Việt Nam ở bể số 4.
Đây sẽ là chiếc bể mà tiến sĩ người Nhật Bản Kubo Jun sẽ dự định tắm vào ngày 8/8.
Hiện sau bão số 3, nước hồ Tây vẫn đang được xả ra sông Tô Lịch khiến nước sông dâng cao, nước chảy khá mạnh.
Các máy sục khí Nano lắp đặt trước đó dưới lòng sông vẫn đang hoạt động.
Theo Danviet
Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thông tin hiệu quả của "bảo bối" xử lý nước sông Tô Lịch
Cơ quan chuyên môn đã có những đánh giá sơ bộ về hiệu quả việc đặt máy xử lý nước sông Tô Lịch.
Nước sông Tô Lịch đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt được xử lý làm sạch bằng 4 máy sục khí Nano công nghệ Nhật Bản.
Liên quan đến việc làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano của Nhật Bản, ngày 3/6, đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội) thông tin, thực hiện chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội, Sở đã phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ thành lập nhóm công tác hỗ trợ quá trình thực hiện thí điểm xử lý nước sông Tô Lịch.
Theo đánh giá chung về quá trình thí điểm xử lý nước trên sông Tô Lịch từ ngày 16-23/5, máy móc thiết bị thực hiện thí điểm hoạt động bình thường, không có sự cố đáng kể.
"Kết quả sơ bộ ban đầu sau 3 ngày, mùi đã giảm đáng kể, không còn mùi hôi và đã được người dân kiểm chứng", thông tin từ đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội.
Đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thông tin thêm, theo thuyết minh công nghệ, sau 1-2 tháng các chỉ số quan trắc nước sông Tô Lịch sẽ đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).
Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy, nước sông đã giảm mùi và một số chỉ số nước có sự thay đổi tích cực.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt (đơn vị vận hành máy) cho hay, sau 3 ngày lượng khí amoniac (NH3) gây mùi hôi thối đã giảm nhanh chóng; sau 7 ngày, bùn dưới đáy sông bắt đầu bị phân hủy, giảm từ hơn 1m xuống còn khoảng 76-91 cm, xuất hiện lớp nước trong trên bề mặt bùn.
Sáng 3/6 (tức 18 ngày kể từ khi đặt máy), ghi nhận của PV tại khu vực đặt máy sục khí Nano công nghệ Nhật bản (đầu đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) cho thấy, cả 4 chiếc máy đặt tại đây vẫn đang hoạt động, sục lên bọt trắng trên mặt nước. Nước sông bề mặt có chuyển sang màu nâu hơi đen chứ không còn đen ngòm, mùi hôi thối vẫn còn nhưng không nồng nặc...
Một số người dân ở gần đó cho biết, mấy hôm trước Hà Nội có mưa nên nước sông chảy ra có màu hơi đục. Mực nước sông đang khá thấp khi ven bờ hở ra một lớp bùn.
Ngày 2/6, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cũng đã xuống kiểm tra việc xử lý làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano của Nhật Bản. Dựa trên kết quả phân tích, Hà Nội sẽ lựa chọn phương pháp công nghệ phù hợp, hiệu quả nhất để áp dụng.
Trước đó, từ ngày 16/5, Hà Nội đã triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản. Dự án thí điểm do đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt thực hiện bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản.
Bốn chiếc máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor được đặt xuống đầu nguồn sông Tô Lịch tại khu vực đầu đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy). Các chuyên gia Nhật Bản cho hay, khi đặt máy sục khí bio-nano xuống thì 3 ngày sau, mùi hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm và sau từ 1-2 tháng các chỉ số quan trắc nước sẽ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Theo Danviet
Sông Tô Lịch hết mùi trong 3 ngày : Khả thi hay chỉ là "nổ"? Đánh giá về dự án làm sạch nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor, PGS.TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa học, Đại học KHTN - ĐHQGHN) khẳng định: Đây là công nghệ tiên tiến, mang nhiều ưu điểm vượt trội, tính khả thi cao nhưng còn quá sớm để khẳng định có bền vững hay không. Theo PGS.TS Trần Hồng Côn: Đây...