Chuyên gia nhận định về “làn sóng Covid-19 cuối cùng” ở Mỹ
Tiến sĩ Scott Gottlieb, một cựu quan chức Cục Quản lý Thực và Dược phẩm Mỹ (FDA), cho rằng đợt bùng phát do Delta gây ra hiện nay có thể là “làn sóng Covid-19″ cuối cùng ở Mỹ.
Cựu quan chức Cơ quan Quản lý Thực và Dược phẩm Mỹ (FDA) Scott Gottlieb (Ảnh: CNA).
“Tôi không nghĩ Covid-19 sẽ bùng phát suốt cả mùa thu và mùa đông. Tôi cho rằng đây là làn sóng cuối cùng, với giả định rằng không có biến chủng nào có khả năng né miễn dịch nhờ vắc xin hoặc do đã hồi phục Covid-19″, ông Gottlieb nói. Theo ông, đây có thể là làn sóng chủ yếu ảnh hưởng đến những người chần chừ tiêm chủng.
Theo ông Gottlieb, người Mỹ còn phải thực hiện các biện pháp phòng dịch trong vài tháng nữa, đặc biệt ở các bang miền bắc khi các ca bệnh tại các bang miền nam trên đà đạt đỉnh trước khi số ca nhiễm bắt đầu giảm xuống.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ đây sẽ là một giai đoạn khó khăn”, ông Gottlieb nói, song đồng thời nhấn mạnh rằng bản chất lây lan của biến chủng Delta và tỷ lệ tiêm chủng vắc xin gia tăng có thể làm thay đổi làn sóng lây nhiễm. “Chúng ta sắp đạt đến ngưỡng mà gần như toàn bộ người dân có miễn dịch với virus thông qua vắc xin hoặc do đã mắc Covid-19 trước đó”, cựu ủy viên FDA nói.
Mỹ đang chứng kiến một đợt bùng phát Covid-19 mới. Sự xuất hiện của Delta khiến số ca nhiễm tăng mạnh. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm trung bình 7 ngày qua ở Mỹ là hơn 108.000 ca/ngày, tăng 36% so với tuần trước đó.
Tình hình dịch bệnh ở đặc biệt quan ngại ở các bang miền nam có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp như Florida, Georgia, Alabama, Mississippi, North Carolina, South Carolina, Tennessee, và Kentucky. Các bang này chiếm đến 41% số ca nhập viện mới ở Mỹ.
Số ca nhiễm tăng mạnh trùng với thời điểm học sinh quay trở lại trường. Do vậy, ông Gottlieb cảnh báo, các trường học ở Mỹ cần bắt đầu năm học mới với các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn như quy định đeo khẩu trang, xét nghiệm, giãn cách. Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng khuyến cáo người dân kể cả đã tiêm chủng vắc xin nên đeo khẩu trang trở lại ở nơi công cộng, đặc biệt trong các không gian kín, đông người. Theo CDC Mỹ, người đã tiêm chủng vẫn có thể nhiễm virus và vẫn có thể lây bệnh cho người khác mặc dù nguy cơ thấp hơn so với người chưa tiêm chủng.
Đến nay, Mỹ đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 50% dân số, trong đó hơn 70% dân số trưởng thành đã được tiêm chủng ít nhất một liều vắc xin ngừa Covid-19. Trong khi một số bang đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, tỷ lệ tiêm chủng ở một số bang khác vẫn còn thấp do một bộ phận người dân chần chừ tiêm chủng.
FDA được cho là đang cân nhắc cấp phép hoàn toàn cho vắc xin của Pfizer trong vài tuần tới. Các vắc xin đang dùng ở Mỹ chỉ mới được cấp phép sử dụng khẩn cấp, đó có thể là một phần lý do khiến một số người còn tâm lý e dè tiêm chủng.
Chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm đe dọa các bang Mỹ chậm tiêm chủng
Giới chuyên gia lo ngại biến chủng Delta đang có nguy cơ đe dọa nước Mỹ khi một số bang chậm tiêm vắc xin đang ghi nhận số ca bệnh gia tăng.
Một cơ sở tiêm chủng ở Seattle, bang Washington (Ảnh: Reuters).
Tại Mỹ, một số bang đang thực hiện rất trơn tru chương trình tiêm chủng, hướng tới mục tiêu sớm đạt miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, một số bang đang đối mặt với nguy cơ dịch bùng trở lại do chậm tiêm chủng và sự xuất hiện của biến thể Delta nguy hiểm, chủng gây ra làn sóng lây nhiễm bùng nổ ở Ấn Độ hồi tháng 4.
Khoảng 45,2% dân số Mỹ đã tiêm đủ các mũi vắc xin. Tại 16 bang và thủ đô Washington DC, tỷ lệ trên vượt qua mức 50%, trong khi 16 bang khác đã đạt được mục tiêu tiêm chủng ít nhất 1 liều cho 70% dân số trưởng thành.
Tuy nhiên, tại một số bang ở phía nam như Alabama, Arkansas, Louisiana, Mississippi, Tennessee và Wyoming, tỷ lệ người tiêm đủ mũi vắc xin vẫn ít hơn 35%.
Sau 500 ngày chìm trong dịch bệnh và 600.000 người đã thiệt mạng tại Mỹ, các chuyên gia nói rằng vắc xin là chìa khóa để nước này có thể mở cửa an toàn trở lại cũng như kiểm soát các chủng nguy hiểm, có khả năng lây lan mạnh hơn, như chủng Delta.
Một nghiên cứu mới nhất do công ty về nghiên cứu gen Helix (Mỹ) thực hiện chỉ ra rằng, chủng Delta đang có xu hướng lây lan rất nhanh ở các hạt có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp.
Theo Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ, các bang Missouri, Arkansas và Utah ghi nhận tỷ lệ nhập viện trung bình vì Covid-19 trong 7 ngày đã tăng 30% trong 14 ngày qua. Các ca nhập viện đặc biệt tăng cao với nhóm người trẻ, từ 18-29 tuổi.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, Mỹ còn một chặng đường xa để có thể sớm dập được đại dịch dù họ ít có khả năng sẽ bùng dịch quy mô lớn trong thời gian tới. Tuy nhiên, các ổ dịch trong các cộng đồng nhỏ, đặc biệt là những cộng đồng có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp là viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra.
Viễn cảnh này khá đáng lo ngại, khi một thống kê của Bloomberg chỉ ra rằng, chưa tới 25% dân số tại ít nhất 482 hạt ở Mỹ, đã tiêm đủ các liều vắc xin. Trong khi đó, các chuyên gia nhận định, phương án tốt nhất để ngăn chặn chủng Delta lúc này chính là tiêm chủng và tiêm đủ mũi.
Mối đe dọa rình rập hàng triệu người Mỹ chưa tiêm vắc xin Một nghiên cứu mới nhất chỉ ra, 5 khu vực dân cư gồm 15 triệu dân Mỹ có nguy cơ trở thành "lò ấp" những biến chủng virus nguy hiểm hơn do phần lớn dân cư ở các khu này chưa tiêm vắc xin. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều người Mỹ vẫn chưa thực sự mặn mà với việc tiêm chủng...