Chuyên gia nhận định về khả năng Ấn Độ bước vào giai đoạn cuối của đại dịch
Các nhà khoa học đánh giá dịch COVID-19 có thể đã sang giai đoạn khác tại Ấn Độ với số ca mắc mới trong tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, nguy cơ xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn hiện hữu.
Tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 tại Ấn Độ đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Ảnh: Getty Images
Trong tháng 9, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Rajesh Bhushan cho biết phần lớn các khu vực tại Ấn Độ ghi nhận tình trạng chung giảm số ca mắc mới COVID-19.
Kênh DW (Đức) đưa tin rằng trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Ấn Độ vào cuối tháng 8, trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Soumya Swaminathan nhận định Ấn Độ đang ở hoặc tiến gần đến giai đoạn coi COVID-19 là bệnh địa phương.
Video đang HOT
Một virus được coi là bệnh địa phương khi nó bị giới hạn trong nhóm dân số thuộc một khu vực địa lý. Theo đó dịch bệnh vẫn diễn ra nhưng gây tác động ở trong tầm có thể kiểm soát được. Mức độ lây lan dịch sẽ ở mức thấp với tỷ lệ có thể dự đoán trước. Thêm vào đó, số bệnh nhân cần nhập viện sẽ giảm và những ca chuyển biến nặng hiếm hơn.
Bà Swaminathan chia sẻ rằng khi Ấn Độ bước vào giai đoạn bệnh địa phương, sẽ có nhiều “thăng trầm” ở mức độ khu vực và khả năng dịch bùng phát ở những nơi có tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 thấp. Bà nhận định: “Cuối cùng các quốc gia sẽ bước sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh địa phương nhưng bởi vì chúng ta đang trong một đại dịch nên mọi thứ hoàn toàn có thể thay đổi một cách bất ngờ”.
Cũng theo bà Swaminathan, tỷ lệ mắc bệnh theo huyết thanh học tại Ấn Độ là 65%, điều này kết hợp với tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 tăng sẽ “tạo bảo vệ chống lại làn sóng dịch thứ ba”. Theo nghiên cứu huyết thanh do Hội đồng nghiên cứu Y học Ấn Độ (ICMR) thực hiện, nhiều khả năng 2/3 dân số Ấn Độ mang kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Nghiên cứu được thực hiện trên toàn Ấn Độ trong tháng 6 và tháng 7 với 29.000 người tham gia.
Bà bổ sung: “Tuy nhiên, nhân tố có thể tác động ở đây là sự xuất hiện của biến thể mới và thời hạn hiệu quả trong bảo vệ người tiêm của những vaccine COVID-19 hiện hành. Duy trì giám sát là điều quan trọng”.
Khi Ấn Độ giảm hạn chế liên quan đến dịch COVID-19, các quan chức y tế vẫn theo dõi nguy cơ xuất hiện biến thể mới. Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch quốc gia Ấn Độ- ông Sujeet Singh lại cho rằng chỉ một mình biến thể mới không thể gây ra làn sóng dịch thứ ba mà còn nhiều nhân tố khác như hành vi con người, kháng thể.
Dịch bùng phát ở cấp độ địa phương vẫn là một vấn đề tại Ấn Độ. Có đến 1/5 các mẫu xét nghiệm COVID-19 tại bang Kerala có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, con số này tăng so với tỷ lệ 1/8 mẫu vào đầu tháng 8. Riêng bang Kerala đang chiếm tới 60% số ca mắc mới hàng ngày tại Ấn Độ.
Sau là sóng dịch COVID-19 thứ hai gây thiệt hại lớn trong tháng 4 và tháng 5, các chuyên gia y tế Ấn Độ hiện tập trung vào kế hoạch quy mô nhỏ hơn để đảm bảo Ấn Độ không phải hứng chịu làn sóng dịch thứ ba.
Chuyên gia y tế công cộng Vikas Bajpai phân tích: “Chúng ta cần những hệ thống có thể lần dấu cảnh báo sớm và phản ứng nhanh nhạy. Cơ sở hạ tầng y tế tại Ấn Độ đã cải thiện, đặc biệt ở những thành phố lớn, việc điều trị bệnh nhân COVID-19 nhiều tiến triển và giám sát liên tục sẽ là những yếu tổ then chốt ngăn ngừa làn sóng dịch khác”.
Chương trình tiêm vaccine COVID-19 tại Ấn Độ đã được đẩy mạnh. Bộ Y tế nước này cho biết khoảng 64% dân số đủ điều kiện đã được tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên và 200 triệu người đã tiêm đủ 2 liều vaccine.
Mỹ, Pháp và Anh thông báo kế hoạch hỗ trợ Ấn Độ chống dịch
Ngày 25/4, Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ "ngay lập tức" cung cấp các nguyên liệu thô để sản xuất vaccine ngừa COVID-19, cũng như các phương pháp trị liệu, bộ xét nghiệm, máy thở và thiết bị bảo vệ có sẵn cho Ấn Độ - quốc gia đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến chống đại dịch.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới trung tâm y tế ở Mumbai, Ấn Độ ngày 22/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của Nhà Trắng cho biết: "Mỹ đã lên danh mục những nguyên liệu thô cụ thể cần thiết mà phía Ấn Độ đề nghị cho quá trình sản xuất vaccine Covishield".
Cùng ngày, Văn phòng Tổng thống Pháp ra thông báo cho biết nước này sẽ đề nghị hỗ trợ Ấn Độ tăng cường khả năng bổ sung hệ thống máy thở "quan trọng" trong những ngày tới, để giúp quốc gia Nam Á này chống chọi lại với đại dịch COVID-19. Theo thông báo, kế hoạch hỗ trợ của Pháp bao gồm cả các máy trợ thở.
Trước đó, chính phủ Anh cho biết sẽ gửi hơn 600 thiết bị y tế, trong đó có máy tạo oxy và máy thở, tới Ấn Độ để hỗ trợ quốc gia Nam Á này đối phó với tình trạng gia tăng đột biến số ca COVID-19. Theo Bộ Ngoại giao Anh, số thiết bị trên được lấy từ kho dự trữ còn dư của nước này và chuyến hàng đầu tiên dự kiến sẽ đến New Delhi vào sáng 27/4.
Trong thông báo, Thủ tướng Anh Boris Johnson nêu rõ: "Chúng tôi sát cánh với Ấn Độ với tư cách là bạn bè và đối tác suốt khoảng thời gian hết sức đáng lo ngại trong cuộc chiến chống COVID-19. Chúng sẽ tiếp tục phối hợp với Chính phủ Ấn Độ trong khoảng thời gian khó khăn này và tôi kiên quyết đảm bảo rằng nước Anh làm mọi việc có thể để hỗ trợ cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch".
Số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 tại Ấn Độ trong những ngày gần đây liên tục ở mức cao đáng báo động, hệ thống y tế nước này luôn ở trong tình trạng thiếu oxy và thuốc men. Hiện tổng số ca nhiễm tại Ấn Độ đã vượt 16,96 triệu người, trong đó 192.311 người không qua khỏi.
Ngày 25/4, số ca nhiễm mới trong một ngày tại Ấn Độ đã lên mức cao nhất thế giới, với 349.691 ca, cũng là cao nhất của Ấn Độ từ khi dịch bùng phát. Đây là ngày thứ tư liên tiếp số ca nhiễm mới theo ngày tại quốc gia Nam Á này vượt con số cao chưa từng thấy của ngày hôm trước, trong khi nhiều bệnh viện ở thủ đô New Delhi và trên khắp cả nước từ chối tiếp nhận bệnh nhân do thiếu giường bệnh và oxy.
COVID-19 tới 6h sáng 26/4: Ấn Độ lại kỷ lục kinh hoàng trên 350.000 ca nhiễm/24 giờ Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 8.805 ca tử vong và trên 690.000 ca nhiễm mới. Tình hình Ấn Độ nguy cấp khi số ca nhiễm mới liên tiếp phá kỷ lục thế giới, lần đầu vượt ngưỡng 350.000 ca trong 24 giờ qua, tương đương một nửa toàn cầu. Một thầy tu vội vã chạy khỏi khu vực...