Chuyên gia nhận định sốc về tên lửa hủy diệt của Triều Tiên
Một chuyên gia quân sự nhận định hai lần thử tên lửa của Triều Tiên hồi tháng trước có thể chỉ là chiến thuật đánh lạc hướng, che giấu một loại vũ khí còn khủng khiếp hơn nhiều lần.
Mỹ và Nga cho đến nay đều chế tạo phiên bản ICBM phóng từ hầm ngầm.
Theo Scout, Triều Tiên đã gây chấn động thế giới bởi bước tiến vượt bậc trong công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Nhưng chuyên gia tên lửa James Kiessling đã nhận ra điều bất thường.
Ông Kiessling hiện đang làm việc tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Chuyên gia tên lửa Mỹ nhấn mạnh đây là nhận định của cá nhân ông, không hẳn là quan điểm của Lầu Năm Góc.
“Nếu có ai đó thực sự lo lắng về sức mạnh của ICBM Triều Tiên, họ hãy nhìn lại lịch sử và xem các cường quốc phát triển tên lửa tầm xa như thế nào”, ông Kiessling nói, nhấn mạnh rằng tất cả phiên bản ICBM dùng nhiên liệu lỏng đều phóng từ hầm ngầm.
Dựa trên bức ảnh tên lửa mà Triều Tiên công bố cùng phân tích từ Lầu Năm Góc, ông Kiessling đi đến kết luận rằng loại tên lửa tầm xa Hwasong-14, đặt trên xe phóng di động có thể chỉ là chiêu bài đánh lừa của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Theo chuyên gia Mỹ, các tên lửa gắn trên xe phóng bị giới hạn bởi kích thước nên dù có phát triển như thế nào đi chăng nữa thì Hwasong-14 cũng không thể đe dọa đến các thành phố lớn ở Mỹ.
Video đang HOT
Lịch sử đã chỉ ra rằng nếu muốn chế tạo loại ICBM sử dụng nhiên lỏng thực sự, đó phải là loại giấu trong hầm ngầm. “Mỹ và Nga trong quá khứ đã rất cố gắng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân vào tên lửa nhưng chưa từng thành công khi đưa lên xe phóng di động”.
Tên lửa như vậy không có đủ nhiên liệu để bay xa 10.000km hoặc chi phí hết sức tốn kém vì xe phóng bị phá hủy hoàn toàn sau mỗi lần khai hỏa.
“Đặt ICBM lên xe phóng là vô cùng khó khăn, dù không phải là không thể làm được”, ông Kiessling nhấn mạnh.
Thay vào đó, Mỹ, Nga và cả Trung Quốc ngày nay đều duy trì phiên bản ICBM phóng từ hầm ngầm. Xe phóng di động chỉ dành cho các tên lửa đạn đạo tầm trung hoặc tầm ngắn.
Hwasong-14 được chuyên gia quân sự đánh giá là ICBM đầu tiên bắn tới Mỹ của Triều Tiên.
Nhưng Lầu Năm Góc hiện chưa phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Triều Tiên xây dựng một hầm phóng cho tên lửa. Đây có thể là vì chiến thuật tung hỏa mù của Bình Nhưỡng đã quá thành công.
Ông Kiessling cho rằng, Triều Tiên thực sự đang kết hợp loại tên lửa mạnh hơn Hwasong-14 gấp nhiều lần và tên lửa mang vệ tinh Unha. Cả Unha và Hwasong-14 đều trải qua những thử nghiệm riêng biệt và Bình Nhưỡng có thể dễ dàng kết hợp để tạo ra ICBM phóng ngầm dưới lòng đất.
Nhận định của ông Kiessling phù hợp với bình luận của Mike Elleman, chuyên gia tên lửa đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS). Ông Elleman nói Hwasong-14 chỉ là phiên bản khởi đầu của một loại ICBM đúng nghĩa mà Triều Tiên đang phát triển nhanh nhất có thể.
Elleman tin rằng, ICBM hạng nặng của Triều Tiên, đủ sức mang theo nhiều đầu đạn, tầm bắn bao phủ toàn nước Mỹ, sẽ không thể gắn trên xe phóng di động.
“Nếu tôi là nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tôi muốn chương trình ICBM phát triển đúng như những gì mà các nước khác đã làm”, ông Kiessling nói, ám chỉ tên lửa phóng từ hầm ngầm. “Cùng lúc đó, tôi sẽ tạo ra chương trình tên lửa khác tung hỏa mù cho đến khi loại ICBM thực sự xuất hiện”.
Địa hình vùng núi ở phía bắc Triều Tiên, giáp biên giới Trung Quốc là nơi phù hợp để chế tạo hầm phóng tên lửa. Nhưng một khi khai hỏa, vị trí phóng sẽ bị lộ và dễ dàng trở thành mục tiêu của Mỹ.
Một số chuyên gia khác không tin tưởng vào phân tích của ông Kiessling, nói chuyên gia này đã đánh giá sai kích thước tên lửa Hwasong-14.
Theo Danviet
Triều Tiên nạp tên lửa diệt hạm lên tàu chiến
Triều Tiên lần đầu tiên gắn tên lửa hành trình lên tàu chiến kể từ năm 2014, có thể nhằm đối phó với các chiến hạm Mỹ tại khu vực.
Tàu chiến Triều Tiên thử tên lửa chống hạm năm 2015. Ảnh: KCNA.
Tình báo Mỹ thông qua trinh sát vệ tinh mới đây phát hiện tàu tuần tra Wonsan của Triều Tiên chở hai tên lửa hành trình diệt hạm Stormpetrel tại khu vực Toejo Dong, bờ biển phía đông của nước này, Fox News hôm qua đưa tin.
Theo các quan chức Mỹ, đây là lần đầu tiên các tên lửa hành trình Stormpetrel của Triều Tiên được gắn lên tàu tuần tra kể từ năm 2014. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng sắp tiến hành một vụ thử tên lửa trong vài ngày tới hoặc là một phương án phòng thủ của quân đội Triều Tiên trong trường hợp Mỹ điều thêm nhiều tàu chiến tới bán đảo này.
Động thái mới này cũng chứng tỏ Triều Tiên dường không quan tâm đến các cảnh báo và đe dọa ngoại giao từ các nước phương Tây.
"Không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy Triều Tiên sẽ dừng chương trình thử tên lửa. Đây không phải là xu hướng tốt cho hy vọng hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên", một quan chức Mỹ nhận định.
Triều Tiên liên tiếp phóng thử hai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-14 trong tháng 7, trong đó có một quả có thể đạt tầm bắn tới 10.400 km, đủ sức bao phủ toàn bộ lãnh thổ Mỹ.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5/8 thông qua nghị quyết áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Triều Tiên, có thể khiến nước này mất một phần ba nguồn thu mỗi năm từ xuất khẩu. Triều Tiên phản ứng giận dữ với lệnh trừng phạt, đe dọa sẽ "nhấn chìm lục địa Mỹ trong biển lửa".
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Cách Kim Jong-un đề phòng Mỹ ám sát khi thị sát tên lửa Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho là đã sử dụng các biện pháp kỳ lạ để tránh khả năng bị Mỹ và đồng minh ám sát khi đi thị sát tên lửa trước khi phóng. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát quá trình chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Theo Daily Star, tháng...