Chuyên gia nhận định chiến thuật “vây bọc” của quân đội Nga
Các chuyên gia cho rằng, các lực lượng Nga có thể đang chủ trương hành động chậm lại, thực hiện chiến thuật “vây bọc” để cắt nguồn tiếp tế cho các đơn vị tốt nhất của Ukraine.
Ảnh vệ tinh được cho ghi lại cảnh đoàn xe bọc thép dài 64 km của Nga ở phía bắc thủ đô Kiev, Ukraine (Ảnh: Reuters).
Nga tuyên bố mở chiến dịch đặc biệt ở Ukraine kể từ ngày 24/2 nhằm mục tiêu “phi quân sự hóa” quốc gia láng giềng. Trong ngày đầu tiên, Nga nhằm hỏa lực vào các căn cứ quân sự của Ukraine với cường độ được đánh giá là cao, động thái được xem nhằm mở đường cho các mũi tiến vào từ nhiều phía. Chỉ sau một ngày, một đơn vị đầu tiên của họ tiến gần tới thủ đô Kiev.
Ngay sau diễn biến này, các chuyên gia quân sự đưa ra dự đoán rằng, Nga có thể muốn một chiến thắng quân sự chớp nhoáng, buộc Ukraine phải vào bàn đàm phán.
Danil Bochkov, chuyên gia từ Hội đồng Các vấn đề quốc tế Nga, dự đoán kịch bản mà Nga hướng tới có thể sẽ là chiến dịch diễn ra với tốc độ cao như chiến dịch họ thực hiện ở Gruzia năm 2008 và cả khi họ sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.
Tuy nhiên, những ngày sau đó, tốc độ chiến dịch của Nga bắt đầu có dấu hiệu chậm lại. Giới chuyên gia cho rằng, sự phản kháng ngoài dự tính của phía Ukraine và vấn đề về hậu cần đang ảnh hưởng tới tốc độ tiến quân của Nga. Các chuyên gia viện dẫn hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy thiết giáp Nga bị bỏ lại dọc đường vì hết xăng.
Trên thực tế, tốc độ tiến quân bao giờ cũng nhanh hơn tốc độ di chuyển của hậu cần. Thêm vào đó, nếu có các động thái phản kháng quyết liệt từ đối thủ, thì tốc độ của hậu cần cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Tuy nhiên, những sự cố trên chỉ có tính đơn lẻ, và chưa thể phản ánh được chiến thuật mà Nga đang áp dụng, cũng như khó có thể đưa ra kết luận rằng họ đã không thành công với lối “đánh nhanh, thắng nhanh”. Hơn nữa quy mô của chiến dịch lần này là khác hẳn so với Gruzia hay Crimea, nên có thể việc hành động chưa hẳn là chiến thuật phù hợp.
Tính toán của Nga
Video đang HOT
Các binh sĩ Ukraine đi gần một xe quân sự bị phá hủy tại Kiev sau một đối đầu với các lực lượng Nga (Ảnh: Reuters).
Asia Times dẫn các nguồn tin tình báo có hiểu biết về quân sự châu Âu đưa ra dự đoán về định hướng của Moscow trong chiến sự ở Ukraine hiện tại.
Theo cây viết David P. Goldman, Nga được cho đang chia quân đội Ukraine ra thành các cụm để tiến hành “vây bọc”.
“Quân đội Nga không có gì vội vàng. Họ sẽ khiến quân đội Ukraine co cụm lại thành từng khu vực rồi vây bọc. Sau đó họ sẽ có lợi thế để yêu cầu đàm phán. Đó là chiến thuật từ lâu đời”, một chuyên gia chuyên phân tích thông tin tình báo quân sự châu Âu nói với Asia Times.
Theo chuyên gia trên, Nga đang chủ trương “vây bọc” ở 3 khu vực chính. Khu vực đầu tiên ở phía nam Ukraine, với các quân nhân Nga di chuyển tới Mariupol. Tại Donbass, lực lượng Nga và dân quân thân Nga vượt qua lớp cố thủ dày đặc của quân đội Ukraine ở đường giới tuyến kiểm soát – đường phân chia lãnh thổ giữa lực lượng chính phủ và phe ly khai. Động thái này được xem là sẽ gây ra đe dọa tới các công sự của Ukraine từ phía sau.
Trong khi đó, thủ đô Kiev dường như đang thật sự bị Nga “vây bọc”, theo các chuyên gia. Hình ảnh trên vệ tinh cho thấy các con đường dẫn tới thủ đô ở phía tây sông Dnieper đã đóng lại, được cho là do các đoàn xe của Nga tạo nên. Ngoài ra, hình ảnh vệ tinh cho thấy các đoàn xe quân sự của Nga dàn hàng dài tới 64 km ngay gần phía bắc thành phố.
Tuy nhiên, Nga vẫn chưa tiến thẳng vào trung tâm Kiev. Các chuyên gia nhận định, quân đội Nga có thể vẫn cố gắng thực hiện các chiến thuật để giảm thiểu thương vong. Nga dường như cũng tránh di chuyển trực diện vào các vị trí cố thủ của Ukraine hoặc tránh kịch bản xảy ra tác chiến đô thị ở các thành phố lớn ở Ukraine. Ngoài ra, có thể do lo ngại sự chống trả quyết liệt từ Kiev, nên Nga có thể lựa chọn phương án tiến chậm.
Thay vào đó, Nga dường như đang muốn giành lấy các vị trí quan trọng, với mục tiêu “vây bọc” để cắt nguồn tiếp tế cho các đơn vị tốt nhất của Ukraine, theo các chuyên gia.
Theo các sử gia, quân đội Nga có thể hiểu rất rõ địa hình ở Ukraine. Vào Thế chiến 2, Ukraine từng là nơi diễn ra trận đánh với chiến thuật “vây bọc” lớn nhất trong lịch sử, theo Asia Times. Trận Kiev (1943) là một trong các trận đánh quan trọng nhất của chuỗi Chiến dịch Tả ngạn sông Dniepr trong Thế chiến 2. Nó đã giúp Liên Xô giành lại được quyền kiểm soát Kiev và làm tiêu hao sinh lực Đức quốc xã đáng kể.
Mối lo khủng hoảng y tế và dịch bệnh ở Ukraine
Ukraine đang cạn kiệt nguồn cung cấp y tế quan trọng và đã phải tạm dừng các hoạt động khẩn cấp để kiềm chế đợt bùng phát dịch bệnh bại liệt, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại đây.
Một khu vực tại Kiev, Ukraine bị phá hủy do trúng hỏa lực (Ảnh: Reuters).
Theo Reuters, nhu cầu về nguồn lực y tế ở Ukraine đang ở mức cấp thiết giữa lúc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 27/2 cảnh báo nguồn cung cấp oxy đã cạn kiệt.
Nỗi lo về một cuộc khủng hoảng y tế công cộng ngày càng gia tăng khi người dân phải rời bỏ nhà cửa vì chiến dịch quân sự do Nga phát động, các dịch vụ y tế bị gián đoạn và nguồn cung cấp không đến được Ukraine, nơi cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Người phát ngôn của WHO Tarik Jasarevic hôm 28/2 cho biết, các nỗ lực tiêm chủng và kiểm soát bùng phát dịch bệnh bại liệt ở Ukraine đã bị gián đoạn vì giao tranh.
WHO đã nhận được báo cáo rằng, các chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 cũng đã bị hoãn ở nhiều nơi tại Ukraine, ông Jasarevic nói.
Hồi tháng 10/2021, Ukraine phát hiện một đứa trẻ 17 tháng tuổi mắc bệnh bại liệt, ca bệnh đầu tiên ở châu Âu trong 5 năm qua. Và một trường hợp bị bệnh bại liệt khác mới được phát hiện hồi tháng 1 vừa qua. Sau đó, 19 trẻ khác đã được xác định mắc bệnh bại liệt nhưng không có triệu chứng tê liệt.
Nhỏ vắc xin bại liệt cho trẻ em tại một phòng khám ở Kiev, Ukraine (Ảnh: Reuters).
Vào ngày 1/2, Ukraine ngay lập tức mở chiến dịch tiêm vaccine bại liệt trên toàn quốc nhằm tiếp cận 100.000 trẻ em vẫn chưa tiêm. Tuy nhiên, chiến dịch này đã bị tạm dừng kể từ khi chiến sự bùng nổ và khi các cơ quan y tế chuyển sang chiến dịch chăm sóc khẩn cấp.
WHO cho biết vấn đề bảo quản vaccine cũng bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu điện ở một số khu vực và hoạt động giám sát cũng đã bị gián đoạn.
Ông Jasarevic cho biết: "WHO đang nỗ lực khẩn trương phát triển các kế hoạch dự phòng để hỗ trợ Ukraine và ngăn chặn dịch bệnh bại liệt lây lan trong tình hình hiện nay".
Mối lo cho bệnh nhân HIV
Cơ quan phòng chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc cho biết, Ukraine hiện chỉ còn chưa đầy số lượng một tháng thuốc dành cho bệnh nhân HIV ở Ukraine.
Giám đốc điều hành UNAIDS Winnie Byanyima cho hay: "Số thuốc kháng virus (ARV) còn lại chỉ đủ điều trị cho những người nhiễm HIV ở Ukraine trong vài tuần, và nếu không có thuốc, tính mạng của họ sẽ bị đe dọa".
Theo thống kê trước khi Nga mở chiến dịch quân sự, có khoảng 250.000 người nhiễm HIV ở Ukraine, con số lớn thứ hai ở châu Âu, sau Nga.
Ukraine cũng chứng kiến tỷ lệ mắc bệnh lao cao và là một trong những nơi có tỷ lệ lao đa kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Ước tính có khoảng 30.000 trường hợp lao mắc mới hàng năm ở Ukraine.
Hôm 28/2, chính phủ Ukraine và Liên minh phòng chống Lao toàn cầu (Stop TB Partnership) cho biết tất cả các phòng khám lao ở nước này vẫn mở cửa, nhưng bệnh nhân đã được cấp thuốc điều trị trong 1 tháng phòng trường hợp tình hình chiến sự trở nên tồi tệ hơn và không thể đến phòng khám.
Liên minh Stop TB cũng cho hay, có đủ phương pháp điều trị cho những bệnh nhân mới và dự kiến đủ số thuốc cho đến cuối năm 2022. Tuy nhiên, tổ chức này đang làm việc với WHO về các lệnh khẩn cấp tiềm năng cho các nước láng giềng.
Các chuyên gia lo ngại sự gián đoạn trong điều trị hoặc chẩn đoán có thể làm tăng khả năng lây lan rộng hơn nữa, cũng như gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Covid-19 cũng là một vấn đề đáng lo ngại cho Ukraine. Chỉ có hơn 1/3 người dân nước này đã được tiêm chủng đầy đủ. Các ca mắc mới hàng ngày vẫn ở mức cao.
Tổ chức cứu trợ nhân đạo Project HOPE hôm 28/2 cho biết, các hiệu thuốc ở tất cả các thành phố bị tấn công đều báo đã hết nguồn cung cấp y tế.
Ukraine tan hoang sau 7 ngày chiến sự Những thành phố vốn sầm uất của Ukraine đã trở thành "thành phố ma" do hứng chịu hỏa lực trong 7 ngày qua, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự. Một tòa chung cư ở thành phố Irpin, khu vực Kiev, Ukraine bị phá hủy sau một vụ pháo kích (Ảnh: Reuters). Một vụ pháo kích khiến khu dân cư ở...