Chuyên gia Nguyễn Phi Vân chỉ ra những “căn bệnh” khiến bạn không thể nào phát triển được bản thân, đọc xong giật mình vì quá đúng
“Tôi nhận thấy có rất nhiều trường hợp bản thân các bạn trẻ không biết mình thiếu kỹ năng gì, hoặc tưởng là mình đã có kỹ năng rồi, nên không có kế hoạch rèn luyện”, chuyên gia Nguyễn Phi Vân chia sẻ.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
Nguyễn Phi Vân là thành viên sáng lập và phát triển Công ty World Franchise Associates khu vực Đông nam Á, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia.
Chị là tác giả viết sách về Nhượng quyền (Cuốn “Nhượng quyền khởi nghiệp – Con đường ngắn để bước ra thế giới”) và bức tranh về nền kinh tế thế giới (Cuốn “Quẩy gánh băng đồng ra thế giới”).
Trên trang cá nhân, chị Nguyễn Phi Vân thường xuyên có những bài viết bày tỏ quan điểm về cách tự học, phương pháp tiến tới thành công. Chia sẻ của chị luôn nhận được nhiều sự đồng tình của độc giả bởi tính đúng đắn và đa chiều. Mới đây, chị đã chỉ ra những “căn bệnh” khiến giới trẻ không thể phát triển được bản thân.
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân.
Chúng tôi xin được phép chia sẻ lại bài viết của chị:
Video đang HOT
Trong thời gian làm việc tại Việt Nam vừa qua, tôi viết rất nhiều về kỹ năng, phẩm chất, và chia sẻ nhiều công cụ giúp các bạn trẻ phát triển bản thân. Tuy nhiên, tôi nhận thấy có rất nhiều trường hợp bản thân các bạn trẻ không biết mình thiếu kỹ năng gì, hoặc tưởng là mình đã có kỹ năng rồi, nên không có kế hoạch rèn luyện. Hôm nay, đứng từ góc độ ngược lại của người sử dụng nhân sự, tôi muốn chia sẻ với các bạn những triệu chứng bệnh thường ngày tại nơi làm việc mà tôi ghi nhận được. Những căn bệnh này chính là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung, cản trở việc phát triển bản thân.
1. Bệnh im : Do lớn lên trong môi trường giáo dục thụ động, người Việt đã quen nghe và im. Khi bắt đầu đi làm, thói quen này trở thành bệnh. Sếp giao việc xong, làm xong hay không xong cũng im. Gặp vấn đề giữa chừng, không giải quyết được cũng im. Sếp không hỏi tới thì im luôn, cho qua. Chờ đến khi hỏi thì đưa ra đủ kiểu lý do tại sao công việc chưa xong, dự án dở dang, không thành. Đây là triệu chứng của bệnh thiếu sự chủ động, thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp. Đây là bệnh nghiêm trọng sẽ cản trở mọi sự phát triển sự nghiệp phía trước. Nếu đang bệnh, cần chữa ngay.
2. Bệnh đổ thừa : Khi hỏi tại sao việc không xong, 99% câu trả lời là tại vì đứa khác. Thói quen đổ thừa người khác không giúp gì cho ai. Nó chỉ cho thấy bạn là người thiếu trách nhiệm, kém khả năng, không đáng tin cậy. Reliability – Sự đáng tin cậy là một phẩm chất cực kỳ quan trọng của người đi làm. Nếu giao việc cho bạn mà không trông cậy được vào bạn, chỉ toàn nghe đổ thừa, thì ai sẽ trọng dụng và giao việc trọng đại hơn cho bạn?
3. Bệnh kể lể : Khi kết quả không đạt, chưa đạt và bị sếp hỏi tại sao, hoặc khi sếp kiểm tra xem đang làm gì, rất nhiều bạn trẻ phản ứng tự vệ bằng cách kể lể ra một vạn thứ task đang làm. Chuyện bạn đang làm bao nhiêu task không hề quan trọng. Nếu kể lể để thấy bạn đang làm cực khổ, hy sinh thân mình vì nghĩa lớn thì quên đi. Làm bao nhiêu, nhiều ít không quan trọng. Quan trọng là có đạt được kết quả, chỉ tiêu được giao không. Nếu làm 1 việc rồi đi chơi mà kết quả đạt được là OK. Nếu làm một vạn thứ mà không tạo ra kết quả thì cũng không có ý nghĩa gì. Do đó, nếu biết mình có bệnh kể lể, hãy chữa bằng cách đi chơi nhiều hơn, làm ít hơn nhưng luôn đạt được KPI được giao.
4. Bệnh nhiều chuyện : Tự mình viết kịch bản rồi tự diễn vai chính tại nơi làm việc trở thành sở thích của nhiều người. Họ không có thời gian phát triển bản thân, không có thời gian rèn luyện kỹ năng, nhưng ngày nào không gây chuyện, xì xào bàn tán là ngày đó thiếu gia vị cuộc sống. Không sao! Nếu bạn sinh ra trong đời chỉ để đóng các vai “drama” hàng ngày rồi chết thì cứ đóng. Thời gian phí phạm vô ích vào những thị phi đời thường đó sẽ quận vào vận mệnh bạn suốt đời, khiến bạn loay hoay, quẩn quanh trong chốn ao tù do chính bạn tạo ra.
5. Bệnh ego (cái tôi, bản ngã) : Có lẽ đây là căn bệnh khủng khiếp và tràn lan nhất mà tôi thấy tại Việt Nam. Giá trị, thái độ, kiến thức, kỹ năng thứ gì cũng thiếu nhưng ego thì thổi phồng, nổ đì đùng mọi lúc mọi nơi. Cái tôi hoang tưởng này chỉ làm được một việc mà thôi, đó là lôi người ta xềnh xệch về phía sau, vào quá khứ, bịt mắt bịt mũi không cho người ta nhìn thấy cơ hội được lớn lên, được là chính mình, được làm những điều vượt qua giới hạn mà bản thân tưởng tượng. Thế giới này to lắm. Mở cửa thấy núi. Núi cao luôn có núi cao hơn, người giỏi luôn có người giỏi hơn. Và người không giỏi mà tưởng mình giỏi thì bạn vừa khai tử tương lai của chính bản thân mình.
6. Bệnh emo (trào lưu sống dựa theo cảm xúc, biểu hiện nó là tôn thờ sự chán nản, buồn rầu, rất dễ bị tổn thương) : Vì ego nên đâm ra emo. Người khác nói thì không lắng nghe, chỉ biết chăm chăm chém dạt mọi người ra để giành lấy phần thắng về mình. Người khác đưa ý tưởng thì gạt phăng, trả treo tiêu cực, cãi vã, drama cho thật cao trào đến nhìn không nổi mặt nhau. Người không quản trị được cảm xúc là người thiếu EQ, không có cái nhìn toàn cảnh, không hiểu nguồn gốc của vấn đề và sẽ chẳng bao giờ làm gì thành công cả.
7. Bệnh hoang tưởng : Đây là bệnh làm tôi ngạc nhiên nhất khi trở lại Việt nam làm việc. Dù nền tảng giáo dục không tới đâu, đến học đại học ra trường vẫn không chút kỹ năng hội nhập vào công việc, nhưng sự tự tin thái quá vào sức toả sáng của bản thân thì luôn cao vút. Đây là bệnh ếch ngồi đáy giếng, không biết trời cao đất rộng, cần phải bị đời tán cho vài cú lăn lốc mới tỉnh người.
Tôi viết thế này, quá thẳng thắn, quá trực tiếp, sẽ làm không ít người khó chịu. Nhưng nghĩ rằng chúng ta không còn quá nhiều thời gian để nói những lời hoa mỹ với nhau. Thuốc đắng dã tật. Nếu bạn rón rén cảm thấy mình đang có bệnh, làm ơn chữa. Chúng ta nói với nhau ở đây không phải để dìm hàng nhau. Nói với nhau những lời chân thật là thực sự quan tâm, thực sự mong muốn cùng nhau phát triển bản thân, cùng nhau nắm bắt những cơ hội mới của tương lai và thế giới. Trừ phi bạn không muốn phát triển…
Nam sinh đi xin việc ăn nói xấc láo, không thèm chào hỏi, bị nhà tuyển dụng cho màn "dạy đời" đi vào lòng người
Đi xin việc mà ăn nói trống không thế này thì thua luôn rồi.
Ngày nay giới trẻ rất có lợi thế khi không cần phải lọ mọ đi đến các công ty xin việc. Bởi chỉ cần một bản CV online hoặc thậm chí vài dòng tin nhắn là đã có thể bước đầu xin vào những nơi bạn muốn thử sức.
Thế nhưng có lẽ vì có nhiều cơ hội, được phép giấu mình trên mạng xã hội nên không ít bạn trẻ đã trả lời rất xấc láo với bên tuyển dụng. Với tâm thế được thì được, không thì thôi, nhiều bạn trẻ đã khiến HR phải kêu trời vì thói vô phép khi nhắn tin xin việc. Câu chuyện dưới đây là ví dụ điển hình.
Một anh chàng sinh năm 2000 đã bị quản lý của một đơn vị kinh doanh phàn nàn về chuyện còn trẻ nhưng khi xin việc lại ăn nói rất trống không: "Alo", "Ở X bạn cần tuyển nhân viên không", "Việc tại nhà" ... dù chưa biết HR bao nhiêu tuổi.
Nam sinh bị đánh giá là giao tiếp vô văn hóa và thiếu kỹ năng giao tiếp công sở trầm trọng (Ảnh: Trọng Thủy BG)
Quả thật khi đọc dòng tin nhắn không biết đâu là người xin việc, đâu là bên tuyển dụng. Trong khi HR xưng hô rất lịch sự, chào hỏi đàng hoàng thì cậu sinh viên này liên tục nói trống không. Trước thái độ đó, HR đã lập tức đáp lại: "Bạn nên xem lại cách ăn xong thì đi xin việc".
Nam sinh này mới chỉ ngoài 20, khá trẻ khi đi làm. Điều này không thể bao biện cho việc không biết tuổi nên cứ tạm xưng hô bạn - mình. Trong công ty, độ tuổi của anh chàng này cũng chỉ được coi là nhân sự mới và cần phải lễ phép với các nhân viên cũ.
Rất nhiều người đã lên tiếng chỉ trích thái độ nhắn tin xin việc này và cho rằng nếu không chịu thay đổi, dù có tài giỏi đến mấy cũng không môi trường công sở nào chứa chấp nổi.
- "Nhiều bạn còn bình luận hoặc nhắn tin mỗi một từ 'ib'. Kiều như các bạn đi mua đồ nên tưởng mình là thượng đế. Dù có xin vào làm quán ăn hay gì thì cũng là đi xin việc, câu đầu tiên nên chào hỏi và xưng em cho phải phép" , bạn Hoa Trần góp ý.
- "Bằng tuổi mà thấy buồn thay. Nhắn tin xin việc mà thiếu chủ ngữ, câu trả lời lại cộc lốc. Mất gì đâu không soạn được Em/mình đang tìm việc ở nhà. Chào Anh/chị/bạn cần tuyển người ạ, em sinh năm 2000. Cảm giác bạn này xin việc kiểu ép buộc hay trêu đùa ý, ít ra cũng phải tôn trọng người khác chứ" , bạn Nguyễn Minh bình luận.
- "Mình cũng gặp vấn đề gần như thế. Ib xin việc xong hỏi số điện thoại để trao đổi cho nhanh thì mất hút, vài bữa sau block mình luôn. Ủa, người ta trao đổi công việc chứ có phải ăn cướp gì đâu mà lại chặn thông tin" , bạn Lâm Bích bình luận.
Hot girl Hà thành: "Hãy kiếm tiền trước sự già đi của bố mẹ" Nguyễn Ngọc Mai Trang, sinh năm 2005, hiện đang là học sinh lớp 10 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Thanh Xuân, Hà Nội. Là con gái Hà thành chính gốc, cô nàng mang trong mình niềm đam mê làm mẫu ảnh, kiếm tiền phụ giúp gia đình khi mới chỉ 15 tuổi. Dù còn rất trẻ nhưng nhờ vẻ ngoài xinh đẹp, ngọt...