Chuyên gia: Người Nhật đang phớt lờ đại dịch COVID-19
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, người Nhật vẫn tham gia các lễ hội và sự kiện công cộng quy mô hàng nghìn người.
Người dân đeo khẩu trang và thưởng thức hoa anh đào tại Công viên Ueno ở thủ đô Tokyo hôm 21-3. Ảnh: ASAHI NEWS
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm trong lực lượng phản ứng với COVID-19 của Nhật đã gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng người dân đang phớt lờ mối đe dọa ngày càng lớn của đại dịch, hãng tin Reuters cho biết ngày 24-3.
Tính đến trưa 24-3, Nhật đã có 1.140 ca nhiễm và 42 người chết vì COVID-19, theo tổng hợp từ đài truyền hình NHK của Nhật.
Theo GS dịch tễ học Hiroshi Nishiura từ ĐH Hokkaido, các sự kiện quy mô lớn có nguy cơ làm “hồi sinh” sự lây lan dịch COVID-19 vốn đang được khống chế đến hiện nay tại Nhật.
“Nếu hoạt động trở lại bình thường, có thể có sẽ xảy ra những sự bùng phát dịch bệnh như những gì chúng ta chứng kiến tại Mỹ và châu Âu. Đặc biệt, một khi các sự kiện lớn đã diễn ra ở một khu vực nhiều người, dịch bệnh có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát” – ông Nishiura nói với trang tin Yahoo Nhật ngày 24-3.
Video đang HOT
GS Hiroshi Nishiura (áo trắng) trong một buổi họp về đại dịch COVID-19 tại Nhật Bản hôm 19-3. Ảnh: REUTERS
Ông Nishiura đưa ra nhận định này vì trong kỳ nghỉ ba ngày dịp cuối tuần qua, các công viên công cộng ở thủ đô Tokyo có rất nhiều người tham dự tiệc ngắm hoa anh đào (người dân gọi là “hanami”). Trong khi đó các trận đấu trong giải võ thuật Kickboxing K-1 vẫn được tổ chức trước 6.500 người hâm mộ tại khu phức hợp Saitama Super Arena hôm 22-3.
Ông Nishiura là thành viên trong hội đồng phản ứng dịch COVID-19 hồi tuần trước đã nói rằng Nhật Bản có thể dỡ bỏ việc đóng cửa trường học và các hạn chế khác.
Tuy nhiên, Thị trưởng TP Tokyo Yuriko Koike hôm 23-3 cảnh báo rằng thủ đô vẫn có thể bị phong tỏa và kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.
“Hiện tại, tôi nghĩ rằng người dân không phải đối mặt với dịch bệnh này với cảm giác khủng hoảng mà còn đối mặt những tác động từ các hành động của họ đối với nhau” – ông Nishiura viết.
Giáo sư về ngành virus học thuộc ĐH Tohoku – ông Hitoshi Oshitani cho biết những môi trường đặc biệt nhiều rủi ro cao về dịch bệnh như kín, có độ thông thoáng thấp hoặc những nơi có nhiều nhóm người đang nói chuyện hoặc la hét.
Vì thế hoạt động ngắm hoa anh đào nhìn chung vẫn ổn nhưng các trận đấu trong giải kickboxing K1 không nên diễn ra, theo ông Oshitani.
Người dân Tokyo đến khu phức hợp thể thao theo dõi các trận đấu của giải Kickboxing K1. Ảnh: ASAHI NEWS
“Nếu có thể ngăn chặn sự bùng phát dịch thì Nhật vẫn phải đối mặt với nguy cơ bệnh “nhập” từ nước ngoài về. Làn sóng nhiễm bệnh đầu tiên có nguồn gốc từ Trung Quốc tương đối nhỏ nhưng có một mối đe dọa nghiêm trọng hơn là từ các đợt bùng phát gần đây tại Mỹ và châu Âu” – ông Oshitani nói.
Ông Oshitani còn nhận định: “Chúng tôi nghĩ làn sóng nhiễm bệnh thứ hai tại Nhật Bản sẽ rất lớn”.
NGUYÊN VĂN
Nhật phạt tù người bán lại khẩu trang kiếm lời
Những người Nhật bán lại khẩu trang kiếm lời có thể phải ngồi tù một năm và nộp phạt 9.800 USD, trong bối cảnh Covid-19 đang lan rộng.
Lệnh mới được chính phủ Nhật Bản đưa ra hôm nay sẽ có hiệu lực từ ngày 15/3, nhằm ngăn những kẻ lợi dụng tình trạng thiếu hụt khẩu trang trên toàn quốc để trục lợi. Theo đó, hành vi bán lại khẩu trang để kiếm lời sẽ bị coi là tội phạm chịu án phạt một năm tù hoặc phạt 1 triệu yên (9.800 USD) hoặc cả hai.
Tuy nhiên, một quan chức Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết lệnh này không áp dụng với việc bán lại khẩu trang với cùng mức giá đã mua hoặc thấp hơn. "Chúng tôi muốn đảm bảo rằng người tiêu dùng bình thường có thể tiếp cận được khẩu trang", quan chức cho hay.
Quy tắc này sẽ được thực hiện thông qua việc sửa đổi một điều luật được ban hành năm 1973 nhằm đối phó với nạn đầu cơ tích trữ trong cuộc khủng hoảng giá dầu. Chính phủ Nhật Bản nói thêm họ có thể áp dụng luật tương tự với các sản phẩm như chất khử trùng và tã bỉm nếu cần thiết, song cũng có kế hoạch dỡ bỏ luật khi nhu cầu tiêu dùng trở lại bình thường.
Người dân Tokyo, Nhật Bản ra đường trong giờ cao điểm hôm 20/2. Ảnh: AP.
Bộ Thương mại Nhật Bản đã yêu cầu các công ty thương mại điện tử tạm thời đình chỉ bán đấu giá khẩu trang trực tuyến từ ngày 14/3, song động thái này được cho là không đủ mạnh với các đại lý. Thủ tướng Shinzo Abe cũng tuyên bố sẽ tăng nguồn cung khẩu trang của đất nước lên tới 600 triệu chiếc mỗi tháng, đặc biệt tập trung vào việc cung cấp chúng cho các cơ sở y tế.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất khẩu trang đã phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu tăng đột ngột gần đây, khi cảnh tượng các kệ hàng tại hiệu thuốc và siêu thị trống trơn đã trở nên phổ biến. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi một vài đại lý bán lẻ chào bán khẩu trang với giá cắt cổ trên các trang thương mại điện tử.
Hiroyuki Morota, 53 tuổi, ủy viên hội đồng tỉnh Shizuoka, đã phải lên tiếng xin lỗi sau khi kiếm được khoảng 85.000 USD từ việc đấu giá trực tuyến nhiều thùng khẩu trang với giá cao hơn giá gốc, gây bất bình trong dư luận. Quan chức Bộ Thương mại cho biết hiện vẫn chưa rõ liệu ông Morota có bị truy tố theo luật mới hay không, vì ông điều hành một công ty thương mại và có thể không bị coi là người bán lại khẩu trang.
Dịch Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc và đã xuất hiện tại 115 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 114.000 người nhiễm, hơn 4.000 người chết. Nhật Bản hiện ghi nhận hơn 500 ca nhiễm nCoV, 9 người tử vong và gần 700 trường hợp nhiễm trên du thuyền Diamond Princess.
Ngọc Ánh (Theo JapanTimes)
Theo vnexpress.net
Đáp trả Tokyo, Seoul dừng miễn thị thực cho người Nhật vì Covid-19 Hàn Quốc hôm 6/3 tuyên bố sẽ tạm dừng miễn thị thực cho công dân Nhật Bản, nhằm đáp trả việc Tokyo quyết định hạn chế nhập cảnh với du khách từ Hàn Quốc. "Từ ngày 9/3, việc miễn thị thực cho Nhật Bản và hiệu lực của những thị thực hiện tại sẽ bị đình chỉ", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn...