Chuyên gia Nga: Vũ khí của IS không bắn tới máy bay Nga
Chuyên gia Nga nhận định rằng các tên lửa đất đối không vác vai ( MANPAD) và súng phòng không của IS không phải là mối đe dọa cho máy bay Nga đang chiến đấu tại Syria.
Tên lửa vác vai và súng phòng không của IS không thể bắn rơi máy bay Nga tại Syria – Ảnh minh họa: AFP
Chuyên gia Ivan Konovalov, giám đốc Trung tâm cục diện chiến lược tại Moscow (Nga), cho rằng các thành viên tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) thiếu các hệ thống phòng thủ tiên tiến, theo Itar TASS ngày 9.10.
Những vũ khí mà IS có hầu hết là các loại tên lửa vác vai cũ như loại Stinger của Mỹ hay Strela của Nga. Các loại vũ khí này không thể bắn trúng mục tiêu bay cao hơn 4.000 m, trong khi máy bay Nga hoạt động tại Syria thì bay cao hơn nhiều, ông Konovalov nói.
Video đang HOT
Hơn nữa, các máy bay Nga còn có các loại đạn mồi hồng ngoại có thể tự vệ trước các tên lửa của IS. Máy bay ném bom Su-24 có đến 50 viên đạn này.
Chỉ có các trực thăng và máy bay tấn công mặt đất Su-25SM mới có thể bị MANPAD gây hại vì tốc độ và trần bay của chúng rất hạn chế. Tuy vậy, các máy bay Su-25SM cũng chỉ được sử dụng một cách hạn chế và nguy cơ bị bắn hạ là nhỏ nhất.
Còn các trực thăng thì không được sử dụng để tấn công IS mà chỉ có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ không quân Hmaymeen, nơi máy bay Nga được triển khai, ông Konovalov suy luận từ các thông báo của Bộ Quốc phòng Nga.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
NATO: Bị động đối phó, bế tắc chiến lược
Nếu muốn tìm bằng chứng về việc NATO hiện bế tắc chiến lược và bị động đối phó đến mức nào thì chỉ cần nhìn vào hội nghị mới rồi của bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên ở Brussels (Bỉ).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại cuộc họp khối NATO ngày 8.10 - Ảnh: AFP
Trên chương trình nghị sự là cuộc tìm kiếm chiến lược chung giúp NATO thoát ra khỏi tình trạng khó khăn và khó xử hiện tại ở Afghanistan và trong quan hệ với Nga liên quan đến tình hình Ukraine và hoạt động quân sự của Nga ở Syria.
Ở Afghanistan, Taliban tiếp tục trỗi dậy mạnh mẽ và Mỹ đang gặp khó xử lớn khi chẳng những không trấn áp được Taliban mà còn không kích vào một bệnh viện dân sự. Liên quan đến Ukraine, NATO vẫn chẳng khác gì bị Moscow xỏ mũi với việc Nga tiếp tục hậu thuẫn phe ly khai đối đầu quân sự với phía chính phủ.
Ở Syria, Nga tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự, tiến hành những chiến dịch không kích bằng máy bay và tên lửa hành trình nhằm vào IS, máy bay Nga thậm chí còn xâm nhập cả không phận của Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO. Câu hỏi NATO chưa thể trả lời là ý đồ chiến lược thật sự của Nga là gì và Nga sẽ còn sẵn sàng đi xa tới tận đâu nữa.
Ở hội nghị này, NATO chỉ quyết định được mỗi chuyện tăng số lượng binh lính trong cái gọi là Lực lượng phản ứng nhanh được thành lập để đối phó Nga ở châu Âu và tuyên bố sẵn sàng triển khai lực lượng này ở cả Thổ Nhĩ Kỳ để biểu lộ sự hậu thuẫn chính trị cho Ankara.
Nhưng còn đối phó với Taliban ở Afghanistan và Nga ở Ukraine và Syria như thế nào thì NATO sau hội nghị vẫn như trước hội nghị. Vấn đề đối với NATO không chỉ là bất đồng quan điểm trong nội bộ mà còn là bế tắc chiến lược.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Nga - Syria lần đầu phối hợp tác chiến chống phe nổi dậy Quân đội Syria và lực lượng dân quân vơi sự yểm trợ của máy bay Nga hôm qua thực hiện cuộc tấn công phối hợp lớn đầu tiên vào lực lượng nổi dậy, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria. Chiến đấu cơ Su-30 của Nga tại căn cứ không quân gần Latakia, tây bắc Syria. Ảnh: NYTimes Chiến dịch kết hợp...