Chuyên gia Nga: Việt Nam không đơn độc trong vấn đề Biển Đông
Trước thông tin về vụ tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm, giới nghiên cứu về Biển Đông ở Nga đã phản đối hành động của tàu Trung Quốc và khẳng định cộng đồng quốc tế sẽ ủng hộ Việt Nam.
Chuyên gia Grigory Trofimchuk, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ nghiên cứu Á – Âu.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại LB Nga, chuyên gia Grigory Trofimchuk, Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia Quỹ Nghiên cứu Á – Âu của Nga, nhấn mạnh hành vi không phù hợp của các tàu Trung Quốc như vừa qua khiến dư luận lên án, nhưng phía Trung Quốc vẫn phớt lờ.
Chuyên gia Trofimchuk cho rằng phía Trung Quốc cần kìm chế và tránh những hành động như vậy, bình tĩnh giải quyết thỏa đáng các vấn đề tồn tại bằng biện pháp hòa bình. Theo ông, vụ việc diễn ra trong bối cảnh gia tăng bất ổn trên phạm vi toàn cầu, bao gồm đại dịch COVID-19, có thể làm trầm trọng thêm vấn đề Biển Đông. Ông cũng lưu ý rằng số lượng các vụ việc tương tự như vụ tàu cá của Việt Nam bị tấn công tại Biển Đông “tiếp tục tăng lên đều đặn”. Ông nhấn mạnh những hành động tương tự sẽ được giới nghiên cứu lưu tâm và cần phải lên án tại các hội thảo, diễn đàn quốc tế về Biển Đông.
Chuyên gia Nga khẳng định: “Trong mọi trường hợp, Việt Nam không đơn độc trong vấn Biển Đông. Tôi tin rằng cộng đồng quốc tế sẽ lên tiếng ủng hộ Việt Nam”.
Đồng tình với quan điểm của chuyên gia Trofimchuk, Giáo sư Vladimir Kolotov, trường Đại học Tổng hợp quốc gia Saint Petersburg (LB Nga), nhận định Trung Quốc đang lợi dụng việc nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nga, Mỹ phải dồn lực chống đại dịch COVID-19, để gia tăng ảnh hưởng ở Biển Đông. Hành động của tàu hải cảnh Trung Quốc ngang nhiên đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam thực hiện hoạt động đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam là một minh chứng cho điều này.
Video đang HOT
Giáo sư Kolotov cũng khuyến cáo các nước trong khu vực cần cảnh giác về làn sóng leo thang căng thẳng mới ở Biển Đông, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Trước đó, ngày 3/4, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin tàu cá QNg 90617 TS cùng 8 ngư dân Việt Nam gặp nạn tại khu vực đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, tàu cá QNg 90617 TS và các ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.
Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe dọa an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
Trần Hiếu
MK48 giúp Mỹ thực hiện một nửa tham vọng
Với phiên bản mới của MK48, việc đối phó với chiến hạm, tàu ngầm Nga và Trung Quốc không khó. Nhưng tham vọng của Mỹ chỉ thực hiện được một nửa.
Hải quân của Mỹ đã chính thức được trang bị loại ngư lôi mới nâng cấp từ MK48. Phiên bản này được thiết kế đặc biệt cho phép chọc thủng các hệ thống phòng thủ trên tàu ngầm của Nga và Trung Quốc.
Phiên bản mới của MK48 được trang bị cơ cấu chuyển động hiện đại với nhiều dạng đầu đạn khác nhau, được trang bị hệ thống thiết bị điện tử tối tân, hệ thống dẫn đường tiếp cận mục tiêu khiến nỗ lực tránh né và đối phó của Nga và Trung Quốc thành vô dụng.
Dù khẳng định có thể diệt gọn tàu Nga và Trung Quốc nhưng Mỹ vẫn bảo mật thông tin về phiên bản mới của MK48. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, bản mới của MK48 nặng khoảng 1,5 tấn, bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 5km.
Căn cứ vào thông tin Mỹ úp mở, giới quân sự Nga khẳng định, MK48 chỉ có thể dọa được tàu Trung Quốc chứ không thể gây khó cho chiến hạm và tàu ngầm Nga bởi MK48 chỉ có thể tấn công mục tiêu trong phạm vi 5 km - khoảng cách quá gần và gây nguy hiểm cho tàu Mỹ và chúng có thể bị tiêu diệt khi chưa kịp khai hỏa.
Đặc biệt hiện nay, Moskva đang sở hữu hệ thống đánh chặn ngầm Paket-NK thuộc loại tối tân nhất thế giới. Hệ thống vũ khí tối tân này đã được Nga hoàn thành thử nghiệm và đưa vào trang bị từ đầu năm 2016.
Paket-NK đã được Hải quân Nga đã hoàn thành bài thử nghiệm cuối cùng hồi tháng 2/2015 trên tàu hộ vệ tàng hình Soobrazitelny. Trong cuộc thử nghiệm này, ngư lôi mục tiêu không trang bị đầu đạn được phóng từ tàu ngầm diesel-điện Varshavyanka, Project 877EKM hướng vào tàu Soobrazitelny.
Ngay lập tức, tàu hộ vệ này đã sử dụng hệ thống đánh chặn ngầm Paket-NK tiêu diệt thành công ngư lôi trên. Hệ thống Paket-NK được thiết kế để tiêu diệt các tàu ngầm ở cự ly gần và cả các ngư lôi từ tàu của đối phương đồng thời nó cũng làm nhiệm vụ tấn công các tàu nổi đối phương bằng ngư lôi mang theo của mình.
Theo Đô đốc Viktor Chirkov, tổ hợp ngư lôi chống tàu và ngư lôi chống ngư lôi này gồm ngư lôi nhiệt MTT và ngư lôi phản lực chống tàu M15. Hệ thống được thử nhiệm lần đầu vào năm 2006.
Hệ thống Paket-NK có thể hoạt động độc lập hoặc được tích hợp vào hệ thống chống ngầm/chống ngư lôi của tàu để đối phó một số mối nguy hiểm trong chế độ hoàn toàn tự động.
Nhiệm vụ của hệ thống bao gồm cung cấp dữ liệu chỉ thị mục tiêu cho ngư lôi tầm nhiệt nhỏ hơn, dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi các hệ thống sonar và phòng chỉ huy của tàu. Phát hiện và phân loại về ngư lôi tấn công, xác định các thông số di chuyển của nó và thiết lập dữ liệu chỉ thị mục tiêu thực hiện chống ngư lôi...
Paket-NK là một hệ thống vũ khí hoàn toàn mới, cho phép các tàu chiến mặt nước hoàn thành các nhiệm vụ chống ngầm, chống ngư lôi với hiệu quả cao và do đó tăng cường đáng kể khả năng sống sót của chúng trong chiến đấu.
Thùy Dung
Theo baodatviet.vn
Trung Quốc cấm tàu lưu thông trên một đoạn Mekong để cho nổ mìn Trung Quốc vừa tuyên bố cấm tất cả tàu thuyền lưu thông qua một đoạn sông Mekong dài 60 km để cho nổ mìn nhằm mở rộng đường thủy phục vụ vận chuyển thương mại. Trung Quốc hôm 13/12 tuyên bố chủ tàu thuyền nên tránh đi trên sông Mekong đoạn từ Guan Lei đến Ganlanpa thuộc châu Xishuangbanna, tỉnh Vân Nam, theo...