Chuyên gia Nga ví chiến hạm Mỹ như “bồn giặt khổng lồ”
Chuyên gia quân sự nổi tiếng của Nga cho rằng, tàu khu trục tàng hình Zumwalt của Mỹ quá đắt đỏ trong khi tính năng tàng hình là trò hề cho những kẻ khờ khạo.
Tàu khu trục tàng hình USS Zumwalt (DDG-1000) đầu tiên đã được bàn giao cho Hải quân Mỹ. Sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc duy trì sức mạnh tác chiến hàng đầu thế giới của Hải quân Mỹ.
Con tàu được mô tả là “mối đe dọa nguy hiểm nhất cho các kẻ thù tiềm năng”. Một chiến hạm khổng lồ nhưng gần như không thể phát hiện từ xa cho đến khi quá muộn. Zumwalt có chiều dài 185,9 m, nhưng trên màn hình radar chỉ hiển thị 15,2 m tương đương với một tàu đánh cá nhỏ.
Nhận xét về chiến hạm hiện đại nhất của Mỹ, đại tá về hưu Viktor Baranets, một nhà bình luận quân sự nổi tiếng ở Nga nói với Sputnik rằng, dự án tàu khu trục Zumwalt quá đắt đỏ và tính năng tàng hình đã bị thổi phồng.
“Với ngân sách quốc phòng hàng năm hơn 600 tỷ USD, Lầu Năm Góc có nhiều đặc quyền để tiến hành các nghiên cứu công nghệ mới. Bằng chứng là Mỹ đã chi tới 4,4 tỷ USD cho một tàu chiến duy nhất. Tương tự, người Mỹ chi tới 2,2 tỷ USD cho mỗi tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia. Nói cách khác, người Mỹ thích những dự án hoành tráng mà đôi khi quá phi lý”, ông nói.
Tàu khu trục tàng hình USS Zumwalt tiến ra biển trong một đợt thử nghiệm. Ảnh:NBC News
Ông Baranets nhấn mạnh rằng, công nghệ tàng hình của Zumwalt về cơ bản không làm suy yếu khả năng của các cường quốc quân sự lớn trong việc phát hiện tàu. Chuyên gia Nga ví von tàu khu trục Zumwalt là “cái bồn giặt khổng lồ” trên biển.
Ông mỉa mai rằng “Đối với khả năng tàng hình của con tàu, đây chỉ là một câu chuyện cổ tích cho những kẻ khờ khạo. Với khả năng của các phương tiện trinh sát trên không và ngoài không gian hiện có, &’bồn giặt khổng lồ’ là một mục tiêu dễ dàng phát hiện trên mặt biển”.
Một số nhà phân tích khác cho rằng, công nghệ tàng hình áp dụng trên Zumwalt không phải là mới mà đã trở nên khá phổ biến. Các tàu chiến hiện đại của Nga cũng đã được áp dụng công nghệ này.
Video đang HOT
Trao đổi với Sputnik, nhà phân tích quân sự Mikhail Lukanin nhận xét, Zumwalt thực sự là một con tàu thú vị về các giải pháp sáng tạo, chứ không phải về khả năng chiến đấu.
“Người Mỹ giới thiệu Zumwalt là chiến hạm tốt nhất lịch sử. Điều này tất nhiên là một sự phóng đại. Con tàu thực sự thú vị về đổi mới khi nhìn vào hệ thống điện, vũ khí được lắp đặt và hệ thống điều khiển của nó. Tất cả điều này là một bước đột phá, nhưng điều đó không có nghĩa nó là siêu vũ khí đe dọa cao”.
Ông Lukanin cho biết thêm, với đơn giá tới 4,4 tỷ USD, chi phí này tương đương siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Trong khi đó, với số tiền 4 tỷ USD, Mỹ có thể đóng mới 3 tàu khu trục lớp Arleigh Burke với hỏa lực thậm chí còn tốt hơn. Zumwalt có thể mang theo 80 tên lửa, trong khi cơ số tên lửa của Arleigh Burke lên đến 96.
Chuyên gia Nga kết luận, quy mô và sự hoành tráng của Zumwalt tương tự như dự án chiến đấu cơ đắt nhất lịch sử F-35 được ca ngợi rất nhiều trước khi Lầu Năm Góc thừa nhận những khiếm khuyết của dự án.
USS Zumwalt là tàu khu trục tàng hình đầu tiên của Hải quân Mỹ, dự kiến bắt đầu hoạt động trong năm nay. Nó sở hữu loạt công nghệ tối tân như pháo laser và súng điện từ.
Theo_Zing News
Siêu hạm USS Zumwalt: Yếu kém về phòng thủ lẫn tàng hình
Dù Mỹ tung hô Zumwalt là siêu hạm bất khả xâm phạm nhưng chuyên gia Nga đã chứng minh lớp tàu này yếu kem về tàng hình lẫn khả năng phòng thủ.
Chuyên gia quân sự Viktor Baranets phân tích trên trang Sputnik rằng việc Mỹ tuyên bố chiến hạm lớp Zumwalt của nước này có khả năng vô hình là điều "lố bịch". Mỹ đã chi tới 4,4 tỷ USD cho 1 chiếc tàu khu trục. Trong khi đó, 1 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia loại mới nhất có chi phí 2,2 tỷ USD. Như vậy, Mỹ đã dùng nguồn ngân sách dành cho 2 tàu ngầm hạt nhân để đóng 1 tàu khu trục Zumwalt.
Người Mỹ thích những dự án hoành tráng mà đôi lúc vượt khỏi lý trí. Vị chuyên gia Nga đồng thời nhấn mạnh rằng, công nghệ tàng hình của Zumwalt về cơ bản không đủ làm suy yếu khả năng phát hiện tàu đối phương của những cường quốc quân sự lớn.
Mỹ thử nghiệm khu trục hạm USS Zumwalt.
Baranets nói về khả năng tàng hình của siêu hạm Mỹ rằng, chẳng qua đó chỉ là một câu chuyện cổ tích dành cho những kẻ khù khờ.
"Với khả năng của những loại vũ khí sử dụng hệ thống trinh sát trên không và trong không gian hiện nay, kết hợp với khả năng của các UAV, cỗ máy khổng lồ này không còn là mục tiêu khó phát hiện trên mặt biển" - ông Baranets nói.
Trong khi đó, Mikhail Lukanin - một chuyên gia phân tích quân sự khác nhận định rằng, Zumwalt là mẫu tàu thú vị với nhiều giải pháp sáng tạo, song, năng lực chiến đấu của nó vẫn là một dấu hỏi. Thực chất, đây chỉ là một siêu máy tính nổi mang tên lửa, không thể làm thay đổi cán cân lực lượng.
Cũng theo Lukanin, mức chi phí 4,4 tỷ USD cho Zumwalt bằng với chi phí đóng 1 tàu sân bay, trong khi đây lại là phương tiện chiến đấu quan trọng hơn nếu xét từ góc độ quân sự. Mỹ có thể đóng thêm 3 tàu khu trục lớp Arleigh Burke được vũ trang mạnh hơn với 4,4 tỷ USD. Nếu Zumwalt có 80 ống phóng thì Arleigh Burke có tới 96 ống phóng.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia, công nghệ tàng hình được tung hô trên chiếc tàu mới "thực ra đã trở nên khá phổ biến, thậm chí còn được ứng dụng trên các tàu chiến Nga với lượng giãn nước nhỏ hơn".
Trong khi coi thường về khả năng tàng hình và chê Mỹ đốt tiền một cách thiếu hiệu quả cho chiến hạm Zumwalt, một tạp chí khác là Russia & India Report (RIR) dẫn phân tích của chuyên gia Kazianis Harry rằng chiến hạm thế hệ mới này của Mỹ chỉ mạnh về dàn vũ khí tấn công thế hệ mới, trong khi lại không mạnh về phòng thủ.
Vì vậy, Nga hoàn toàn có thể dùng tên lửa diệt hạm nhấn chìm con tàu đắt tiền này của Mỹ chỉ bằng 1 phát bắn duy nhất. Theo vị chuyên giua này, người Mỹ đã đi trước thời đại khi tích hợp dàn vũ khí công nghệ cao lên chiến hạm Zumwalt như: pháo laser, pháo hạm AGS 155mm, pháo điện từ...
Tuy nhiên, tính năng khi thực chiến của nó đến nay vẫn chưa thực sự rõ ràng. Theo những thông tin được Mỹ công khai, pháo AGS 155mm có tầm bắn tối đa lên tới 190km, trong khi đó loại pháo ray điện từ trên siêu hạm này cũng có sức tấn công mục tiêu tới trên 100km.
Tuy nhiên, Kazianis Harry cho rằng những vũ khí này chỉ hiệu quả khi tấn công chiến hạm đối phương và có thể là cả những mục tiêu mặt đất nhưng chúng gần như không thể làm gì nếu Nga dùng tên lửa hành trình diệt hạm tấn công với cấp tập.
Theo vị chuyên gia này, Nga - cường quốc vĩ đại mà Lầu Năm Góc coi là thách thức chính của quân đội Mỹ đang phát triển các hệ thống tên lửa tầm xa có khả năng tấn công ồ ạt vào chiến hạm Mỹ từ nhiều hướng cùng một lúc, từ nhiều phương tiện phóng khác nhau.
Các loại vũ khí như vậy, kết hợp với các phương tiện phát hiện mục tiêu tầm xa trên đại dương có nguy cơ biến siêu hạm của Mỹ thành "bia tập bắn" và chúng sẽ trở thành những "nấm mồ" khổng lồ trên biển.
Một số hình ảnh Mỹ thử nghiệm USS Zumwalt
Dùng uranium nghèo làm giáp, tăng Mỹ vẫn bị RPG-7 xé nát
Thùy Dung
Theo NTD
Cơ hội nào cho Type-052C khi tàu Shivalik Ấn Độ tấn công? Nếu như tàu khu trục Type052C được coi là chiến hạm trụ cột của Hải quân Trung Quốc thì Shivalik của Ấn Độ là đối trọng đáng gờm. Tàu khu trục Shivalik (Project 17) là dự án đóng tàu khu trục nhỏ có khả năng tàng hình, hệ thống điện tử, vũ khí tiên tiến. Tàu này sẽ là lực lượng nòng cốt...