Chuyên gia Nga: Trung Quốc cần chấm dứt các hoạt động đe dọa Việt Nam
Chuyên gia Nga khẳng định Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động đe dọa Việt Nam và ngừng cản trở hoạt động của các công ty dầu khí Nga ở Biển Đông.
Trong những ngày qua, nhóm tàu Hải dương 08 của Trung Quốc đã trở lại và tiếp tục hành vi xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Hành động này gây ra nhiều quan ngại đối với cộng đồng quốc tế về hòa bình, an ninh và tự do hàng hải ở khu vực. Dư luận Nga, đặc biệt là giới chuyên gia cũng hết sức quan tâm, vì tại khu vực này có các dự án khai thác dầu khí của Nga liên doanh với Việt Nam.
VTC News xin giới thiệu ý kiến của bà Marina Trigubenko – chuyên gia hàng đầu của Trung tâm chiến lược Nga tại Châu Á, Viện kinh tế, Viện hàn lâm khoa học Nga.
Chuyên gia Nga khẳng định Trung Quốc cần chấm dứt các hoạt động đe dọa Việt Nam.
- Thưa chuyên gia Marina Trigubenko, bà đánh giá thế nào về hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc xâm phạm vùng thềm lục địa của Việt Nam?
Tôi vô cùng quan ngại trước những diễn biến căng thẳng tại Biển Đông. Hành động của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại các Công ước quốc tế về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) và tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
Những hành động leo thang của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng đến việc gìn giữ hòa bình, an ninh và tự do hàng hải tại khu vực, gây cản trở các hoạt động khai thác dầu khí đã có từ lâu của Việt Nam, trong đó có một số dự án liên doanh của Nga với Việt Nam.
- Bà có nhắc đến các dự án liên doanh dầu khí Việt-Nga. Được biết, bà là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho hoạt động này. Vậy bà có thể cho biết về quá trình hình thành và phát triển của hoạt động phối hợp, thăm dò khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Liên bang Nga tại Biển Đông?
Video đang HOT
Năm 1976, tôi là một trong những chuyên gia Liên Xô đầu tiên được cử sang Việt Nam để hỗ trợ khôi phục và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh. Tại đây tôi được chính phủ Việt nam cung cấp tài liệu luận chứng kinh tế kỹ thuật và tấm bản đồ khảo sát địa chất dầu khí tại thềm lục địa phía nam Việt Nam, những khảo sát địa chất này được người Mỹ hoàn thành ngay trước khi giải phóng miền Nam.
Hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Chuyên gia Marina Trigubenko
Ngay sau khi trở về nước, tôi đã trực tiếp đề nghị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực khảo sát và khai thác dầu khí. Tiếp sau đó, thông qua Ilia Semenov – chuyên viên Ủy ban kế hoạch nhà nước Liên Xô, tôi đã gửi bản nghiên cứu, tấm bản đồ và cả đề xuất của phía Việt Nam về hợp tác với Liên Xô trong lĩnh vực dầu khí đến Chủ nhiệm ủy ban kế hoạch nhà nước Liên Xô N.Baibakov.
Ông Baibakov là một trong những chuyên gia hàng đầu của Liên Xô trong lĩnh vực dầu khí, do đó đã ngay lập tức tiếp nhận đề xuất của các nhà lãnh đạo Việt Nam và trở thành người đưa ra sáng kiến thành lập xí nghiệp liên doanh dầu khí dầu tiên Vietsopetro. Năm 1981 xí nghiệp liên doanh Vietsopetro đã đi vào hoạt động tại những khu vực mỏ dầu đã được người Mỹ đánh dấu vào năm 1974.
Hoạt động Liên doanh tại Vietsopetro đã mang lại những thành quả to lớn về khai thác dầu khí tại Việt Nam và kích thích các công ty dầu khí lớn nhất của Nga đầu tư vào Việt Nam như Gazprom, Zarubezneft, Rosneft. Sau đó, họ đã cùng với các công ty Việt Nam bắt đầu khai thác tại Nga tại vùng cực Bắc, tại những mỏ dầu khí có trữ lượng lớn.
- Vậy bà đánh giá thế nào về đóng góp của các liên doanh dầu khí Việt Nam và Nga vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam và Liên bang Nga? Theo bà, chính phủ Nga phải có biện pháp gì để bảo vệ công việc và lợi ích kinh doanh của các công ty Nga trong bối cảnh Trung Quốc khiêu khích tại Biển Đông?
Hướng chiến lược chính của quan hệ kinh tế giữa Nga và Việt Nam trong thế kỷ 21 là cùng nhau khai thác dầu khí và phát triển ngành công nghiệp dầu khí tại Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia dầu khí chính trên thế giới. Ngành dầu khí là cơ sở để Việt Nam chuyển đổi sang mô hình kinh tế công nghệ cao mới, không bị tụt hậu so với EU, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
Vào tháng 7/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự cảm ơn (thể hiện trong một quyết định của Tổng thống) tới ông Hoàng Vũ Nam – Giám đốc của Rosneft Vietnam-công ty con của công ty Nga Rosneft, một trong những công ty dầu khí lớn nhất thế giới, đã góp phần hợp tác với Nga trong việc phát triển ngành công nghiệp nhiên liệu- năng lượng.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Nga, hiện nay chính phủ Nga phải bày tỏ quan điểm chính thức, cụ thể là:
Hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Điều này trái với các nguyên tắc của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
Hoạt động của các xí nghiệp liên doanh Nga-Việt khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp, có lịch sử phát triển thành công lâu dài và đóng vai trò lớn đối với Việt Nam và Nga. Do những điều đã nói ở trên, các tàu hải cảnh và tàu đánh cá của Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động đe dọa Việt Nam, ngừng cản trở hoạt động bình thường của các công ty dầu khí Nga ở Biển Đông, đặc biệt là ở khu vực bãi Tư Chính.
- Xin trân trọng cảm ơn bà Marina Trigubenko!.
Bà Trigubenko là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho hoạt động hợp tác khai thác dầu khí giữa Nga và Việt Nam. Năm 1988, Chủ tịch Hội đồng nhà nước Việt Nam Võ Chí Công đã ký tặng bà Huân chương hữu nghị của Việt Nam. Năm 1986, Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô tặng bà huân chương lao động Cờ đỏ – huân chương cao quý thứ hai của Liên Xô sau huân chương Lenin.
Nguồn: VOV.VN
Putin buộc phải thả 24 thủy thủ Ukraine trước 21/7 vì lý do này
Tổng thống Putin nhận thức được hậu quả của việc không thả 24 thủy thủ Ukraine trước ngày 21/7 theo quyết định của Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nhấn mạnh.
Các thủy thủ Ukraine vẫn đang bị Nga giam giữ. Ảnh Tass.
"Có khả năng 24 thủy thủ Ukraine sẽ được thả khỏi nhà giam của Nga trước ngày 21/7. Điều này là do nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin sẽ phải tuân thủ theo quyết định của ITLOS vào thời hạn đó và đưa các thủy thủ trở về Ukraine", ông Petro Poroshenko, cựu Tổng thống Ukraine nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với kênh ICTV .
"Ông Putin hiểu rõ hậu quả đối với Nga (nếu không thả 24 thủy thủ Ukraine trước 21/7), bởi vì đã có những cơ chế rất rõ ràng, bao gồm cả những hạn chế về giao thông hàng hải đối với tàu Nga. Những người đàn ông của chúng ta sẽ về nhà", ông Poroshenko quả quyết.
24 thủy thủ Ukraine đã bị bắt ở eo biển Kerch gần bán đảo Crimea thuộc Nga tháng 11/2018. Họ bị đưa tới Nga với cáo buộc "xâm phạm lãnh hải của Nga" và bị giam giữ kể từ đó.
Moscow cáo buộc Ukraine không thông báo trước về việc 3 tàu này đi qua eo biển Kerch, đồng thời cho biết các tàu của Ukraine đã đi lại một cách nguy hiểm và phớt lờ những chỉ dẫn của Nga nhằm kích động căng thẳng.
Trong khi đó, Hải quân Ukraine cho rằng, Nga đã chặn đường qua eo biển Kerch, không để 2 tàu chiến loại nhỏ cùng một tàu kéo Ukraine đang từ Biển Đen đi qua để vào biển Azov.
Ngày 15/7, người phát ngôn của tòa án quận Lefortovsky của Moscow, Ksenia Pervovlasenko cho biết xác nhận, Cục Điều tra của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã yêu cầu tòa án gia hạn việc giam giữ các thủy thủ Ukraine thêm 3 tháng,
Cuộc điều tra về vụ việc hiện đã kết thúc, các bị cáo và luật sư của họ đang xem xét hồ sơ vụ án. Nếu bị kết tội, các thủy thủ của Ukraine có thể sẽ phải chịu hình phạt lên tới 6 năm tù giam.
Động thái trên diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Nga Putin có cuộc điện đàm lần đầu tiên với người đồng cấp Ukraine Vladimir Zelensky hôm 11/7. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các vấn đề giải quyết khủng hoảng ở Donbass - miền Đông Ukraine, các cuộc đàm phán theo "định dạng Normandy", cũng như việc trao trả tù binh.
Phát biểu trước báo giới, thư ký báo chí của nhà lãnh đạo Nga, Dmitry Peskov nói rằng: "Đây là cuộc trò chuyện đầu tiên giữa hai tổng thống Putin và Zelensky kể từ khi ông nhậm chức Tổng thống Ukraine. Các bạn biết rằng lần đầu tiên họ nói chuyện qua điện thoại, trước kia mọi liên lạc giữa họ không xảy ra. Cuộc điện đàm giữa 2 tổng thống Nga và Ukraine khá thiết thực".
Theo Danviet
Ukraine dọa trừng phạt Nga nếu Putin không làm điều này Ukraine tuyên bố sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga nếu họ bỏ qua quyết định của Tòa án quốc tế về Luật biển để thả các thủy thủ Ukraine. "Ukraine đã nắm giữ một chiến thắng ngoại giao quyết định và một át chủ bài pháp lý quốc tế mạnh mẽ để giúp trả tự do cho...