Chuyên gia Nga: Tham vọng của Trung Quốc khiến biển Đông căng thẳng
Ngày 18-1, Khoa Phương Đông và Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint-Peterburg đã chủ trì cuộc hội thảo khoa học với chủ đề “Quần đảo Hoàng Sa 40 năm qua: Sự leo thang tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và hệ quả tác động địa chính trị khu vực”.
Tham dự hội thảo có các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu châu Á, lịch sử và luật biển đến từ Đại học Tổng hợp quốc gia Saint-Peterburg, Đại học Công nghệ Quốc gia Baltic – Voenmekh, Học viện Quan hệ Quốc tế – Bộ Ngoại giao Nga, Viện các vấn đề địa chính trị, Viện các nước Á-Phi thuộc Đại học tổng hợp Quốc gia Moskva, Viện Đông phương học, Viện Viễn Đông – Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viện nghiên cứu chiến lược Nga, Học viện Công vụ trực thuộc Tổng thống Nga và đại diện lãnh đạo thành phố Saint-Peterburg.
Trong một ngày làm việc, Hội thảo đã nghe các tham luận về lịch sử tranh chấp chủ quyền ở biển Đông; chính sách của Trung Quốc và các nước liên quan trong giải quyết xung đột; phản ứng của các cường quốc ngoài khu vực và cộng đồng quốc tế trước những diễn biến ở biển Đông; vai trò của luật pháp quốc tế trong giải quyết xung đột…
Các chuyên gia Đông phương học hàng đầu của Matxcơva và Saint-Peterburg đã sôi nổi thảo luận về hậu quả địa chính trị do tham vọng bành trướng mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc tại biển Đông.
Tham vọng của Trung Quốc là tác nhân gây ra căng thẳng trên biển Đông
Các nhà khoa học Nga nhận định rằng, tranh chấp lãnh thổ ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á mà một trong những bên ráo riết là Trung Quốc đã tác động làm thay đổi cán cân lực lượng vốn có và gây ảnh hưởng đến lợi ích then chốt của các nước trong khu vực cũng như toàn cầu.
Tham luận của các chuyên gia đều nhấn mạnh việc Trung Quốc công bố bản đồ “đường lưỡi bò” có nguy cơ gây ra cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải quốc tế. Đồng thời, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến tiến trình xử lý tranh chấp ngày càng trở nên phức tạp.
Hội thảo bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sự leo thang căng thẳng ở biển Đông và nguy cơ bất ổn trong khu vực, cho rằng biện pháp tốt nhất giải quyết tranh chấp là đàm phán hòa bình trên cơ sở tính đến lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và tiếp tục nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Một số học giả Nga tham gia Hội thảo
Các chuyên gia nổi tiếng về châu Á-Thái Bình Dương như nhà lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương từ Viện Phương Đông Dmitry Mosyakov, nghiên cứu viên cao cấp từ Viện Viễn Đông Gregory Lokshin (Viện Hàn lâm khoa học Nga), Giáo sư Khoa Phương Đông, Đại học Tổng hợp Saint-Peterburg, Tiến sĩ khoa học Vladimir Kolotov, Giáo sư Yuri Dubinin từ trường Quan hệ Quốc tế Matxcơva (MGIMO)… đều có bài viết tham gia thảo luận.
Các tham luận đều nhấn mạnh đặc điểm gia tăng căng thẳng trong tình hình ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á hiện nay, và yêu cầu cần thiết phải thực thi những biện pháp kịp thời để ngăn chặn đà leo thang xung đột khu vực trở thành đụng độ quy mô lớn toàn cầu.
Các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng các cường quốc ngoài khu vực như Nga, Mỹ, Ấn Độ hết sức quan tâm đến sự phát triển hòa bình và ổn định ở biển Đông vì lợi ích chính trị, kinh tế-thương mại với các nước trong khu vực, mong muốn các nước liên quan giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình.
Theo ANTD
Video đang HOT
Sức mạnh tăng chủ lực đưa TQ thành siêu cường Lục quân
Tạp chí "Công nghiệp quân sự - Military-Industrial Express" đã đăng tải hàng loạt các bài viết về lực lượng tăng thiết giáp Quân đội Nhân dân Trung hoa. Số 34 năm 2013 đã giới thiệu những nguyên mẫu xe tăng đầu tiên được chế tạo vào những năm 20 cho đến các mẫu xe tăng Type 69 và 79, được chế tạo vào những năm 70-80 thế kỷ 20. Số 40 giới thiệu những mẫu xe tăng hiện đại hơn của cuối thể kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 Type 88 và 96. Bài viết này giới thiệu mẫu thiết kế gần đây nhất của công nghiệp chế tạo tăng thiết giáp Trung Quốc.
Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Type- 98 được phát triển bởi Viện nghiên cứu chế tạo máy phía Bắc 201 (NEVORI) ở Bắc Kinh cùng phối hợp với Công ty chế tạo máy số 1 (FIRMACO), nhà máy sản xuất xe tăng 617 ở thành phố Bao Đầu.
Những thiết kế đầu tiên bắt đầu từ những năm 70-. Các giải pháp thiết kế chi tiết và bộ phận đầu tiên của xe tăng mới được lắp đặt trên các mẫu thủ nghiệm WZ1224 và WZ1226 vào những năm 80-x, các giải pháp thiết kế cũng được đưa vào các mẫu xe tăng xuất khẩu Type 90-II/MBT-2000.
Cuối những năm 80- cấu hình tổng thể của xe tăng được chuẩn hóa dựa trên thiết kế tổng thể của xe tăng Xô viết T-72M. một số xe tăng Trung Quốc mua lại được từ Trung Đông, các nhà thiết kế đã sao chép lại các khoang chiến đấu và phần lớn những thiết kế chung. Bốn mẫu đầu tiên được hoàn thiện vào năm 1992. Sản xuất hàng loạt bắt đầu vào năm 1998.
Xe tăng Type - 99 của Trung Quốc
Xe tăng chủ lực Type 98
Cấu trúc thiết kế tổng thể thân xe theo phương án truyền thống của xe tăng Xô viết, khoang phía sau là khoang động cơ, truyền động lực MTO. Khoang điều khiển với vị trí của lái xe ở chính giữa phía mũi xe. Trong khoang chiến đấu pháo thủ ngồi bên trái pháo tăng, trưởng xe ngồi bên phải.
Thân xe được chế tạo từ các tấm thiết giáp hàn đồng chất, phía mũi xe là giáp thép tổng hợp. Tháp pháo cũng được hàn từ những tấm thiết giáp tổng hợp có độ dày khác nhau, bố trí dưới các góc nghiêng phù hợp để tăng độ dày và giảm khả năng xuyên giáp của đạn dưới cỡ. Các tấm thiết giáp tổng hợp cũng được thiết kế phía đáy phần cuối xe tăng.
Vũ khí chủ yếu của tăng là pháo nòng trơn 125-mm ZPT-98. Đây là phiên bản sao chép không có bản quyền của pháo xô viết 246, được thiết kế để chế tạo bằng công nghệ Trung Quốc, Nòng phảo có lớp vỏ bọc cách nhiệt.
Hệ thống nạp đạn tự động bằng điện và các thùng dây truyền đựng 22 quả đạn cũng sao chép từ hệ thống nạp đạn tự động Xô viết và đã được lắp đặt trên các xe tăng Type 85-IIM, Type 96 và Type 90-II. Khi sử dụng hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn là 8 phát/phút.
Cơ số đạn theo biên chế là 41 quả đạn các lại bao gồm đạn xuyên giáp dưới cỡ, đạn xuyên giáp nổ lõm và đạn nổ phá mảnh với các vỏ đạn, thuốc phòng riêng biệt. xe được trang bị tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo chỉ thị mục tiêu dẫn đường laser 9119 "Reflex" sản xuất tại Nga. Trung Quốc hợp tác với Israel chế tạo đạn xuyên giáp dưới cỡ có lõi xuyên thép bằng Uranium làm nghèo.
Hệ thống điều khiển hỏa lực được nhập khẩu từ Pháp, có tính năng kỹ chiến thuật tương tự như hệ thống lắp đặt trên xe tăng Leclerc. Những bộ phận chủ yếu là máy tính đường đạn kỹ thuật số, kính ngắm quang học tiềm vọng pháo thủ với camera quang ảnh nhiệt, bảng điều khiển, thiết bị đo xa laser và hệ thống ổn định tầm hướng độc lập, kính ngắm và quan sát tiềm vọng của trưởng xe với góc nhìn toàn cảnh 360o, màn hình quan sát toàn cảnh trưởng xe, tổ hợp các cảm biến các loại, hệ thống ổn định tầm hướng pháo tăng bản copy 2E28 "Siren" Xô viết. Hệ thống điều khiển hỏa lực kép pháo thủ và trưởng xe.
Vũ khí chống bộ binh là súng máy song song 7,62-mm Type 86 phía bên phải của pháo tăng và súng máy phòng không 12,7-mm W-85, lắp đặt trên nắp của trưởng xe và có định danh là QJC-88. Tầm bắn của súng 7,62 mm đạt 1000m.
Súng máy phòng không chỉ bắn được vùng bán cầu phía trước, tầm bắn 1600 m mặt phẳng ngang và đến 1500 m các mục tiêu trên không. Góc tầm của súng phòng không từ -40 đến 75o. Hai bên thành xe có bố trí mỗi bên 5 nòng súng phóng lựu đạn khói Type 84.
Đặc trưng của Type 98 là hệ thống phòng thủ tích cực laser JD-3. Hệ thống bao gồm các thiết bị cảnh báo chiếu xạ laser LRW ( cảm biến hình nấm phái sau nắp trưởng xe) và nguồn phát lượng tử Maze LSDW (một hộp nhỏ phía sau nắp của pháo thủ).
Khi hệ thống điều khiển xe tăng nhận được tín hiệu bị chiếu xạ laser dẫn tên lửa, hệ thống sẽ cảnh báo kíp xe đồng thời tự động quay tháp pháo về phía nguồn phát xung laser đối phương, nguồn phát laser sẽ phát xung laser công xuất yếu xác định chính xác vị trí của mục tiêu, sau đó sẽ phát xung công suất cực mạnh làm mù hệ thống quang học vũ khí và mắt của xạ thủ chống tăng.
Lắp trong Type 98 là động cơ diesel làm lạnh bằng chất lỏng, nén khí tua bin công suất 1200 mã lực sản xuất từ Liên bang Đức WD396. Động cơ liên kết cứng với hệ thống li hợp và truyền động lực vào một khối thống nhất (block động lực) khối block trong điều kiện chiến trường có thể thay thế trong vòng từ 30-40 phút.
Hộp số sườn hành tinh (7 số tiến và 1 số lùi) là phiên bản sao chép không bản quyền từ xe tăng -72. Hệ thồng chuyển động cũng là phiên bản copy không bản quyền của -72. Mỗi bên băng xích có 6 bánh chịu nặng và bốn cặp đôi bánh đỡ xích. Hệ thống giảm xóc treo xoắn độc lập, ở bánh chịu nặng thứ 1, thứ 3 và 6 có hệ thống giảm xóc thủy lực. Băng xích có lỗ chốt xích bọc cao su nén, có guốc xích bằng cao xu để đi trên đường nhựa và đường bê tông.
Toàn bộ hệ thống động lực và truyền động lực, hộp số và hệ thống chuyển động cho phép khối thép hiện đại 48 tấn chạy với tốc độ cực đại 45 km/h trên đường nhựa. Dự trữ hành trình 450 km. Trong cuộc diễu binh ngày 01.11.1999 tại Bắc Kình có sự tham gia của 18 xe tăng Type 98. Theo thống kế, hiện trong biên chế chỉ có 60 chiếc, được coi là bước chuyển tiếp đến thế hệ xe tăng tiếp theo.
Xe tăng chủ lực Type 99
Xe tăng Type 99 ZTZ-99 hay WZ-123 là phiên bản nâng cấp, hiện đại hóa của mẫu xe Type 98. Một trong nhưng phương án nâng cấp đầu tiên của lớp xe này được giới thiệu vào năm 200 với tên gọi là Type 98G. Cũng trong năm đó đã sản xuất được lô sản phẩm đầu tiên với số lượng 40 chiếc. Các lô sau được sản xuất với tốc độ chậm hơn do phức tạp về công nghệ và giá thành cao.
Xe Type 99 là phiên bản hoàn thiện của Type 98 với những tính năng kỹ chiến thuật cao hơn: tăng cường khả năng cơ động bằng động cơ công suất lớn diesel 1500 mã lực khí nén tua bin, hoàn thiện hệ thống điều khiển hỏa lực, tăng cường khả năng bảo vệ do lắp đặt các hộp giáp phản ứng nổ ở đầu mũi xe và tháp pháo.
Giáp bảo vệ phía trước của tháp pháo và thân xe được tăng cường nhờ các hộp giáp phản ứng nổ, thời điểm đầu tiên giáp phản ứng nổ được lắp lên phía trên các tấm thiết giáp. Sau khi thiết kế lại các hộp giáp phản ứng nổ được gắn liền với thiết giáp. Thay đổi cấu hình, các tấm thiết giáp có thêm độ nghiêng bên sườn. Giải pháp module hóa các tấm thiết giáp cho phép nhanh chóng thay thể các tấm giáp bị tổn thương trong chiến đấu.
Xe tăng được trang bị tổ hợp laser tấn công chủ động, được coi là một thành tựu công nghệ của Trung Quốc JD-3.
Hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm các kính ngắm tích hợp của pháo thủ và trưởng xe với hệ thống ổn định tầm hướng độc lập, đo xa laser, camera quang ảnh nhiệt, máy tính đường đạn kỹ thuật số, hệ thống ổn định vũ khí tầm hướng, tập hợp các cảm biến môi trường, độ mòn nòng súng...).
Bảng điều khiển đa chức năng của trưởng xe với màn hiển thị mầu và hệ thống tự động theo dõi mục tiêu. Hình ảnh từ ống camera quang ảnh nhiệt được hiển thị lên màn hình mầu của trưởng xe và pháo thủ với độ khuếch đại của trưởng xe là 11,4 và pháo thủ là 5).
Ngoài ra, trên xe tăng chủ lực còn lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh và dẫn đường quán tính, những thông số này được hiển thị trên màn hình của trưởng xe trên bản đồ kỹ thuật số. Ngoài ra xe còn được lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc mới nhất.
Động cơ diesel 1500 mã lực được chế tạo trên thiết kế động cơ Đức MB871 Ka501. Xe tăng có thể khởi động với tốc độ cao, trong 12 giây từ tại chỗ lên đến 32km/h. Các bộ phận còn lại tương tự như xe tăng T-72M, không có những thay đổi lớn.
Những cải tiến trên đã nâng khối lượng xe lên đến 54 tấn, phiên bản nâng cấp cuối cùng lên đến 60 tấn. Rõ ràng những cải tiến này không hoàn toàn phù hợp do không bắt nguồn từ cơ bản, xe tăng có trọng lượng tương đối lớn. Type 99 tham gia diễu hành ngày 01.11.2009 tại quảng trưởng Thiên An Môn 18 chiếc phiên bản nâng cấp ban đầu từ trung đoàn xe tăng số 334 thuộc sư đoàn 112 quân đoàn binh chủng hợp thành số 38 của PLA.
Trung Quốc cần xe tăng?
Trong những thập niên gần đây, số lượng xe tăng của Trung Quốc luôn giữ ở cấp độ khoảng 10 nghìn đầu xe hoạt động. Đây là con số đáng quan ngại nếu so sánh ngay cả với Mỹ, do Trung Quốc không tham chiến ở đâu cả, họ dùng số xe tăng này làm gì?
Các chuyên gia và các nhà bình luận đại lục cho rằng, Bắc Kinh là đối tác chiến lược của Nga, là đối tác kinh tế chính trị tin cậy của các nước láng giềng, kẻ thủ trực tiếp của Trung Quốc là Mỹ, Nhật và có cả Đài Loan, hoặc giả như Ấn Độ, nhưng nếu tính trên phương diện khách quan, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh phát triển không quân và hải quân thì tương đối phù hợp, do nếu xung đột với Mỹ hoặc đánh chiếm lại Đài Loan thì không cần đến một lực lượng lục quân khổng lồ với số lượng xe tăng hàng đầu thế giới.
Khó mà dự đoán được, hôm nay vẫn còn là tình bạn - đối tác chiến lược, nhưng hoàn toàn không có gì đảm bảo cho tình hình chính trị có thể thay đổi sau 1 năm, hoặc năm năm. Trung Quốc phát triển mạnh cả không quân, hải quân và lục quân trên những mục tiêu chiến lược hàng chục năm, và họ đã sẵn sàng cho các hành động tích cực. Một trong những hướng sử dụng lục quân, phải kể đến các tranh chấp biên giới, chủ quyền và hải đảo. Tất nhiên không thể loại trừ nước Nga.
Theo phân bố lực lượng, đại đa số các xe tăng hiện đại nhất của Trung Quốc được bố trí ở các quân khu như Bắc Kinh, Thẩm Dương và Lan Châu, có định hướng chiến dịch chiến thuật là khu vực Baikal, Viễn Đông và Kazakhstan.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, PLA luôn tiến hành diễn tập chiến đấu tiến công, chuyển quân nhanh vào hậu phương của đối phương. Các chiến trường dự kiến của Trung Quốc, dựa trên những xung đột lịch sử và những tham vọng hiện tại, có thể dễ dàng nhận thấy định hướng chiến lược là khu vực Viễn Đông của Nga và vùng Kazakhstan, chiến trường yểm trợ cho tác chiến không biển sẽ là khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, trong đó Đông Nam Á là hướng chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu nhằm giải quyết vấn đề xung đột chủ quyền biển Đông và đẩy lùi hải quân Mỹ ra tuyến phòng thủ tầm xa của Trung Quốc.
Đối với chiến trường dự kiến như nước Nga, khả năng xảy ra xung đột ít hơn nhưng không phải không có. Hiện nay nước Nga đang có trong biên chế sẵn sàng chiến đấu khoảng 5 lữ đoàn xe tăng có từ 91 - 94 xe. Toàn bộ lực lượng lục quân có khoảng 1700 xe tăng trong thường trực chiến đấu.
Nếu tính cả xe tăng có trong hải quân đánh bộ thì số xe có thể tham chiến khoảng 2000 xe, tính cả biên chế 30 lữ đoàn. Theo kế hoạch thì đến năm 2020, nước Nga sẽ có khoảng 109 lữ đoàn binh chủng hợp thành. Nhưng tại thời điểm hiện tại, số lượng đơn vị và tăng thiết giáp hoàn toàn không cân xứng với lục quân Trung Quốc.
Hiện trong biên chế của lực lượng tăng Thiết giáp Trung Quốc chủ lực là xe tăng Type 96, phiên bản sao chép không bản quyền của xe tăng T-72, hoạt động dọc các quân khu, quân đoàn trên các tuyến biên giới như Ấn Độ, Việt Nam và một phần của Viễn Đông.
Theo đánh giá sơ bộ nhất thì hiện có khoảng 2500 xe tăng Type 96 và 600 xe tăng Type 99, chiếm 30% lực lượng xe tăng hiện có của Trung Quốc. Với số lượng xe tăng như vậy, ngay cả nước Nga cũng không đủ lực lượng để phòng ngự trong một đòn tấn công tổng lực tăng thiết giáp và không quân, bộ binh hiệp đồng của PLA.
Với những xe tăng chủ lực T - 90, hiện nước Nga có 120 xe tăng T - 90 sản xuất đời đầu thế hệ 90-x, 32 xe tăng 90A với kính ngắm đêm "Buran - M", 337 xe T - 90A kính ngắm quang ảnh nhiệt "Essa". Tổng số xe tăng hiện đại của Lục quân Nga khoảng 489 đầu xe.
Đến thời điểm này, số lượng xe tăng hiện đại như Type 96 và Type 99 của Trung Quốc nếu trên chiến trường đất liền đã có ưu thế vượt trội hơn tất cả các nước láng giềng trong khu vực.
Lực lượng tăng thiết giáp có số lượng lớn, chất lượng tương đối cao và có khả năng cơ động nhanh theo yêu cầu tác chiến dựa trên các phương tiện cơ động mạnh như tàu cao tốc. mạng lưới giao thông hiện đại và rộng khắp đang trở thành một ưu thế áp đảo trên các chiến trường dự kiến phối hợp với các chính sách cứng rắn mà Trung Quốc đang thực thi nhằm áp đặt vị thế của mình trong khu vực.
Theo Báo Đất Việt
Động thái của Trung Quốc trên biển Đông gây nhiều lo ngại Vừa qua, tại Khoa Phương Đông, Đại học Tổng hợp quốc gia Saint-Peterburg của Liên bang Nga đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học về những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và các hệ lụy địa-chính trị đối với khu vực. Trước đó, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng hành động của Trung Quốc trên biển Đông làm cho các...