Chuyên gia Nga sang Ấn Độ kiểm tra Su-30MKI
Hãng Sukhoi sẽ tiến hành hỗ trợ cho Không quân Ấn Độ kiểm tra toàn bộ 200 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI của nước này.
Kênh truyền hình PTI News đưa tin, một nhóm chuyên gia Sukhoi đến từ Nga sẽ tham gia vào các hoạt động kiểm tra chất lượng tiêm kích đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (IAF). Hiện tại toàn bộ 200 chiếc Su-30MKI của Ấn Độ đều trong tình trạng ngưng hoạt động, sau vụ tai nạn rơi máy bay vào tháng trước.
Nhóm chuyên gia gồm 10 người Nga và nhân viên của IAF cùng các quan chức đại diện của hãng hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL), sẽ hợp tác cùng nhau tiến hành đánh giá là tính kỹ thuật của toàn bộ phi đội Su-30MKI của IAF.
Cả Nga và Ấn Độ sẽ hợp tác cùng nhau điều tra nguyên nhân cũng như khắc phục sự cố trên những chiếc Su-30MKI trong thời gian sớm nhất.
Hiện tại số lượng của những chiếc Su-30MKI chiếm đến 1/3 tổng số máy bay chiến đấu của Ấn Độ. Không những thế IAF còn đang sự định mua thêm 72 chiếc nữa từ Nga.
Trong một bản báo cáo kết quả điều tra sơ bộ vào tháng trước cho biết, nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn vào tháng 10 có liên quan đến sự cố kỹ thuật của hệ thống điều khiển tự động của máy bay. Ngoài ra, Jane’s dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết là, có thể ghế phóng khẩn cấp trên máy bay đã mất kiểm soát khiến phi công bị bật ra ngoài.
Video đang HOT
Các chuyên gia người Nga đang điều tra chính xác nguyên nhân dẫn đến tai nạn và sẽ có kết quả gửi tới IAF trong thời gian sớm nhất. Sau khi kết quả điều tra được công bố và quá trình kiểm tra kỹ thuật kết thúc, những chiếc Su-30MKI mới được phép hoạt động trở lại
Vào hôm 14/10, một chiếc Su-30MKI của IAF đã bị rơi tại quận Pune, Ấn Độ, rất may là cả hai phi công đều thoát ra ngoài an toàn. Theo báo cáo của Không quân Ấn Độ thì, các phi công tham gia chuyến bay đều có kinh nghiệm bay tốt và máy bay vẫn hoạt động bình trường trong hai lần cất và hạ cánh trước đó.
Vụ rơi máy bay SU-30MKI lần này, được đánh giá sẽ có tác động có lợi đến thương vụ mua sắm hàng trăm chiếc tiêm kích Rafale giữa Pháp và Ấn Độ. Cả IAF và chính phủ Ấn Độ sẽ bị gây áp lực rất lớn đến hợp đồng trang bị Rafale, mặc dù mẫu máy bay này thực sự không quá cần thiết cho Không Quân Ấn Độ.
Su-30MKI (NATO gọi là Flanker-H) là một trong những máy bay chiến đấu đa năng hiện đại nhất của Không quân Ấn Độ hiện nay. Nó được thiết kế và phát triển bởi hãng hàng không Sukhoi của Nga, phía Ấn Độ đã đạt được một thỏa thuận cho phép nước này sản xuất Su-30MKI tại Ấn Độ với liên doanh giữa HAL và Sukhoi.
Trong vòng 3 năm qua Không quân Ấn Độ đã mất tổng cộng 35 máy bay các loại trong các vụ tai nạn có liên quan đến sự cố kỹ thuật.
Theo Kiến Thức
Hốt hoảng với nguyên nhân khiến Su-30MKI Ấn Độ gặp nạn
Ghế phóng của Su-30MKI có thể đã tự động phóng không kiểm soát dẫn đến tai nạn thảm khốc vào trung tuần tháng 10.
Không quân Ấn Độ (IAF) cho biết, trong quá trình điều tra nguyên nhân tai nạn của chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI rơi vào trung tuần tháng 10 cho thấy, ghế phóng của loại tiêm kích hiện đại nhất Ấn Độ đã mắc lỗi tự phóng không kiểm soát dẫn đến tai nạn.
IAF đã đình chỉ bay toàn bộ phi đội 180 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI sau khi hai phi công bị đẩy ra khỏi buồng lái khi một chiếc tiêm kích loại này gặp tai nạn vào ngày 14/10. Hai phi công đã tiếp đất an toàn và không có báo cáo về thương tích.
Một nguồn tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết: "Một chiếc tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đã gặp tai nạn khi hai ghế phóng của phi công đã tự động phóng ra ngoài khi máy bay đang hạ cánh". Một Ủy ban điều tra đã được thành lập để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn.
Ghế phóng K-36DM của Su-30MKI có thể đã tự động phóng không kiểm soát dẫn đến tai nạn. Ảnh minh họa
Toàn bộ phi đội Su-30MKI đã bị đình chỉ bay để phục vụ cho quá trình điều tra nguyên nhân. IAF đã phải chịu rất nhiều tổn thất về tài sản và tính mạng phi công trong thời gian gần đây. Sự hạn chế trong đào tạo, bảo trì, sự hỗ trợ từ nhà sản xuất được xem là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tai nạn cao thuộc loại hàng đầu thế giới.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã loại trừ nguyên nhân do lỗi phi công như vậy quá trình bảo dưỡng yếu kém hay lỗi thiết bị gốc được xem là thủ phạm có khả năng nhất. Su-30MKI được trang bị hai ghế phóng K-36DM. Công nghệ ghế phóng này của Nga được xem là tốt nhất thế giới.
Thực tế cho thấy, chưa có trường hợp nào phóng không kiểm soát được thực hiện đồng thời như vậy. Điều này cũng có thể dẫn đến do lỗi thiết bị gốc hoặc quá trình bảo trì gặp vấn đề. Tuy vậy sự phóng không kiểm soát cũng đã từng được ghi nhận.
Có thể có lỗ hổng trong thiết kế của ghế phóng K-36DM chưa từng được ghi nhận.
Tháng 11/2011, ghế phóng Martin-Baker trên chiếc máy bay Hawk T.1 Red Arrows đã tự động phóng khi máy bay đang đậu trên mặt đất khiến phi công thiệt mạng. Kết quả điều tra cho thấy đó là một lỗ hổng trong thiết kế sau đó đã được nhà sản xuất khắc phục.
Mặc dù nguyên nhân chính thức về lỗi tự động phóng của ghế phóng K-36DM vẫn chưa được xác nhận song sự cố này cần được thêm vào hồ sơ theo dõi của nó để loại trừ lỗi thiết kế nếu có. Tương tự như vậy ghế phóng Martin-Baker đã phục vụ 40 năm trước khi xảy ra lỗi. Nó cho thấy rằng, một lỗ hổng trong thiết kế có thể tồn tại trong thời gian dài mà không bị phát hiện.
Theo Kiến Thức
Chuyên gia Nga tới Ấn Độ điều tra tai nạn Su-30MKI Các chuyên gia Nga đến Ấn Độ để tham gia vào việc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn máy bay Su-30MKI rơi ngày 14/10 vừa qua. Ngày 23/10, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết các chuyên gia Nga đã đến Ấn Độ để điều tra vụ tai nạn, cng cũng nói rằng cuộc điều tra có thể...