Chuyên gia Nga: Quân đội Việt Nam là đồng minh lý tưởng
Ông Alexander Hramchihin Phó Giám đốc Viện nghiên cứu phân tích chính trị và quân sự Nga, ông vừa có một bài viết trên Rusplt cho rằng “ Quân đội Việt Nam, đồng minh lý tưởng của chúng ta”.
Bài viết của ông Alexander Hramchihin đăng trên tờ Rusplt số ra ngày 11/8.
Alexander Hramchihin đánh giá rằng Lực lượng vũ trang Việt Nam là lực lượng lớn nhất ở Đông Nam Á, và là lực lượng có đặc trưng truyền thống với khả năng chiến đấu rất thiện chiến (phương Tây gọi Việt Nam là vương quốc Phổ của châu Á). Chỉ trong một phần tư thế kỷ (1954-1979), Việt Nam đã giành được các chiến thắng oanh liệt trước Pháp, Hoa Kỳ và Trung Quốc, một kỳ tích mà lịch sử hiện đại chưa có tiền lệ.
Nhưng Lực lượng vũ trang của Việt Nam hiện nay đang vấp phải một số bất lợi bởi lực lượng này vẫn chưa được cấu trúc lại và quan trọng nhất là họ vẫn còn trang bị rất nhiều các trang thiết bị vũ khí đã lỗi thời. Mặc dù vậy trong những năm gần đây lực lượng Hải quân và Không quân đã và đang được nâng cấp với những trang thiết bị vũ khí mới.
Nga vẫn là nhà cung cấp các trang thiết bị vũ khí lớn nhất cho Việt Nam từ thời Liên Xô, nhà cung cấp đứng vị trí thứ hai là Israel. Việt Nam cũng có những hợp đồng trang thiết bị hàng không với các nước như Ba Lan, Tây Ban Nha, Canada, Úc…
Hiện tại quân đội Việt Nam vẫn còn sử dụng một số lượng nhất định các trang thiết bị vũ khí thu được của Mỹ từ những năm 1970, và một số của Trung Quốc vào cuối những năm 1960. Với sự giúp đỡ của Nga và Israel, Việt Nam đã và đang tạo ra những trang thiết bị vũ khí của riêng mình. Hiện tại Việt Nam đang đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất các loại trang thiết bị và vũ khí hạng nhẹ và tên lửa, cùng đó là phát triển ngành đóng tàu…
Điểm sáng này của Việt Nam có một tiềm năng rất quan trọng. Tuy nhiên, họ cần phải cải tổ nâng cấp một cách triệt để để có thể đối phó được với một kẻ thù tiềm năng.
Mối quan hệ giữa Nga với Việt Nam rất giống với mối quan hệ giữa Nga và Ấn Độ. Việt Nam – đồng minh lý tưởng của chúng tôi bởi có một mối quan hệ toàn diện mạnh mẽ và lâu dài giữa Moscow và Hà Nội cùng với các tiềm năng khác. Mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Moscow trong một thời gian dài là nhằm tạo nên một khối quân sự-chính trị, Nga – Ấn Độ – Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc.
Video đang HOT
Delhi và Hà Nội sẽ tiếp tục tạo ra một khối như trên, họ thực sự cần một đồng minh mạnh mẽ cứng rắn để chống lại Trung Quốc. Nhưng Nga đang có cả một liên minh với cả Trung Quốc nên cả Ấn Độ và Việt Nam cũng đang có những di chuyển theo hướng của Washington.
Theo Infonet
Cận cảnh vũ khí Séc trong quân đội Việt Nam
Trong năm 2013, Việt Nam là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Cộng hòa Séc với trị giá lên tới khoảng 58,3 triệu USD.
Cụ thể, Hà Nội đã mua của Prague lượng vũ khí và trang bị quân sự trị giá 1,19 tỷ Kc (khoảng 58,3 triệu USD), bao gồm chủ yếu là súng trường tự động, súng ngắn và súng lục ổ quay. (Trong ảnh: Radar Vera-E)
Trong những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc đang phát triển mạnh mẽ. Điển hình là việc Việt Nam đã đặt mua lượng lớn vũ khí tiên tiến từ Prague như hệ thống radar Vera-E, nâng cấp hàng loạt hệ thống radar P-18, cũng như đàm phán để mua một số máy bay vận tải tầm ngắn L-410. (Trong ảnh: Radar Vera-E)
Vera-E là loại radar thụ động hoạt động trên nguyên lý không phát mà chỉ thu tín hiệu của sóng điện từ trong một môi trường không gian đồng nhất. Loại radar này hoạt động tương tự hệ thống Kolchuga của Ukraine và là phiên bản cơ động, lắp đặt trên khung gầm xe dòng radar thụ động Tamara cũng của Cộng hòa Czech chế tạo.
Khả năng của Vera-E tinh vi tới mức có thể phát hiện máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ từ khoảng cách 250 km. Còn Tamara - hệ thống radar thụ động đời trước, trong quá trình thử nghiệm đã phát hiện mục tiêu là tiêm kích F-16 ở cự ly 400 km, CF-18A là 355 km và F-15 là 365 km. Thời gian trên đủ để hệ thống phòng không, các máy bay trực chiến vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Nếu bố trí các trạm radar thụ động Vera-E phân tán xa nhau, khoảng 3 đến 4 trạm thành một cụm, máy tính trung tâm sẽ tổng hợp giao hội đồng thời mọi tín hiệu thu về theo phương pháp định vị "vi sai thời gian tới của tín hiệu" trên các tam giác, tứ giác (số lượng trạm), sẽ xác định được rất nhanh toạ độ mục tiêu.
Theo số liệu chính thức năm 2010 được Cộng hòa Séc công bố, Việt Nam đã tiếp nhận 3 hệ thống radar thụ động tinh vi Vera-E chuyên dùng để phát hiện máy bay tàng hình.
Không chỉ bán, Séc còn nâng cấp hàng loạt hệ thống radar P-18 đang có trong Quân đội Việt Nam. P-18 Terek (mã định danh GRAU: 1RL131, mã định danh NATO: Spoon Rest D) là một loại radar bắt mục tiêu và cảnh báo VHF 2D, được sản xuất và phát triển bởi Liên Xô.
Đây là loại radar làm việc trên dải sóng mét, tầm hoạt động tối đa 250 km, có thể theo dõi cùng lúc 120 mục tiêu, P-18 được chính thức đưa vào sử dụng năm 1970. P-18 được chế tạo trên cơ sở đài radar vô tuyến P-12NA và được sản xuất hàng loạt trong Liên doanh cổ phần OAO "Nitel".
Các đài radar vô tuyến này bảo đảm sự chỉ thị mục tiêu chính xác hơn cho tổ hợp tên lửa phòng không và dẫn đường cho máy bay chiến đấu. Thông số kỹ thuật: Tần số VHF; bước sóng mét; tầm hoạt động 250 km; độ cao 35 km; góc phương vị 360 độ; góc tà -5 - 15 độ; độ sai lệch 1 km; công suất 260 kW.
Hiện nay các đài radar P-18 của Việt Nam đã được công ty RETIA, Cộng hòa Séc chuyển giao công nghệ nâng cấp lên chuẩn P-18M với nhiều cải tiến như: Áp dụng công nghệ kỹ thuật số, cải thiện hiệu suất hoạt động của radar, tăng cường khả năng kháng nhiễu, tăng cường độ tin cậy, tuổi thọ cũng như nguồn phụ tùng thay thế, tích hợp hệ thống nhận diện địch-ta, giảm chi phí vận hành...
Ngoài những thiết bị trên, Việt Nam cũng đang đàm phán để mua một số máy bay vận tải tầm ngắn L-410 Turbolet do nhà sản xuất LET Cộng hòa Czech nghiên cứu phát triển và được sản xuất từ 1971 tới tận ngày nay.
Hiện, có khoảng 1.000 chiếc phục vụ rộng rãi trong lĩnh vực dân sự, quân sự ở khoảng 9-10 quốc gia trên thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, có Philippines đang sử dụng L-410 cho hoạt động bay chở khách.
L-410 Turbolet dài 14,42m, cao 5,83m, sải cánh 19,48m, trọng lượng cất cánh tối đa 6,4 tấn, máy bay có tải trọng 1,6 tấn hàng hóa hoặc chở 19 người.
Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Walter M601E cho phép đạt tốc độ tối đa 380km/h ở trần bay 4,2km hoặc tốc độ hành trình 365km, tầm bay tới gần 1.400km.
Mới đây Bô trương Quôc phong Cộng hòa Séc Alexandr Vondra đa đê xuât, cac công ty của Séc co thê tham gia qua trinh hiên đai hóa may bay huấn luyện L-39 trong Không quân Việt Nam.
Máy bay L-39 cất cánh lần đầu ngày 4/11/1968, và được sử dụng như loại máy bay huấn luyện cơ bản tại Liên bang Xô viết, Cộng hòa Czech, và tất cả các nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw (ngoại trừ Ba Lan, nước này sử dụng loại máy bay phản lực thế hệ đầu tiên TS-11 Iskra của họ) từ năm 1971 trở về sau.
L-59, tên định danh trước kia là L-39, một bản thiết kế cải tiến, được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt DV-2, vẫn còn được chế tạo đến tận năm 1999.
Bên cạnh là một máy bay huấn luyện thì L-39 còn có khả năng chiến đấu với trang bị vũ khí lên tới 1.290 kg (2.840 lb) trên bốn mấu cứng bên ngoài, gồm: Tên lửa không đối không (K-13), Súng máy 7,62 mm, Bom rơi tự do và bom bầy, Rocket, thùng dầu phụ.
Theo_Báo Đất Việt
Những chương trình nâng cấp vũ khí nổi bật của Việt Nam gần đây (P2) Thời gian gần đây Israel đang nổi lên giữ vị trí đối tác hàng đầu trong việc giúp Việt Nam nâng cấp, hiện đại hóa các loại vũ khí cũ ở cả hệ Nga lẫn hệ Mỹ. Hệ thống xe phóng tên lửa bờ đối hải Redut của Hải quân Việt Nam 5. Nâng cấp xe tăng T-54/55 lên chuẩn T-55M3 Xe tăng...