Chuyên gia Nga: Ổn định khu vực sẽ bị hủy diệt nếu Việt Trung đối đầu
Andrei Vinogradov cho rằng một trong những lý do mà ông ta dự đoán điều này bởi Trung Quốc và Việt Nam từng là hai quốc gia từng có quan hệ đối tác gần gũi…
Tàu TQ dùng vòi rồng uy hiếp, tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam trong vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam
Báo mạng Wantchinatimes có trụ sở tại Đài Loan ngày 22/6/2014 đăng bài viết nêu nhận định của một chuyên gia Nga là Andrei Vinogradov – nhà nghiên cứu thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga chi nhánh Viễn Đông có trị sở tại Moscow cho biết ông ta tin rằng Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn cơ hội để giải quyết những đối đầu trong “những tranh chấp” (Trung Quốc cố tình tạo ra tranh chấp để trục lợi ở khu vực -PV) ở Biển Đông.
Andrei Vinogradov cho rằng sự ổn định tại khu vực sẽ bị hủy diệt nếu như Trung Quốc và Việt Nam không tìm gia được các giải pháp hòa bình (thực tế thì Trung Quốc mồm nói muốn đàm phán, giải quyết thông qua đối thoại nhưng khước từ thiện chí của nước khác, thậm chí còn đặt điều kiện, bắt nước khác phải công nhận “chủ quyền của TQ” rồi mới chấp nhận đàm thoại – tuyên bố không thể nào chấp nhận được -PV) trong “mâu thuẫn chủ quyền” (TQ đang hoạt động trái luật, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) tại Biển Đông kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 và biên đội hơn 100 tàu thuyền các loại vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoạt động (trái phép-PV).
Andrei Vinogradov nhận định và phỏng đoán rằng có thể Trung Quốc và Việt Nam dần dần sẽ tìm ra 1 giải pháp chung để giải quyết cái mà Andrei Vinogradov cho là “mâu thuẫn” trên Biển Đông.
Andrei Vinogradov cho rằng một trong những lý do mà ông ta dự đoán điều này bởi Trung Quốc và Việt Nam từng là hai quốc gia từng có quan hệ đối tác gần gũi về mặt kinh tế, và hơn thế Trung Quốc và Việt Nam có chung hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, theo Andrei Vinogradov, “Trung Quốc sẽ coi việc tìm ra giải pháp chung với Việt Nam là nhiệm vụ khó khăn bởi nếu sớm nhượng bộ Việt Nam sẽ kích thích Nhật Bản gia tăng áp lực đối với quần đảo Sekaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông, nơi mà Bắc Kinh đang cố gắng tranh đoạt với láng giềng Nhật Bản”.
Video đang HOT
Chuyên gia Nga Andrei Vinogradov cũng nhận định rằng cả các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam đều đang phải gánh chịu áp lực của người dân về các vấn đề liên quan đến “lợi ích quốc gia” và “tình cảm yêu nước”.
Trước đó, giới phân tích cũng đã nhận định rằng các tuyên bố, hành động có tính chất gây hấn, bắt nạt gần đây của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Nhật Bản, Philippines đã làm cho tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á cảnh giác, đề phòng bởi các nước trong khu vực hiểu rằng đối với Việt Nam – quốc gia có chung ý thích hệ, láng giềng hiền hòa ngay sát nách mà Bắc Kinh còn đe dọa thì chẳng mấy chốc “tàu Trung Quốc sẽ tìm đến gây chuyện” với những nước này.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc với chiến thuật lùi một bước, tiến hai bước
Các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông được thực hiện dần theo kiểu vừa tiến vừa lùi, tuy không rầm rộ một lúc nhưng về lâu dài sẽ tích tụ thành thay đổi lớn, một chuyên gia về chính trị và an ninh Đông Nam Á nhận xét.
Tiến sĩ Christopher Roberts, Phó Giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia, chuyên về chính trị và an ninh khu vực Đông Nam Á, trao đổi với PV về các diễn biến Biển Đông.
- Ông đánh giá thế nào việc Trung Quốc đang khai hoang ở Trường Sa gần đây?
- Tôi xem trên Google Earth và thấy Trung Quốc đang tiến hành xây dựng ở Trường Sa. Điều này rất đáng lo ngại. Hành động của Trung Quốc giống như hoạt động của chiếc đồng hồ tích tắc, nếu bạn chăm chú theo dõi thì bạn không thấy sự tiến triển nhiều, nhưng nếu chúng ta ngoảnh đi vài phút và nhìn lại thì sẽ thấy nó thực sự chuyển động. Tôi rất quan ngại khi Trung Quốc cứ cố chứng minh quyền sở hữu của họ ở Trường Sa.
Trung Quốc đã xây dựng trái phép đường băng và nhiều công trình khác trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Hinews
Trung Quốc đang áp dụng cái gọi là hai bước tiến một bước lùi ở Biển Đông. Chẳng hạn như trong trường hợp tranh chấp bãi cạn Scaborough với Philippines, khi dư luận thế giới đổ dồn chú ý thì họ rút tàu hải quân về. Tại giàn khoan Hải Dương 981, khi giới truyền thông lên thuyền của Việt Nam ra hiện trường thì họ lại chuyển sang việc xây dựng ở Trường Sa, trong khi vẫn duy trì ở Hoàng Sa.
Vấn đề khiến tôi băn khoăn là thế trung lập ở khu vực này sẽ kéo dài được bao lâu nếu Trung Quốc vẫn hành xử vượt quá quy chuẩn quốc tế như hiện nay. Chẳng hạn như Indonesia, họ thuộc phong trào không liên kết nhưng có xu hướng tiến gần hơn các nước phương Tây về phương diện an ninh. Nhật Bản, Ấn Độ cũng là lựa chọn hợp tác của một số nước Đông Nam Á. Trong vòng 20 năm tới, sẽ có một trật tự mới nếu Trung Quốc tiếp tục đi ngược lại tuyên bố trỗi dậy hòa bình.
- Theo những ý kiến trong một hội thảo về Biển Đông mới đây, giới chuyên gia đang phân tích khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc. Nếu làm điều này Việt Nam được và mất gì?
- Khi yêu cầu phân xử theo luật pháp quốc tế, Việt Nam có thể đòi hỏi làm rõ các yêu sách. Việc này có thể không giúp phán quyết chủ quyền thuộc về Philippines, Malaysia, Brunei, Trung Quốc hay thậm chí Việt Nam, nhưng nó giúp thúc đẩy thương lượng giữa các bên.
Kết quả tối ưu mà Việt Nam có thể đạt được là 80-90% phần Việt Nam tuyên bố chủ quyền được tòa án phán quyết, Việt Nam được kiểm soát các vùng biển đó mà Trung Quốc không thể can thiệp.
Tiến sĩ Robert có các chuyên đề nghiên cứu về Đông Nam Á, Biển Đông và các nước Đông Dương.
Tuy nhiên việc Bắc Kinh tuyên bố từ chối tham gia vụ kiện của Philippines là dấu hiệu cho thấy khả năng Trung Quốc không thỏa hiệp với Việt Nam. Hiện nay Trung Quốc đang tìm cách tác động đến một số nước trong ASEAN, bằng các lợi ích kinh tế, thương mại, để làm giảm động lực đàm phán về bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).
- Là một nhà nghiên cứu, ông có trải nghiệm thực tế nào về tham vọng của Trung Quốc?
- Tôi từng nói chuyện với một người thuộc Viện nghiên cứu hàng hải ở Bắc Kinh. Ông ấy nói Trung Quốc quan tâm nhất là vùng đặc quyền kinh tế ven biển, bởi vì những khu vực đó dễ dàng khai thác dầu. Tôi nói làm sao có thể như thế được vì các ông không có quyền, ông ta đáp chỉ 10 năm tới, quân đội của Trung Quốc rất mạnh và có thể làm điều đó chỉ trong một phút. Là cán bộ một cơ quan nhà nước, ông ấy suy nghĩ như vậy đấy.
Ở một số hội nghị về châu Á - Thái Bình Dương, trong khi Việt Nam có những phát biểu đề cập tới tình hình khu vực, thì các đại diện của Trung Quốc lại tỏ thái độ đầy cảm xúc tự biện hộ cho mình, thậm chí là hung hăng. Các đại biểu khác chỉ còn biết lắc đầu.
- Tại Australia, các giới nhìn nhận tình hình căng thẳng ở Biển Đông hiện nay như thế nào?
- Sau khủng hoảng ở Afghanistan và Iraq, nhiều giới ở Australia, cả quốc phòng và tình báo, đang tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Họ quan tâm tới các hành động mà Trung Quốc đang làm với Việt Nam và Philippines. Hiện nay Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn của Australia, nhưng nếu căng thẳng tiếp tục diễn biến, có thể nước này không phải là lựa chọn tốt cho tương lai và chúng tôi phải tìm những lựa chọn thay thế khác.
Nếu không coi trọng hình ảnh cường quốc hòa bình, Trung Quốc có thể bị sa v ào những tính toán sai. Hiện Trung Quốc còn phải đối diện với nhiều áp lực trong nước như kinh tế suy giảm, tham nhũng, khủng bố, vì thế thời gian tới, nước này sẽ trở nên khó đoán hơn.
Theo Vnexpress
Nấc thang cuối của Trung Quốc trên Biển Đông Trung Quốc muốn là một chuyện, còn ý chí, bản lĩnh của dân tộc Việt mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng lại là chuyện khác. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã chứng kiến đủ các chiêu trò của Trung Quốc khi tranh chấp và chiếm đoạt chủ quyền trên biển của các quốc gia khác. Nhưng tựu trung lại, chúng ta...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Truy tìm người nước ngoài rời khỏi hiện trường vụ TNGT sau khi tự té ngã

Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo

Xô xát giữa 3 chủ quán trên đèo Hải Vân do mâu thuẫn giành khách

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Ô tô tông chết bé gái 2 tuổi ở trạm dừng chân cao tốc TPHCM - Trung Lương

3 ô tô đâm nhau liên hoàn, sập cổng chào làm hơn 20 người bị thương

Ô tô 16 chỗ tông tử vong cụ già bán vé số ở TPHCM

Cô gái mặc áo yếm lái xe như diễn xiếc có 'thoát' xử phạt nhờ giấy chứng nhận tâm thần?

Bé trai chào đời nửa ngày, mẹ đột ngột rời đi mất liên lạc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sẽ xử lý người hít xà đơn gây phản cảm trên tàu metro Bến Thành - Suối Tiên

Nguyên nhân vụ rò rỉ khí khiến 1 người chết, 40 người nhập viện
Có thể bạn quan tâm

Hôm nay nấu gì: Cơm tối đủ chất, ngon miệng, hợp gu chị em mê nấu nướng
Ẩm thực
16:49:17 16/04/2025
Nữ thần 18 tuổi đẹp như Hoa hậu còn học giỏi xuất chúng, nhìn điểm thi đại học mà ai cũng choáng
Hậu trường phim
16:43:17 16/04/2025
Chấn động: 1 nam ca sĩ lộ file ghi âm ngoại tình với trợ lý ngay sinh nhật của bạn gái diễn viên
Sao châu á
16:39:17 16/04/2025
Emi Martinez bị chê tệ hại
Sao thể thao
16:37:59 16/04/2025
Đánh giá sàn giao dịch XS.com Broker 2025: Uy tín hay lừa đảo?
Thế giới số
16:36:20 16/04/2025
MC Quyền Linh lập vi bằng, thông báo rõ ràng về hình ảnh quảng cáo 2 nhãn hiệu sữa
Sao việt
16:34:55 16/04/2025
Có 1 sự thật về sân khấu solo của Lisa và Jennie tại Coachella, vậy mới thấy 6 năm trước BLACKPINK đẳng cấp cỡ nào!
Nhạc quốc tế
16:31:34 16/04/2025
Liệu pháp khẩn cấp cho Kylian Mbappe
Trắc nghiệm
16:04:10 16/04/2025
Ngày 6/5, xét xử cựu Phó Vụ trưởng Bộ Công thương trong vụ án nhận hối lộ mua biệt thự Vườn Đào
Pháp luật
15:57:39 16/04/2025
OPPO Find N5 đọ dáng Samsung Galaxy Z Fold6: Chọn điện thoại gập nào?
Đồ 2-tek
15:34:40 16/04/2025