Chuyên gia Nga nói gì về chiến cơ tàng hình Trung Quốc?
Máy bay chiến đấu mới J-31 thế hệ thứ năm của Trung Quốc đã hoàn tất thành công chuyến bay thử nghiệm thứ nhất. Chiến đấu cơ sẽ đi vào lịch sử như nguyên mẫu thiết bị quân sự tinh vi đầu tiên có được nhờ sự thành công của hoạt động gián điệp mạng Trung Quốc.
Chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga Vasily Kashin là người chia sẻ ý kiến này.
Ngay khi xuất hiện những hình ảnh của máy bay chiến đấu Trung Quốc thế hệ thứ năm, có thể nhận thấy quá rõ nguồn cảm hứng của các nhà thiết kế Tập đoàn công nghiệp hàng không Thẩm Dương.
Máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc là sản phẩm gián điệp mạng? – Ảnh: Tiếng nói nước Nga
Ảnh chụp chuyến bay đầu tiên ghi lại chiến đấu cơ ở các góc độ khác nhau đã không để lại bất cứ nghi ngờ về những đường nét trùng lặp với F-35 của Mỹ.
Chẳng thể nói rằng, sự xuất hiện chiến đấu cơ Trung Quốc “phong cách” F-35 đã là một bất ngờ lớn. Từng có thông tin được biết đến rộng rãi về vụ bẻ khóa năm 2009 với nguồn gốc lãnh thổ Trung Quốc, thông qua mạng vi tính một công ty phát triển F-35 các hacker đã thâm nhập vào hệ thống Lầu Năm Góc và trộm khối lượng lớn các dữ liệu về F-35.
Tất nhiên, đã có nhận xét là ngay cả khối lượng lớn thông tin bị đánh cắp vẫn sẽ không đủ để người sao chép chế tạo F-35.
Dù cung cấp số liệu chính xác về hình khối và tính năng chiến đấu cơ, cũng như cho phép phát triển các phương pháp đối phó với vũ khí mới.
Mặt khác, rất có thể đã xảy ra những trường hợp trộm dữ liệu F-35 khác mà cơ quan tình báo Mỹ không hay biết hoặc né tránh công bố.
Video đang HOT
Chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga, Vasily Kashin cho rằng, khó nói là người Trung Quốc đã sao chép được hoàn toàn nguyên bản F-35.
Để làm điều này, phải nắm vững qui trình công nghệ chế tạo động cơ, thiết bị radio định vị các hệ thống điều khiển.
Trình độ kỹ thuật hiện đại của các cấu phần này vốn vượt xa khả năng của ngành công nghiệp Trung Quốc. Trên nguyên mẫu J-31 dự đoán đã bố trí động cơ RD-93 mà Nga bán cho Trung Quốc để trang bị phương án FC-1 xuất khẩu.
Hoạt động chế tạo động cơ của Trung Quốc tương đương với RD-93, được biết đến dưới ký hiệu Taishan WS-13, đã diễn ra liên tiếp trong nhiều năm nhưng còn rất xa đích.
Tại thời điểm này, có lẽ Trung Quốc cũng không có các cấu phần quan trọng khác dành cho chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, đặc biệt là trạm vô tuyến định vị hiện đại với radar quét mảng pha chủ động.
Vì vậy, J-31 cũng như J-20 cất cánh trước đó một năm rưỡi nhiều phần là những sản phẩm biểu thị mẫu hình thử nghiệm, còn chờ đợi khá lâu sự trang bị những động cơ và hệ thống cần thiết.
Hơn nữa, nếu J-20 nói chung là một thiết kế gốc thì J-31 lại là bản sao hình khối, các thông số cơ bản và có khả năng cả loạt giải pháp thiết kế của nguyên mẫu nước ngoài.
Thiếu vắng sự sáng tạo của nhà phát triển, J-31 sẽ trở thành biểu tượng dễ thấy nhất của thời đại gián điệp máy tính, – chuyên gia Vasily Kashin nói. Có vẻ như là một thành công.
Nhưng theo nhà nghiên cứu, việc sao chép các giải pháp kỹ thuật nước ngoài không hẳn không có hại đối với Trung Quốc.
Khó thể coi sự phát triển dựa trên công nghệ vay mượn (được mua lại hoặc đánh cắp) là một chiến lược dài hạn và thành công.
Thói quen vay mượn cản trở tư duy sáng tạo, làm chậm lại tốc độ tích lũy kinh nghiệm tự lực trong thực hiện các dự án độc lập.
Theo Vietbao
Trung Quốc thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình thứ hai
Chiếc chiến đấu cơ tàng hình thứ hai của Trung Quốc đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay 1/11 loan tin. Đây là bước tiến mới nhất của nước này nhằm hiện đại hóa quân đội.
Hình ảnh về chiếc J-31 rò rỉ trên mạng.
Chiếc J-31, chiếc máy bay tàng hình thứ hai được Trung Quốc hé lộ trong vòng chưa đầy hai năm qua, đã bay thử 11 phút vào sáng ngày thứ tư 31/10 tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, tờ Thời bào Hoàn cầu nhà nước Trung Quốc dẫn lời một nhân chứng cho hay.
Các bức ảnh được những người quan tâm đến quân đội Trung Quốc đăng tải có vẻ như cho thấy chiến chiến đấu cơ được sơn màu đen đang bay thử nghiệm. Những bức ảnh đầu tiên về chiếc máy bay này đã được rò rỉ trên mạng vào tháng trước.
Trung Quốc đã hé lộ chiếc chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên, J-20, vào đầu năm 2011, trong khi chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này đã đi vào phục vụ vào tháng 10 và những chiếc khác có khả năng mang máy bay như J-31 dự kiến sẽ ra mắt.
Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn tờ chuyên về chiến đấu cơ Combat Aircraft Monthly ở Anh cho hay so với chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên J-20, thì J-31 là chiến đấu cơ kích cỡ trung bình, sử dụng động cơ đẩy tầm trung của Nga, nhưng sau này sẽ được trang bị động cơ WS-13 của Trung Quốc
"Giống như chiến đấu cơ F-22 và F-35 thế hệ thứ năm của Mỹ, J-20 và J-31 sẽ bổ trợ cho nhau trong các hoạt động tương lai", Bai Wei, cựu phó tổng biên tập tuần báo Aviation World cho hay.
J-31 trang bị cho tàu sân bay?
"J-31 gần như chắc chắn được thiết kế với mục đích là triển khai trên các tàu sân bay, dựa vào đánh giá phần bánh lái kép được gia cố thêm cùng hai cánh đuôi lớn của nó. Những đặc điểm này giúp tăng cường ổn định khi bay thẳng", Bai cho biết. Ông cũng cho biết thêm J-31 có thể thay thế hoặc bổ trợ cho chiến đấu cơ mặt đất đầu tiên của Trung Quốc J-15, cũng được Tập đoàn máy bay Thẩm Dương (SAC) phát triển.
Người phát ngôn Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) hiện chưa bình luận gì về thông tin bay thử nghiệm. Nhưng theo trang web của tập đoàn này, ông Lin Zuoming, chủ tịch AVIC và phó giám đốc điều hành đã đến cơ sở SAC vào ngày thứ ba, thị sát trung tâm phát triển máy bay và cảm ơn các nhân viên "vì những đóng góp quan trọng".
Cũng giống như Thành Đô J-20, chiến đấu cơ tàng hình Thẩm Dương J-31 lần đầu tiên được tiết lộ trùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào giữa tháng 9 vừa qua.
Hai chiến đấu cơ tàng hình này đã đưa Trung Quốc trở thành nước thứ hai, sau Mỹ, phát triển 2 chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. "Trung Quốc cần cả chiến đấu cơ hạng nặng và chiến đấu cơ nhỏ hơn, rẻ hơn để bảo vệ không phận rộng lớn của mình", Bai cho biết và ông cũng cho rằng J-31 có thể hướng tới thị trường xuất khẩu.
Ông cũng nhấn mạnh đến việc AVIC phát triển hai chiến đấu cơ cùng lúc, trong khi Mỹ phát triển F-22 và F-35 cách nhau tới 9 năm.
Bill Sweetman, tổng biên tập tạp chí Aviation Week ở Mỹ, viết trên blog của mình rằng J-31 là F-35, nhưng không bị giới hạn bởi yêu cầu cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng - những yêu cầu giới hạn lượng vũ khí và hình dáng của tất cả mẫu F-35.
Trung Quốc cho biết chi tiêu quốc phòng của nước này sẽ cán mốc 100 tỷ USD vào năm 2012. Đây là khoản ngân sách tiếp tục được rót thêm cho đội quân 2,3 triệu binh sỹ hùng mạnh của nước này.
Theo Dantri
Trung Quốc thử chiến đấu cơ tàng hình mới Quân đội Trung Quốc vừa thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu tàng hình mới, trở thành nước thứ hai sau Mỹ sở hữu hai loại chiến đấu cơ tàng hình hiện đại thuộc thế hệ thứ 5. Hình ảnh thử nghiệm J-31 của Trung Quốc hôm qua. Ảnh: SCMP Những bức ảnh về cuộc thử nghiệm J-31 được đăng tải trên...